Thập Niên 60 Làm Giàu, Dạy Con (Bản Dịch Full)

Chương 237 - Chương 237: Bạn Cùng Phòng

Chương 237: Bạn cùng phòng Chương 237: Bạn cùng phòng

Editor: Tựa Thuỷ Lưu Niên

Chương 237: Bạn cùng phòng

Thanh niên trí thức nháo nhào đòi ly hôn, cảnh tượng ầm ĩ này không chỉ diễn ra tại Chu gia thôn mà trải dài trên diện rộng, đội sản xuất nào cũng có.

Một mảnh ồn ào, loạn cào cào là thế, ấy vậy mà nhà họ Chu vẫn yên bình đứng ngoài thế sự.

Càng nghĩ bà Chu càng cảm thấy cũng may vợ thằng tư đủ quyết đoán, bằng không giờ này chắc Chu gia lãnh đủ rồi!

Nhưng mà dù người dân có nháo thế nào cũng vô ích, lần này nhóm thanh niên trí thức hừng hực quyết tâm, không gì có thể cản bước họ.

Đến cả con gái ông đại đội trưởng cũng bị chồng bắt ly hôn, cơ hồ lấy chín bò chín trâu ra kéo cũng không quay đầu chỉ lấy lại được một lời hứa hẹn nếu thi đậu nhất định sẽ quay về đón vợ và con.

Nhưng mà lời hứa đó có ngày thực hiện hay không thì chỉ có trời mới biết!

Năm 1978, Lâm Thanh Hoà và Đại Oa chính thức trở thành sinh viên đại học Bắc Kinh.

Lâm Thanh Hoà cổ vũ con trai cố gắng học tập, từng bước vươn lên trên con đường tri thức còn cô thì tất nhiên là không rồi, cô có tính toán riêng.

Hệ đại học kéo dài bốn năm, có những hệ dài tận năm, sáu năm, Lâm Thanh Hoà không nghĩ lãng phí nhiều thời gian như vậy, cô còn phải kiếm tiền nữa chứ. Cải cách đã được mở ra, bắt đầu từ năm nay đất nước sẽ có những biến chuyển vượt bậc, mỗi năm sẽ bước lên một tầm cao mới cho nên cô nhất định phải chạy đua với thời gian không thể chậm rãi tận hưởng quãng thời gian sinh viên được.

Lâm Thanh Hoà chọn khoa Ngoại ngữ. Vốn dĩ Đại Oa định học theo mẹ nhưng Lâm Thanh Hoà đâu có chịu, cô khuyên con nên lựa ngành theo năng khiếu của mình. Cuối cùng Đại Oa chọn khoa Địa Chất học, ngoài ra mẹ sẽ dạy kèm tiếng Anh cho nó vào thời gian rảnh.

Thế là hai mẹ con mỗi người một lớp, nhưng mà cứ tan học một cái là Đại Oa chạy tót sang lớp mẹ điểm danh.

Lần đầu tiên xuất hiện một cậu sinh viên nhỏ tuổi như thế, không chỉ khoá này mà còn trẻ nhất toàn trường đại học Bắc Kinh, thành tích học tập xuất sắc, tính tình sảng khoái phóng khoáng, ngoại hình cao ráo sáng sủa, gương mặt tuấn tú đẹp trai thế nên các giáo sư cùng anh chị sinh viên hai khoa Ngoại Ngữ và Địa Chất đều cực kỳ yêu mến Đại Oa.

Nhờ vậy mà cả hai khoa này không ai không biết Khoa Ngoại ngữ có một cô bạn học phát âm tiếng anh rất lưu loát tên Lâm Thanh Hoà đồng thời cũng chính là mẹ ruột của cậu sinh viên nhỏ tuổi nhất trường.

Ai nghe rồi cũng phải tấm tắc khen hai mẹ con nhà này thật sự là truyền kỳ mà.

Lâm Thanh Hoà dặn con trai không cần cả ngày chỉ cắm đầu vào sách vở, mỗi ngày nên ra sân chơi thể thao, đánh bóng rổ rèn luyện thân thể. Còn cô thì hễ có thời gian rảnh sẽ lên thư viện ngồi cắm rễ ở đó, có lần ngồi một cái là ngồi nguyên ngày khiến cho ông lão thủ thư cực kỳ quý trọng cô sinh viên chịu bỏ sức dày công học tập này.

Khó khăn lắm mới lại có cơ hội học đại học nên đâu chỉ có mình Lâm Thanh Hoà cố gắng, các sinh viên khác cũng đang ráng sức chạy đua trên con đường thu nạp tri thức, hận không thể bổ đầu để hấp thu kiến thức được nhiều và nhanh hơn.

Hôm nay, Lâm Thanh Hoà tới hơi trễ, thư viện chật kín như nêm. Đang lơ nga lơ ngơ ngó trái ngó phải thì ông lão thủ thư vẫy tay: “Bạn nữ sinh viên kia…Lại đây, ở đây còn chỗ trống.”

Lâm Thanh Hoà nhanh chân chạy tới, mỉm cười nói lời cảm ơn ông lão.

Ông thủ thư nhẹ nhàng hỏi: “Ông nghe người ta nói trước đây cháu không được đi học, chỉ tới lớp xoá mù chữ mấy buổi rồi thôi, sau đó ở nhà tự học thành tài, có phải không?”

Lâm Thanh Hoà lịch sử trả lời: “Dạ vâng, lúc còn nhỏ cháu rất muốn được đi học nhưng cha mẹ không cho. Sau này lớn lên cháu may mắn được gả cho một người chồng tốt, anh ấy là quân nhân, mỗi tháng đều có tiền trợ cấp gửi về cho nên cháu trộm lười, không xuống đất làm việc mà trốn ở trong nhà trông con rồi tranh thủ thời gian tự học.”

Cô chỉ nói sơ thế thôi, những cái khác cô chả cần nói thêm vì đã có cái loa phóng thanh Đại Oa đi tuyên truyền khắp nơi rồi. Cái thằng nhóc thối này khoác lác không biết mệt, nó chỉ hận trong khoảng thời gian ngắn nhất không thể làm cho cả cái Bắc Kinh này biết cô là mẹ ruột của nó, ở quê còn có một người chồng và hai thằng con trai nhỏ nữa.

Lâm Thanh Hoà thừa biết âm mưu của thằng nhóc thúi này nhưng cô mặc kệ để tuỳ ý nó vì cô cũng ngại phiền lắm, khổ nỗi mới khai giảng chưa bao lâu mà trước sau đã có mấy người gửi thư thổ lộ tới rồi.

Có lần đúng lúc Đại Oa bắt gặp, nó không nói không rằng hùng hục viết một bài luận dài lê thê tận 3000 từ với chủ đề “Mẹ của tôi”, sau đó dán chiễm chệ lên trên bảng tin trường.

Rồi xong, bây giờ không chỉ bó buộc trong hai khoa Ngoại ngữ và Địa Chất nữa mà toàn bộ giáo viên và sinh viên trường đại học Bắc Kinh đều biết Lâm Thanh Hoà là mẹ ruột Chu Khải.

Chiêu này đủ hiểm, một gậy đánh xuống mạnh mẽ như thế chẻ tre, các đối tượng chết như ngả rạ. Người ta có gia đình rồi, ai mà dám nổi lên tâm tư gì nữa, không sợ bị tố là thành phần xấu phá hoại hạnh phúc gia đình nhà người khác à?

Tự nhiên thành tâm điểm của mọi sự chú ý nhưng Lâm Thanh Hoà không trách Đại Oa. Thứ nhất cho nó làm để nó có cảm giác an toàn, thứ hai cô cũng giảm bớt phiền toái, có thể chuyên tâm học hành.

Ông lão thủ thư nghe xong đầu tiên là tròn mắt kinh ngạc rồi bật cười ha hả: “Khi đó cháu dám trốn việc đóng cửa ở nhà đọc sách ấy hả? Vậy ở nông thôn chắc thanh danh không được tốt cho lắm nhỉ?”

Lâm Thanh Hoà cũng cười: “Phải nói là quá kém ấy ạ. Để cháu liệt kê cho ông vài danh hiệu tiêu biểu nhé, hmmm…xem nào “bà mẹ phá của nhất thôn” này, rồi thì “bà mẹ tệ nhất thôn”, còn có “người đàn bà lười nhất”, ôi nhiều lắm cháu chẳng nhớ hết nữa, nói chung là hàng xóm láng giềng chẳng ai muốn qua lại với cháu.”

Ông thủ thư gật gù rồi nói một câu: “Qua bao gian lao vẫn vững vàng, mặc gió Đông Tây Nam Bắc thổi.”

(*) Câu thơ này được trích từ bài “Tre và đá” của tác giả Zheng Xie. Đây là một bài thư hoạ gồm hai câu thơ, mượn hình ảnh cây tre cắm rễ sâu vào khe đá nứt nẻ mặc cho áp lực của gió bao vây tứ phía thì tre vẫn cứng cỏi, hiên ngang không hề gục ngã. Từ đó, tác giả muốn nêu cao tinh thần kiên trì, bền bỉ và ý chí ngoan cường của con người.

Bài thơ này thường được dùng để miêu tả lập trường cách mạng trong đấu tranh và bản lĩnh kiên trung của người chiến sĩ khi bị kẻ thù đánh trúng.

Sơ lược về tác giả: Zheng Xie (1693-1765), quê quán Xinghua, nay là huyện Xinghua, tỉnh Giang tô, là nhà thư pháp kiêm hoạ sĩ nổi tiếng thời nhà Thanh.

Lâm Thanh Hoà không nói gì, chỉ mỉm cười. Ông lão dời bước, không tiếp tục quấy rầy Lâm Thanh Hoà đọc sách. Từ đó trở đi, ông luôn luôn giữ cho cô một vị trí trong thư viện, kể cả cô có tới trễ thì cũng không sợ hết chỗ.

Để cảm ơn ân tình, thỉnh thoảng, cô lại tặng ông ít thịt kho tàu coi như thêm món mặn.

===

“Ông ơi, hôm nay mẹ cháu có tới đây không ạ?” Chu Khải từ đâu chạy tới hỏi ông lão thủ thư.

“Mới vừa tới.” Ông lão trả lời.

Chu Khải nói cảm ơn rồi lập tức chạy biến, cụ ông dõi theo bóng lưng nó, trong mắt vương nét ưu sầu, nếu giờ con trai với con dâu của ông còn ở đây thì chắc cháu nội cũng lớn từng này rồi.

Thấy Chu Khải hồng hộc chạy tới, Lâm Thanh Hoà nhíu mày: “Đi đâu mà vội vội vàng vàng, chạy tới mức cả người đầy mô hôi thế này hả?”

Chu Khải vừa thở vừa nói: “Mẹ~, cuối tuần này con muốn đi tới nhà bạn học chơi, cậu ấy là người Bắc Kinh.”

Lâm Thanh Hoà: “Ừ, con đi đi, nhưng đừng quên mang theo thẻ sinh viên nha.” Nói rồi cô cho nó một đồng.

Chu Khải hớn hở gật đầu rồi vâng dạ chạy mất.

Đúng lúc cô bạn cùng phòng đi tới, gặp được cảnh này không ngăn được vẻ hâm mộ: “Trời, Thanh Hoà, bạn có thằng con trai lớn qua ha, mình không ngờ luôn đó.”

Có thằng con trai như Chu Khải, mười người nhìn vào thì cả mười người đều thích, vừa ngoan vừa đẹp, đúng chuẩn “con nhà người ta”.

Cô bạn cùng phòng này tên Vương Lệ, trước đây, cũng là thanh niên trí thức được điều xuống nông thôn, đã lấy chồng sinh con, hiện giờ chồng và con vẫn đang ở quê. Quan hệ giữa Lâm Thanh Hoà và Vương Lệ không tồi.

Lâm Thanh Hoà cười: “May là đậu đại học đấy, chứ nuôi ở nhà cũng tốn cơm tốn gạo lắm.”

Vương Lệ cũng cười: “Ừ, đang độ tuổi phát triển mà cao lớn từng này là đủ biết cu cậu ăn nhiều cỡ nào rồi, haha.”

Lâm Thanh Hoà nhướng mày: “Chứ còn gì nữa, bạn biết không một bữa nó ăn năm cái màn thầu đấy, nhiều hơn cả cha nó nữa. Mình đi dạy học ở trường Trung học Công xã được bao nhiêu tiền lương với công điểm chỉ để phục vụ mấy anh em nó thôi đó.”

Hồi còn ở nông thôn, Vương Lệ cũng là giáo viên vì thế cho nên hai người có tiếng nói chung, rất mau làm thân. Tính ra thì tuổi Vương Lệ xấp xỉ tuổi Lâm Thanh Hoà nhưng con vẫn còn nhỏ, đứa bé mới khoảng bốn, năm tuổi, đúng trong độ tuổi nghịch ngợm, quậy phá nhất.

Vương Lệ: “Chắc nghỉ lễ mình phải tranh thủ về nhà một chuyến thăm con mới được, nhớ nó quá.”

Lâm Thanh Hoà gật đầu: “Ừ, đúng là nên về.”

Vương Lệ nhân phẩm không tồi, bản thân là thanh niên trí thức nhưng không hề coi thường hay ghét bỏ chồng, mỗi lần nhớ con là lại tìm Lâm Thanh Hoà tâm sự, Lâm Thanh Hoà cũng rất vui lòng kết bạn với người này.

Hai người sóng đôi về ký túc xá, vừa đi vừa chuyện trò vui vẻ.

Trong ký túc xá không phải chỉ có mình Lâm Thanh Hoà và Vương Lệ mà còn những người khác nữa.

Về tới phòng, Vương Lệ bỏ sách vở xuống định lấy xà phòng đi rửa mặt. Cầm bánh xà phòng ướt nhẹp trên tay, rõ ràng vừa có người dùng xong, Vương Lệ nhíu mày: “Ai vừa dùng xà phòng của tôi?”

“Mượn dùng chút thôi mà, gớm nữa, có đáng gì đâu mà phải lu loa lên?” Người lên tiếng tên Trần Tuyết, đặc biệt điệu đà thích trang điểm, cũng là thanh niên trí thức, nhưng hình như còn chưa kết hôn.

Bình Luận (0)
Comment