Thập Niên 60 Làm Giàu, Dạy Con (Bản Dịch Full)

Chương 265 - Chương 265: Nghỉ Hè Về Nhà

Chương 265: Nghỉ hè về nhà Chương 265: Nghỉ hè về nhà

Editor: Tựa Thuỷ Lưu Niên

Chương 265: Nghỉ hè về nhà

Lâm Thanh Hoà, vị nữ đồng chí ưu tú nhất Chu gia thôn, lại tiếp tục lập thành tích xuất sắc ở trường đại học.

Giáo viên chủ nhiệm trực tiếp tiến cử lên trên. Ban lãnh đạo nhà trường rất hoan nghênh sinh viên xuất sắc ở lại trường thực hiện công tác giảng dạy. Nhất là trong khoảng thời gian khan hiếm giáo viên như lúc này.

Cuối tháng 6, liên tiếp mấy hôm nay, trời cứ mưa hoài không ngớt.

Lâm Thanh Hoà nhẩm tính thời gian, chắc lúc này ở nhà đang vào vụ hè rồi, cô lo lắng không biết ở Bắc Kinh mưa thế này, liệu ở quê có mưa không, nếu có thì ảnh hưởng tới công việc gặt hái mất.

Hoàn thành xong kỳ thi cuối kỳ, Lâm Thanh Hoà liền hỏi Chu Khải có muốn theo mẹ về quê hay không. Nó lắc đầu từ chối. Cô cũng không cưỡng ép, cho nó 50 đồng rồi lên đường một mình.

Đầu tiên, cô ngồi xe tới Thượng Hải mua sắm đồ đạc. Bây giờ đang vào hè, tuy rằng trong thôn chưa kéo điện nhưng huyện thành đã có rồi, như vậy chắc chắn quạt điện sẽ rất chạy hàng. Cô đi tới mấy trung tâm mua sắm lớn, ở mỗi cửa hàng mua một cái quạt điện, ngoài ra còn thêm mua đồng hồ, khăn quàng cổ, quần áo tân thời.

Vị chi hết gần hai ngàn, chuyến này buôn lớn à nha, nhưng cũng không quá nhiều đồ, cơ bản là tại đồng hồ đắt quá, riêng ôm đồng hồ đã tốn bộn tiền rồi.

Nhập hàng xong, cô mua vé xe về thẳng quê.

Về tới thành phố, cô tìm người giao sỉ đồng hồ, không lời nhiều nhưng đẩy hàng nhanh, đỡ phải kiếm từng khách bán lắt nhắt mất thời gian.

Ví như một cái đồng hồ nhập vào 120 đồng, cô giao sỉ 160-170, ăn lời vài chục thôi. Còn người bán lẻ có thể bán ra 200 thậm chí 230, lời ít lời nhiều tuỳ thuộc vào bản lĩnh của họ.

Còn lại ba cái đồng hồ, cùng quạt điện, và quần áo này nọ, cô mang hết về chợ đen huyện thành. Đồng hồ thì bán lẻ với giá 200 đồng một cái, quần áo khăn quàng thì giao sỉ cho Thẩm Ngọc.

À, lại nhắc tới Thẩm Ngọc. Năm ngoái lấy hàng của Lâm Thanh Hoà về ngầm bán ở Cung Tiểu Xã với tâm lý thăm dò ai ngờ trúng mánh, làm một vụ mà lời hẳn ba tháng tiền lương, cô ấy mừng phát khóc.

Thế là hôm cả nhà Lâm Thanh Hoà đi du xuân, rẽ vào Cung Tiêu Xã mua sắm, tình cờ gặp Thẩm Ngọc. Cô ấy mừng húm lôi kéo Lâm Thanh Hoà ra chỗ khuất rồi thầm thì xí phần, lần tới nếu có hàng nhớ để dành cho cô ấy.

Thẩm Ngọc không ăn mảnh, cô rủ một nữ đồng nghiệp thân thiết làm chung. Người này đã có gia đình nên cũng rất muốn kiếm thêm thu nhập.

Hai người chia đều lợi nhuận mà mỗi người kiếm được hẳn ba tháng tiền lương. Điều này cho thấy buôn hàng nhập lời cỡ nào rồi đấy!

Hôm nay, thấy Lâm Thanh Hoà tới, hai mắt Thẩm Ngọc sáng rực, tỏ ý có bao nhiêu ôm bấy nhiêu. Chứ còn sao nữa, hàng Thượng Hải đều là kiểu dáng và mẫu mã mới nhất, bán đắt hơn tôm tươi.

Lâm Thanh Hoà nói: “Một mình em quyết được không, hay phải đi thương lượng với đồng nghiệp nữa chứ hả?”

Thẩm Ngọc mỉm cười nói: “Chị yên tâm, cô ấy đã nói với em rồi, nhiều ít bao nhiêu cũng lấy hết.”

Hai cô đi làm theo ca kíp, luân phiên nhau nên càng bán được nhiều, mỗi ngày cũng phải bán được vài bộ. Cứ tính bình quân mỗi bộ bán ra lời hơn hai đồng, lợi nhuận chia đều thì một ngày cũng thu được mấy đồng. Trong khi đó lương trông quầy vải chỉ có 30 đồng, mà đây là mới được tăng lương đấy, chứ trước đó còn ít nữa.

Tự nhiên có thêm một khoản thu nhập lớn, lại không mấy vất vả, làm gì có ai không động tâm?

À, tất nhiên việc này hơi mạo hiểm, nhưng muốn làm giàu thì phải chấp nhận mạo hiểm, đó là chuyện đương nhiên, với lại suy cho cùng cũng không tới mức nguy hiểm chết người.

Mỗi lần có khách ghé mua vải, các cô sẽ thầm chào mời rằng mình có một người từ Thượng Hải về chơi tặng một bộ quần áo nhưng mặc không vừa, khách có muốn mua không?

Phụ nữ mà, ai chẳng ham đẹp, lại còn là hàng Thượng Hải nữa, đâu phải lúc nào cũng sẵn có, với lại một bộ quần áo nào có đáng bao nhiêu, chắc chắn chẳng ai rảnh hơi đi cử báo.

Mà nếu có người cử báo thì cứ bổn cũ soạn lại, nói rằng quần áo bạn tặng mặc không vừa nên bán. Bán có một bộ cũng chẳng sợ kỷ luật hay bắt bớ gì. Thế nên, mối làm ăn này quá hời, nên có bao nhiêu các cô sẽ nhập bấy nhiêu, càng nhiều càng tốt.

Lâm Thanh Hoà cười rồi đưa cho Thẩm Ngọc một tờ hoá đơn: “Đây là hoá đơn chị đã liệt kê ra, số lượng và giá cả đều viết chi tiết ở trên đó. Khi nào em tan tầm? Chị với em kiểm hàng lại một lượt xem có khớp không.”

Thẩm Ngọc vội nói: “Chị chờ em một chút, em chạy đi xin nghỉ, được không? Hôm nay ông chủ nhiệm ốm nằm ở bệnh viện nên không ra trông quầy.”

Lâm Thanh Hoà nói: “Chị đợi em trước cửa nhà nhé.”

Thẩm Ngọc gật đầu: “Dạ, dạ, thế chị đi trước đi, em quay lại liền.”

Nhà Thẩm Ngọc không quá xa, cách đây mười mấy phút đi bộ thôi.

Thẩm Ngọc vội chạy tới bệnh viện xin nghỉ phép rồi vòng về nhà, vừa về tới đã thấy Lâm Thanh Hoà đứng đó, dưới chân là hai bao đồ to đùng.

Hai đứa nhỏ nhà Thẩm Ngọc gửi bà nội trông, hàng tháng biếu bà chút tiền, đôi bên vui vẻ, không hề xảy ra mâu thuẫn.

Còn chồng thì vẫn trong cục công an, chưa tới giờ tan tầm.

Hai vợ chồng Thẩm Ngọc vẫn ở căn nhà năm đó Lâm Thanh Hoà hỗ trợ tìm giúp.

Thẩm Ngọc tươi cười mở cửa mời Lâm Thanh Hoà vào nhà.

Lâm Thanh Hoà cũng đang vội về nhà nên không có thời gian chuyện trò mà bắt tay vào việc ngay. Hai người khớp số liệu giữa hoá đơn và hàng hoá thực tế, tất cả đều đúng hết, không chệch một số nào.

Kiểm hàng xong, Thẩm Ngọc đi vào trong phòng ngủ lấy tiền, chả là hai vợ chồng cô mấy năm nay cũng tiết kiệm được một khoản kha khá, nên hôm nay mới có để mà ứng trước tiền hàng.

Lâm Thanh Hoà xua tay: “Bán hết hàng rồi trả chị sau cũng được.”

Thẩm Ngọc cười nói: “Không sao, em có tiền ứng mà. Lần tới chị có hàng nhớ đừng quên đứa em gái này là được.”

Khó khăn lắm mới kiếm được việc nhẹ lợi nhuận cao, ai lại đi tính toán mấy chuyện tôm tép này?

Thấy cô ấy nói vậy, Lâm Thanh Hoà không đẩy tới đẩy lui nữa, nhận tiền rồi nói: “Vậy chị về trước nhé.”

“Vâng ạ, em chào chị.” Thẩm Ngọc tươi cười tiễn ra tận cổng.

Ban đầu, Lâm Thanh Hoà tính rẽ vào nhà Chu Hiểu Mai mượn xe đạp nhưng may quá giữa đường gặp được xe kéo của thôn. Đúng là buồn ngủ gặp chiếu manh, thế là cô vác hết đồng đồ vừa mua từ Cung tiêu xã và ôm quả dưa hấu to bự chảng ngồi lên xe về thẳng nhà.

Giờ là đầu tháng bảy, đang đỉnh điểm vụ hè, cả thôn ai cũng bận tối mắt tối mũi.

Lâm Thanh Hoà về tới nhà, thấy cổng ngoài khoá kín, không có ai ở nhà. Cũng may, cô có mang theo chìa khoá bên mình.

Đã 5 rưỡi gần 6 giờ, bóng chiều sắp ngả về Tây, thế mà Chu Thanh Bách và hai đứa nhỏ vẫn chưa về, ngay cả ông bà Chu cũng không thấy đâu.

Vào vụ gặt mà, không bận mới là lạ, không gặt nhanh ông trời đổ mưa một trận là sôi hỏng bỏng không hết, thế cho nên ai cũng phải tham gia, chỉ trừ những người quá già yếu nằm liệt giường liệt chiếu.

Ngay cả Ông bà Chu không còn lao động tính công điểm nhưng vẫn phải ra hộ trợ một chân một tay.

Lâm Thanh Hoà vào nhà, buông hành lý xuống một cái là bắt tay vào lo cơm nước luôn.

Lao động vất vả là phải ăn ngon thì mới mau hồi sức.

Đầu tiên cô chưng màn thầu rồi làm món mặn, xào một dĩa to dưa leo xào trứng, nấu một tô canh trứng cà chua, mắt thấy trong bồn có sẵn mấy con lươn, cô bèn mổ hết rồi cho vào nồi hầm dưa cải muối.

Lát sau, Nhị Oa và Tam Oa về tới, hai đứa tụi nó về trước vì phải nấu cơm.

Không nhớ rõ bắt đầu từ lúc nào, cơm nước trong nhà đã được bàn giao hết vào tay hai đứa nó. Cái gì chúng nó cũng làm được, kể cả làm lươn khó như vậy mà cũng bao thầu tuốt.

Bà Chu sướng cười tít mắt, gặp ai cũng khoe cháu trai không thua gì cháu gái, được việc ra trò.

Thế là từ dạo ấy, những nhà có con gái trong thôn không chỉ nhìn mỗi thằng lớn nữa mà đánh mắt nhìn chằm chằm cả hai thằng nhỏ….

Bình Luận (0)
Comment