Chương 623: Gửi đồ (1)
Chương 623: Gửi đồ (1)Chương 623: Gửi đồ (1)
Hơn mười giờ, ông Cố dẫn Tiểu Du, cùng Triệu Khác trở về, tuyên bố ngay tại chỗ: "Ngày mai chú sẽ đến trường dạy học."
Đầu bếp Uông / bảo mẫu: "..."
Ngược lại Tô Mai không cảm thấy ngạc nhiên, đừng nhìn ông Cố đã lớn tuổi, từ nhỏ ông ấy đã học y, ăn uống điều độ, thể lực tốt hơn rất nhiều so với những người già ở độ tuổi năm mươi sáu mươi tuổi.
Về hưu sớm là vì không muốn dính dáng đến gia tộc hoặc tranh đấu với cấp trên, năm năm vào Nam, vì không muốn thu hút sự chú ý của người khác nên ông ấy mới ở ẩn trong nhà.
Đến đây thì khác, không còn tranh đấu cũng không còn bị người khác chú ý, cộng với việc ở đây thực sự rất thiếu người nên không thể ngồi yên một chỗ được.
Tô Mai: "Trung tâm y tế không thiếu người ạ?"
"Không có trung tâm y tế trong thị trấn, nhưng có một vị thầy lang. Ông ấy họ Vương, người dân tộc Hách Triết." Triệu Khác giải thích: "Chú nói là y thuật của ông ấy khá tốt.
"Điều trị cảm sốt hoặc nhiễm trùng chấn thương thì không có vấn đề gì. Cả trấn chỉ có mười mấy hộ gia đình." ông Cố cười nói: 'Một mình ông ấy là đủ rồi."
Thầy lang có trợ cấp nên không thể cướp miếng ăn của người ta được: "Làm gì cũng là làm mà, trước đây chú từng dạy mấy đứa nhỏ trong dòng họ rồi."
"Với trình độ học vấn và vốn kiến thức của chú, đừng nói là dạy tiểu học, cho dù có dạy đại học cũng không thành vấn đề gì cả." Tô Mai cười nói: "Đi thôi, hàng ngày cứ để đầu bếp Uông đưa chú và Tiểu Du đến đó."
Ông Cố tươi cười gật đầu.
Tiểu Du lấy hạt thông đưa cho Tô Mai: "Bạn học mới tặng con đấy ạ, mẹ ăn thử xem."
"Điều kiện ở đây rất khó khăn." Tô Mai cầm lấy hạt thông, bế Tiểu Du lên nói: "Con có thể thích nghi được không? Nếu không, mẹ sẽ đưa con về Bắc Kinh."
"Con không đi đâu." Tiểu Du dang hai tay ôm lấy cô, nói: 'Con muốn ở với mẹ cơ."
"Con không muốn gặp Tiểu Điềm Điềm à?" Tô Mai cười nói
Tiểu Du hơi do dự: "Con sẽ viết thư cho cô ấy."
Sau lần đầu tiên trở vê miên Nam, Tiểu Du vẫn luôn nhớ Tiểu Điềm Điềm.
Nhìn thấy hoa đẹp hay kẹo ngon bánh ngọt đều muốn để dành một phần rồi gửi cho cô bé.
Tô Mai cũng không thật sự cho rằng những đứa trẻ còn nhỏ và chưa hiểu chuyện lại có thể tôn trọng mong muốn của người khác, nhưng nếu cậu bé muốn gửi thì cô vẫn sẽ giúp điền vào biểu mẫu.
Sau vài lần có tới có lui như vậy, mỗi lần mẹ của Tiểu Điềm Điềm là Lư Nguyệt Quế đi đến cửa hàng bách hóa, thấy chiếc khăn lụa hay sợi len đẹp nào đều sẽ mua thêm một cái rôi gửi cho Tô Mai.
Lâu ngày mối quan hệ giữa Tô Mai và cô ấy phát triển thành như vậy, mỗi lần lễ Tết đều gửi quà cho nhau.
Hơn nữa Hà Tu Trúc vô cùng ngưỡng mộ Triệu Khác, hai gia đình ngày càng thân thiết hơn, dù sau bao nhiêu năm nhưng Tiểu Du và Tiểu Điềm Điềm vẫn không quên nhau, hễ có món gì ngon hay đồ chơi vui đều sẽ nhớ đến đối phương, hoặc chuẩn bị thêm một phần để gửi đi, hoặc viết thư kể chuyện.
"Viết thư à -" Tô Mai ngẩng đầu nhìn Triệu Khác: "Có bưu điện không?”
"Ở đây không có nhưng nông trường có, nhận hay gửi hàng chỉ có thể đến đó thôi." Triệu Khác lấy chậu pha một ít nước ấm, bưng ra cửa rửa tay cho ông Cố: "Ở Cục Công an có điện thoại, có thể mượn được. Nhưng tốt nhất là không quá hai lần một tháng.'
Tô Mai bóp quả thông lấy nhân rồi đút cho Tiểu Du ăn, cô cũng ăn một miếng, nói: "Anh đã gọi điện thoại đến thành phố Bắc Kinh, quân khu phía Nam và gia đình nhà cậu chưa?”
"Anh gọi rồi." Triệu Khác dùng nước rửa tay của ông Cố để rửa mặt, lấy khăn lau mặt rồi nói: "Em xem có gì muốn gửi không thì chuẩn bị sẵn sàng đi, anh sẽ gửi ra ngoài trước khi con đường bị tuyết dày phủ kín."
"Không phải anh muốn dẫn người đi đánh bắt cá à, hay là gửi một ít cá cho mấy người ở Bắc Kinh và Thiểm Bắc đi, dùng băng cấp đông, miền Nam khỏi gửi cũng được." Nếu làm như vậy thì lúc tới nơi cá vẫn giữ được độ tươi.
Dì Trà nghe hiểu ý cô, mở miệng nói: "Vậy thì phí vận chuyển cũng không rẻ đâu.
Cá ở đây, con lớn có thể nặng hơn năm mươi ký, nhỏ thì mấy chục ký, thêm băng để cấp đông nữa, xem chừng khá nặng.
Triệu Khác cau mày, hàng hóa phải được gửi đến Băng Thành rồi mới có thể vận chuyển bằng tàu hỏa, nhưng anh chưa từng giao tiếp với nhân viên soát vé trên tàu: "Gửi cá khô thì dễ. Nhưng mộc nhĩ đen, nhân hạt thông thì em và dì Trà phải đi dạo quanh thị trấn xem có nhà nào bán không rồi mua một ít. Ngoài ra sẽ gửi một ít tiền dưỡng lão cho ba mẹ em và ba mẹ anh."
Hai câu đầu thì không sao, nhưng nghe đến câu cuối cùng, Tô Mai phì cười nói: "Mấy năm trước, điều kiện sinh sống của chúng ta ở miền Nam tốt như vậy mà mỗi năm mẹ đều gửi tiền tiêu vặt cho chúng ta, hiện giờ đến mọi nơi xa xôi hẻo lánh thế này mà lại gửi tiền về, không chừng mẹ sẽ đau lòng lắm đấy."