Thập Niên 60 Làm Giàu, Dạy Con (Bản Dịch Full)

Chương 250 - Chương 250: Lời Gấp Đôi

Chương 250: Lời gấp đôi Chương 250: Lời gấp đôi

Editor: Tựa Thủy Lưu Niên

Chương 250: Lời gấp đôi

Ngày hôm sau, Chu Thanh Bách và Lâm Thanh Hoà đạp hai chiếc xe vào thành.

Đầu tiên là rẽ vào nhà Chu Hiểu Mai trả một chiếc, rồi sau đó Lâm Thanh Hoà chỉ đường cho Chu Thanh Bách chở cô tới chợ đen.

Vào bên trong, Chu Thanh Bách đứng một bên quan sát toàn bộ quá trình cô vợ nhà mình giao dịch. Nhìn cái bộ dáng kia, rõ ràng là một tay già đời, Chu Thanh Bách vừa bất đắc dĩ vừa buồn cười.

Ở chợ đen bên này, Lâm Thanh Hoà bán ra ba cái đồng hồ, thu về 600 đồng.

Lúc đầu cô tính ra giá 230, nhưng nghĩ đi nghĩ lại giảm xuống một chút còn 200 bán cho nhanh.

Đúng như cô dự đoán, bán nhanh thật, vèo cái đã hết sạch. Lâm Thanh Hoà hí ha hí hửng khoe với chồng: “Em mua đồng hồ trên Thượng Hải, một cái 130 đồng, bán ra 200, lời 70 đồng.”

Chu Thanh Bách chỉ “ừ” một tiếng, anh biết, cô là nhà buôn chứ không phải kiểu làm ăn nhỏ lẻ, cò con. Cũng may cô có cái tủ bảo hiểm, không ai biết, không ai thấy, khá là an toàn, nên anh cũng tạm yên tâm.

Chỉ là anh vẫn không vui vậy thôi…

Lâm Thanh Hoà nhàn nhạt liếc mắt một cái rồi nói: “Anh đừng có mà dùng cái tư tưởng gia trưởng đánh giá em. Em cảm thấy tự hào vì những gì bản thân mình làm được.”

Chu Thanh Bách phủ nhận: “Không có.”

Vậy còn được, phải thế thì cô mới cho theo, chứ nếu không thì nghỉ. Vốn dĩ lúc đầu cô định để anh đứng ngoài chờ, nhưng anh cứ nằng nặc một hai phải vào cùng bằng được cho nên cô mới đồng ý nhưng với điều kiện chỉ được đứng một bên, không được can thiệp vào công việc của cô.

Kế tiếp, Lâm Thanh Hoà bán nốt cái đồng hồ còn lại, rồi tới quạt điện, radio. Sau đó, cô chạy sang Cung Tiêu Xã, giao sỉ toàn bộ chỗ khăn quàng, găng tay này nọ cho Thẩm Ngọc.

Thẩm Ngọc cũng là một người có lá gan không nhỏ, giờ lại là mẹ hai con cho nên càng cần kiếm tiền. Mặc dù tiền lương hàng tháng không thấp, nhưng suy cho cùng nào có ai chê tiền nhiều cơ chứ?

Trong lúc bán hàng, nhắm thấy khách nào có nhu cầu mua hàng từ thành phố lớn, Thẩm Ngọc sẽ khéo léo giới thiệu rồi ngầm giao dịch. Chỉ cần cẩn thận một chút, không quá phô trương là sẽ không sợ xảy ra vấn đề.

Vì về cơ bản, những mặt hàng này luôn trong tình trạng cung không đủ cầu.

Giao hàng, nhận tiền xong xuôi, Lâm Thanh Hoà quay qua sắm sửa đồ Tết luôn, vì từ giờ tới Tết cô không định đi lên đây nữa, đợi tới ngày đầu năm mới đưa bọn trẻ đi chơi du xuân, vào thăm nhà cô út thôi.

Xong đâu đó, hai vợ chồng lại chở nhau về. Trên đường về, Chu Thanh Bách hỏi vợ: “Thượng Hải phát triển nhiều lắm hả em?”

Lâm Thanh Hoà đáp: “Vâng, Thượng Hải phát triển cực kỳ nhanh chóng. Anh biết không, bây giờ mua bán ở trên đó không cần tem phiếu, chỉ cần có tiền là được.”

Hiện giờ là cuối năm 78, có thể thấy rằng thế giới bên ngoài đang phát triển chóng mặt, từ đó cũng dẫn đến sự chênh lệch giữa các địa phương.

Chu Thanh Bách liền nói: “Để anh tìm thời gian lên trên đó xem tình hình thế nào.”

Lâm Thanh Hoà cản: “Không cần phải vội, nếu anh có thời gian thì đi lên Bắc Kinh thăm em còn tốt hơn.”

Chu Thanh Bách cong khoé miệng, cố tình hỏi: “Muốn anh đi?”

Lâm Thanh Hoà bĩu môi: “Tất nhiên là muốn rồi, em nghĩ tới anh nhiều đến nỗi ban đêm đi ngủ còn mơ thấy anh nữa đấy. Nhưng em biết công việc của anh rất bận rộn. Ngồi xe đi đi về về cũng mất mấy ngày trời, quá phí thời gian.”

Chu Thanh Bách đưa ra lời hứa: “Anh sẽ sắp xếp thời gian sớm nhất có thể”

Lâm Thanh Hoà nở nụ cười rạng rỡ: “Anh nhớ nhé!“

Khoé miệng Chu Thanh Bách cũng cong cong, thấp thoáng nét cười.

Nhớ lần trước, Chu Thanh Bách đi tới cục cảnh sát thăm chiến hữu, người chiến hữu đặc biệt nhắc nhở anh phải cẩn thận giữ vợ vì năm nay có rất nhiều thanh niên trí thức sau khi đi học đại học thì phủi sạch quan hệ, xoay người đi một cái là không thèm về, vợ chồng, con cái gì đó cũng trở mặt không nhận.

Tuy anh bạn chiến hữu biết vợ Chu Thanh Bách cũng là người nhà quê nhưng ai mà biết được lên thành phố học, cái đám sinh viên có dùng thủ đoạn dụ dỗ gì không, cho nên tốt nhất là cứ cẩn tắc vô áy náy. Không sợ nhất vạn chỉ sợ vạn nhất!

Chu Thanh Bách chỉ nghe chứ không để trong lòng bởi vì anh tuyệt đối tin tưởng vợ mình. Hôm nay, cô còn ngỏ lời hy vọng anh lên trường thăm cô. Điều đó thuyết minh cô không ghét bỏ người chồng nông dân quê mùa lam lũ này, đồng thời cũng không sợ thân phận của anh làm cho cô mất mặt trước bạn học. Điều này làm anh cực kỳ xúc động.

Dọc đường, Lâm Thanh Hoà nói luyên thuyên chuyện trên trời dưới bể, từ Thượng Hải lộn sang Bắc Kinh. Tuy rằng cả ngày chôn chân trong giảng đường nhưng một số sự việc phát sinh ở Bắc Kinh, Lâm Thanh Hoà vẫn nắm được, vì cô có đặt báo giấy mà. Ngồi một chỗ là thừa sức cập nhật tin tức thời sự kịp thời, chuẩn xác.

Chu Thanh Bách vừa đạp xe vừa chăm chú lắng nghe, thỉnh thoảng đáp lại một câu.

Đoạn đường hôm nay dường như ngắn lại và thú vị hơn rất nhiều khi có thêm một người bạn đồng hành ăn ý.

Vừa cười vừa nói, loáng cái đã về tới đầu thôn, hình ảnh đẹp đẽ của đôi vợ chồng thu hút rất nhiều ánh mắt.

Một người phụ nữ nói: “Vợ chồng nhà này tình cảm thật đấy.”

Một người phụ nữ khác lên tiếng: “Cô giáo Lâm vừa đẹp người vừa đẹp nết.”

Một người khác chen vào: “Chứ còn gì nữa. Mấy bà có nghe nói không, năm nay công xã ta có ba sinh viên nhưng mà một đi không trở lại, biệt tăm biệt tích cả năm trời nay rồi, chồng con rồi thì vợ con bỏ bẵng, không thèm quan tâm hỏi han gì luôn.”

“Ờ, tôi cũng có nghe người ta nói, tệ thật đấy, kiểu này tới tám, chín phần là muốn ly hôn rồi.”

“Haizz, thất đức quá…”

“…..”

Bây giờ ở trong thôn, không có một ai chê trách gì Lâm Thanh Hoà hết, đặc biệt là từ sau khi họ nhìn thấy sự đối lập quá rõ ràng giữa cô và nhóm thanh niên trí thức lật mặt kia.

Tất nhiên, cuộc sống vùng thôn quê vô cùng khó khăn, nhưng một khi đã đồng ý kết hôn thì phải có trách nhiệm với gia đình. Chứ ai đời vừa đậu đại học một cái, bay lên cành cao rồi là sẵn sàng rũ bỏ trách nhiệm, vất bỏ người đã từng đồng cam cộng khổ với mình như vất bỏ tấm giẻ rách?

Nhìn cô giáo Lâm nhà người ta đi, nghỉ hè về, nghỉ đông về, còn dắt theo con trai về ăn Tết. Như vậy mới đúng chứ, người đi ra ngoài học hành tiến bộ nhưng tâm vẫn đặt tại gia đình.

Chắc kiếp trước Chu Thanh Bách phải tích đức dữ lắm thì kiếp này mới cưới được người vợ như vậy.

……

Người đàn ông tích đức từ đời trước trong miệng dân làng hiện giờ đang ngồi trong phòng đếm tiền.

Vừa rồi vào thành bán được bao nhiêu Lâm Thanh Hoà đưa hết cho anh đếm còn cô thì vào bếp chuẩn bị cơm nước.

Hôm nay ăn màn thầu, lỗ tai heo kho tộ, miến hầm thịt, canh xương ống hầm củ cải.

Chỉ có vài món nhưng dĩa nào cũng đầy ú ụ, đảm bảo cả nhà ăn không thiếu.

Trong phòng, Chu Thanh Bách đã đếm xong tiền và gấp lại gọn gàng. Tổng cộng hơn 2300 đồng.

Theo như vợ anh nói cô ấy đã bỏ ra hơn một ngàn tiền vốn, như vậy có nghĩa là lần này kiếm lời gấp đôi.

Dân quê quanh năm suốt tháng chỉ biết dựa vào nông vụ, cả năm giỏi lắm kiếm được mấy chục đồng, chỗ này…có mà cày sâu cuốc bẫm chắt chiu cả đời cũng không được?

Mà ngoài chỗ này ra, Chu Thanh Bách cũng biết trong tay vợ anh còn có không ít.

Anh mở cửa đi xuống bếp đưa tiền cho vợ, Lâm Thanh Hoà trực tiếp cất vào trong không gian riêng, thuận tiện hỏi anh: “À, lần trước em đưa anh tiền đã tiêu hết chưa?”

“Ở nhà đâu cần dùng gì tới tiền đâu mà hết.” Chu Thanh Bách vừa rửa tay vừa đáp.

Đích xác ở nhà không tốn tiền, trừ bỏ đóng tiền học phí cho con, mua đồ dùng học tập, đặt sữa bò, đó chỉ có từng đấy việc cần dùng tới tiền thôi đó.

Lâm Thanh Hoà nhíu mày: “Em không có nhà anh cũng không biết cầm tiền đi mua thức ăn ngon về mà ăn.”

Chu Thanh Bách không nói gì.

Lâm Thanh Hoà sát lại thầm thì: “Hôm nào anh lên Bắc Kinh, em mượn bếp ăn nhà trường nấu đồ bổ cho anh.”

Chu Thanh Bách mỉm cười yêu chiều: “Được.”

Lâm Thanh Hoà cũng cười, sau đó tiếp tục công việc bếp núc.

Nhưng mà khổ một nỗi nói thế nào cũng không đuổi được ông tướng này ra ngoài, cuối cùng đành phải để anh đứng đó lúc thì nhờ lấy hũ muối, khi thì bóc củ hành…

Chu Thanh Bách không ngại phiền, bảo anh làm gì cũng được, chỉ cần được ở cạnh vợ mọi lúc mọi nơi là được.

Bình Luận (0)
Comment