Chương 748: Lương thực bán lại cho nông thôn (2)
Chơi một lúc, Mạc Như cho con gái bú sức rồi cọn dẹp, Chu Minh Dũ bưng cơm tối đến ăn cùng cô.
“Út Tập bọn chúng đến gian nhà phía nam ăn cơm rồi.” Chu Minh Dũ bế con gái đến ngồi trên vai, đây là cách chơi của Chu Thất Thất.
Trương Thúy Hoa rất thích Mạc Ưng Tập, tối nào cũng bảo cậu bé đến ăn cơm, trò chuyện, bà cũng có thể cho bọn trẻ ít đồ ăn ngon.
Mạc Như nói: “Anh Út Năm, có thời gian thì nghe ngóng về chuyện khai giảng.”
Chu Minh Dũ nói: “Anh có hỏi rồi, ban đầu nói là sau mười lăm tháng giêng khai giảng, nhưng không biết thế nào, sau đó nói là sau ngày hai tháng hai.”
Mạc Như cũng biết không thể nôn nóng được, dù sao cô và Chu Minh Dũ dạy bọn trẻ học được càng nhiều: “Không biết Trương Căn Phát có sắp xếp lớp học chữ không, năm ngoài kêu gọi ồn ào như thế.”
“Hiện tại bận ngày mùa, không tổ chức được.”
“Trước bận ngày mùa cũng tổ chức, chẳng phải ban đêm đi học hay sao? Lớp học xóa mù chữ cũng phát bằng tốt nghiệp.” Nếu có giáo viên của trường nghiêm túc giảng dạy thì cuối năm lớp học xóa mù chữ sẽ cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học.
Mạc Như muốn cùng Chu Minh Dũ lấy bằng tốt nghiệp, cho kiến thức một con đường rõ ràng, để tránh lúc nào cũng mượn danh nghĩa Cao Dư Phi.
Thực ra, Cao Dư Phi cũng chỉ dạy bọn họ có mấy ngày.
Ăn cơm xong, Khám Yến Nhi đi đến: “Mạc Như, tôi mang vải đến rồi.”
Chu Minh Dũ nói với Mạc Như: “Vợ, anh dẫn còn gái đi dạo cho tiêu hóa thức ăn.”
Lúc này, chỉ có người của đội bọn họ nói ra lời phát rồ như tiêu thực, người khác ăn cũng không no.
Khám Yến Nhi mang bốn xấp vải đi vào, đều hơn một thước, gom lại chưa đến tám thước.
Nhưng cô ấy có dáng người mảnh mai, cũng không cao lắm, dùng tạm cũng đủ.
Mua được vải cô ấy vốn dĩ rất vui, nhưng trước mặt một đại hộ trữ vải như Mạc Như, cô ấy nghĩ mình may một bộ đồ mà gom đến bốn xấp vải thì có hơi quẫn bách.
Mạc Như không quan tâm điều đó, chỉ cần Khám Yến Nhi đừng lẳng lơ thì cô ấy cũng không có thành kiến, tất cả những người đến may đồ cô đều đối xử như nhau.
Thực ra với tình hình hiện tại mà nói, ngoại trừ những cô gái thực sự xinh đẹp hoặc muốn lấy chồng thì không có ai đến tìm cô may đồ cả, dù sao tiền công cũng không rẻ.
Cô đo kích thước cho Khám Yến Nhi rồi ghi chép lại, thu trước năm hào tiền cọc.
Năm hào không phải số tiền nhỏ, Khám Yến Nhi đưa tiền mà đau đớn.
Số tiền này là Lý Quế Vân đã cho cô ấy, tổng cộng cho cô ấy hai đồng. Cô ấy biết Lý Quế Vân không phải đối với ai cũng hào phóng, đứa trẻ của những gia đình họ hàng khác hoặc là không cho hoặc là chỉ cho vài xu, nhiều nhất là một hào.
Chỉ có cô ấy có được hai đồng.
Khám Yến Nhi lại thăm dò nói với Mạc Như vài lời thân thiết, thấy Mạc Như bực mình xã giao nên chỉ đành chào tạm biệt ra về.
Sau khi cô ấy đi khỏi, Chu Diệu Hồng và Chu Viên Viên lại nắm tay nhau đến hỏi chuyện may đồ.
Dịp tết, sau khi mặc bộ đồ lên người, Chu Diệu Hồng đã gây ra cơn lốc nhỏ trong thôn, có rất nhiều cô gái và cô vợ khen đẹp. Bởi vì bộ đồ mới xinh đẹp này, Chu Diệu hồng vốn tự ti không thích ra ngoài thăm họ hàng, nhưng năm nay lại đi khắp nhà ngoại, nhà cô, nhà dì, đi đến đâu hấp dẫn đến đó.
Lòng chuộng hư vinh của cô ta được thỏa mãm, cô ta hỏi Mạc Như khi nào may váy liền cho cô ta.
Đến lúc đó cả mùa hè đều thuộc về cô ta.
Mạc Như nói: “Hiện tại trời còn lạnh, đợi cày cấy xỏng rồi may đồ mùa hè cũng không muộn.”
Chu Diệu Hồng không kìm được, lúc nào cũng muốn lấy được sớm để hiện tại có thể mặc thử, nhưng cô ta cũng không giục Mạc Như.
“Mạc Như, chị gái nhà dì sắp lấy chồng, tôi muốn nhờ cô may giúp một bộ đồ, tiền công vẫn trả như cũ.” Cô ta muốn dựa vào Mạc Như câu khách để tiếp cận cô.
Mạc Như không thèm để ý: “Đợi nhàn rỗi rồi làm.”
Chu Diệu Hồng sốt ruột: “Mạc Như, mùng tám tháng hai chị ấy lấy chồng rồi.”
Như thế à?
Hiện tại, Mạc Như đang bận đi thu đất, không có thời gian may đồ, cô do dự một hồi, nói: “Vậy để tôi cắt, cô đến giúp tôi đạp máy may?”
“Hả?” Chu Diệu Hồng kinh ngạc suýt nữa tròng mắt rơi ra ngoài: “Tôi sao?”
Mạc Như liếc nhìn cô ấy: “Chẳng lẽ tôi nói người khác sao?”
Mặc dù máy may là của cô, nhưng cô không để tâm chuyện người khác chạm vào, lý do không cho người khác chạm vào là do máy may là vật quý hiếm, quá sang trọng nên tất nhiên người khác sợ hãi không dám động vào.
Còn có một nguyên nhân khác, máy may cũng là người máy, có những người không hiểu nguyên lý máy móc, tay chân phối hợp không tốt, cứ tự cho là mình lợi hại đến mức nào, lúc nào cũng thích động vào đồ của người khác, giẫm lộp cộp, máy may không đứt chỉ mà đứt kim, xỏ kim rất phiền phức, thay kim càng vật vã hơn, Mạc Như không thích điều đó.