Thập Niên 60 Làm Giàu, Dạy Con (Bản Dịch Full)

Chương 280 - Chương 280: Hâm Mộ

Chương 280: Hâm mộ Chương 280: Hâm mộ

Editor: Tựa Thuỷ Lưu Niên

Chương 280: Hâm mộ

Hôm nay là 30 Tết năm 1979. Kỳ thực cả ba nhà kia đều có ý tứ ăn chung cơm tất nhiên, tuy nhiên Lâm Thanh Hoà uyển chuyển từ chối, Đại Oa năm nay không về ăn Tết, không đủ người cho nên nhà nào ăn nhà đó đi.

Về chuyện qua Tết, Chu Thanh Bách và Nhị Oa, Tam Oa sẽ chuyển lên Bắc Kinh, mãi cho tới tận bây giờ vẫn nằm trong vòng bí mật. Hôm nay nhân tiện bốn chị em dâu tụ tập ngày cuối năm, Lâm Thanh Hoà thông báo tới mọi người một câu.

Chị cả, chị hai, chị ba Chu không hẹn mà cùng chung một biểu cảm - khiếp sợ!

Chị cả Chu kinh ngạc lên tiếng đầu tiên: “Cái gì? Qua năm là cả nhà dọn đi luôn ấy hả? Thế còn nhà bên này thì tính làm sao?”

Lâm Thanh Hoà đáp: “Để cha mẹ ở. Sau này cha mẹ dọn qua nhà chúng em ở luôn.”

Chuyện này đã được bàn bạc và đi đến thống nhất. Ông bà Chu rất vui lòng. Thứ nhất, bên này nhà cửa rộng rãi, thoáng mát; thứ hai, hậu viện nuôi nhiều gà nhiều vịt như vậy, ở luôn đây chăn nuôi cho tiện.

Lâm Thanh Hoà nói thêm: “Chúng em dọn lên Bắc Kinh, cha mẹ ở nhà phải nhờ các chị trông nom, chăm sóc giúp. Hai ông bà đã lớn tuổi rồi, không nên làm tiếp công việc nhà nông.”

Còn về vấn đề dưỡng lão, trước kia họp bàn thế nào thì giờ cứ theo đó mà thực hiện.

Từ khi phân gia cho đến nay, Chu gia là gia đình duy nhất trong thôn không xảy ra xung đột tranh chấp. Chứ các nhà khác, mỗi lần tới hẹn nộp phí cấp dưỡng cho cha mẹ là phát sinh không ít cãi vã, thậm chí còn đánh chửi nhau.

Chị ba Chu lúc này mới lên tiếng: “Ừ, chuyện đó thì thím khỏi phải lo, thế nhưng cả nhà lên đó rồi ở đâu? Còn chuyển hộ khẩu nữa chứ?”

Lâm Thanh Hoà cười nói: “Em đã được nhậm chức giảng viên, hiện phụ trách bộ môn Tiếng Anh tại trường đại học Bắc Kinh. Nhà thì trường học đã phân phối rồi, đủ rộng cho cả gia đình ở. Còn về chuyện hộ khẩu thì dễ thôi, nhà trường sẽ có hỗ trợ giải quyết.”

Mấy hôm trước, Chu Thanh Bách đã làm xong thủ tục xin chuyển hộ khẩu rời khỏi địa phương, lên tới Bắc Kinh chỉ cần nộp hồ sơ hoàn thành thủ tục nhập hổ khẩu nữa là xong.

Ba người chị dâu càng nghe càng trợn mắt há miệng, dường như không thể tin nổi luôn, công tác, nhà ở, hộ khẩu toàn chuyện khó mà một tay thím tư lo liệu ngon ơ…quá lợi hại, thím tư nhà này quá lợi hại rồi!

Chị hai Chu hỏi thêm: “Thế còn công tác của chú tư, cũng tìm được rồi hả?”

Lâm Thanh Hoà thản nhiên đáp: “Trên đó em đã thuê một cửa tiệm để Thanh Bách bán sủi cảo.”

Chị ba Chu trợn tròn mắt: “Kinh doanh hộ cá thể? Chú tư chịu làm?”

Lâm Thanh Hoà gật đầu: “Có gì mà không chịu? Đường đường chính chính kiếm tiền bằng đôi tay của mình mà. Các chị đừng suy nghĩ to tát quá, kinh doanh buôn bán có gì phải mất mặt, trộm cắp cướp giật, lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới đáng mất mặt.”

Chị cả Chu bỗng nhiên hỏi: “Thanh Hoà, em ở trên thủ đô nghe ngóng được tin tức gì hả? Sắp tới liệu có thay đổi gì nữa không?”

Lâm Thanh Hoà không trực tiếp trả lời mà đặt câu hỏi: “Em nghe nói năm nay chị cả nuôi không ít gà?”

Chị cả Chu gật đầu: “Ừ, chị nuôi mười mấy con.”

Lâm Thanh Hoà đáp nhẹ tênh: “Đầu xuân sang năm, chị xách một hai con lên thành tìm cái vỉa hè ngồi bán. Nếu có người tới kiểm tra thì cứ nói đi thăm bà đẻ, sau đó đi thẳng tới nhà Hiểu Mai là được, còn không ai tra thì cứ tìm chỗ đông người như cổng bệnh viện này nọ mà ngồi.”

Chị cả Chu sợ hãi lắp bắp nói: “Ngộ nhỡ…bị bắt thì phải làm thế nào?”

Lâm Thanh Hòa trấn an: “Chiến hữu của Thanh Bách làm trong cục công an. Nếu thật sự có chuyện gì, chị cứ nói tên Thanh Bách ra là được.”

Qua ngày mai chính là năm 1980, đây không phải một năm bình thường mà là cột mốc bắt đầu của một thập niên mới, mở ra một thời đại mới, gió xuân phơi phới, hoa xuân nở rộ, mọi người được phép đi lại tự do, lên thành phố còn không cần giấy giới thiệu thì bán một, hai con gà ai thèm quản. Với lại trên thành, gi gỉ gì gi cái gì cũng cần tới tiền, một bó hành ở quê chẳng đáng bao nhiêu nhưng cầm vào trong thành nhất định sẽ có người hỏi mua.

Lâm Thanh Hoà nói tiếp: “Mọi thứ sẽ ngày một phát triển theo chiều hướng tích cực. Trên Bắc Kinh đã có rất nhiều người mở cửa làm ăn buôn bán rồi.”

Chị cả Chu vội hỏi: “Thật á? Nhiều người tự buôn bán?”

Theo câu hỏi của chị cả, chị hai và chị ba đồng thời nhìn chằm chằm Lâm Thanh Hoà không chớp mắt.

Lâm Thanh Hoà nhướng mày: “Chứ nếu không thì làm sao em để Thanh Bách nhà em kinh doanh hộ cá thể được.”

Nói tới đây là đủ rồi, không nên nói tiếp nữa. Những gì cần nói, đáng nói, Lâm Thanh Hoà đã nói cả rồi, còn ai có gan thì sẽ được nếm trái ngọt, ai nhát gan thì đành chịu vậy.

Chị ba Chu lại hỏi qua chuyện khác: “Không biết Nhị Oa, Tam Oa chuyển lên đó học có quen không?”

Lâm Thanh Hoà: “Qua năm, Nhị Oa mới bắt đầu học kỳ 2 của Cao nhất, vẫn còn thời gian. Còn Tam Oa thì còn lâu, chưa biết chừng tới lượt nó thì giáo dục cũng được cải cách ấy chứ.”

Cô không nhớ rõ lắm thời gian nào thì thay đổi thể chế của Sơ Trung* và Cao Trung*, chuyển từ hệ 2 năm lên hệ 3 năm. Hình như giữa thập niên 80 thì phải?!

*Sơ Trung: Trung học cơ sở.

*Cao trung: Trung học phổ thông.

Hiện giờ Tam Oa mới đang học Sơ nhất, chưa cần phải lo sớm. Còn Nhị Oa thì cô sẽ tập trung bồi dưỡng cho nó từ bây giờ, hơn nữa có hộ khẩu Bắc Kinh sẽ được giảm điểm, ít nhất cũng không tới mức thi trượt.

Chị ba Chu lại nói sang thành tích học tập của Chu Ngũ Ni: “Nó vẫn ì ạch, dậm chân tại chỗ, giờ Nhị Oa chuẩn bị đi rồi, lấy đâu ra người cho nó hỏi bài đây,…”

Lâm Thanh Hoà: “Trên trường học thiếu gì giáo viên. Chỉ cần con bé chịu khó học tập là được, lấy cần cù bù thông minh nhất định sẽ thi đậu.”

Nghỉ Tết năm nay, Lâm Thanh Hoà không nhận dạy thêm cho Chu Dương và Chu Ngũ Ni nữa, nhưng nếu hai đứa có khúc mắc chỗ nào thì có thể cầm sách vở sang hỏi, Lâm Thanh Hoà đều tận tình giải đáp.

Nhưng để mà nói thật một câu thì khả năng lĩnh hội của hai đứa này hơi kém. Cô đã kèm như vậy rồi mà thành tích chỉ loanh quanh ở mức trung bình khá, không bật lên được, tuy nhiên thi đậu cao trung tuyệt đối không thành vấn đề. Còn sau khi vào cao trung sẽ ra sao thì phải dựa vào sự nỗ lực của tụi nó. Có công mài sắt có ngày nên kim, nếu chịu nỗ lực khổ luyện, ắt sẽ thành công.

Chị ba Chu: “À đúng rồi, sang năm Ngũ Ni với Dương Dương lên Cao trung, không biết có ở nhờ nhà cô út được không nhỉ?”

Lâm Thanh Hoà nói đỡ giúp Chu Hiểu Mai một câu: “Trên đấy bây giờ có bốn đứa con, đứa nào cũng nhỏ lít nhít, khóc quấy um xùm suốt ngày. Hai đứa nó lên đấy ở, ồn ào như thế làm sao mà học? Gì thì gì việc học vẫn là quan trọng nhất. Em cảm thấy cứ vào ký túc xá trường đi, rồi thỉnh thoảng về nhà cô út ăn bữa cơm là tốt nhất.”

Ngay từ đầu, Chị cả Chu đã có ý định để Dương Dương ở tại ký túc xá của trường, chỉ có chị ba Chu là không yên tâm về con gái, tuy nhiên nghe thím tư phân tích thì cũng rất có lý.

Lâm Thanh Hoà uyển chuyển dừng đề tài này, quay qua hỏi chuyện chị hai Chu: “Em thấy Hạ Hạ năm nay cao lên không ít nhỉ, tinh thần cũng vui vẻ hoạt bát lên nhiều, cu cậu ở bên kia nghe chừng cũng tốt quá ha?!”

Nhắc tới con trai, chị hai Chu tươi cười rạng rỡ: “Ừ, thằng nhóc thúi đó về khoe với chị, thức ăn ở đó ngon lắm, bữa nào nó cũng ăn no căng cả bụng.”

Lâm Thanh Hoà cười nói: “Đang tuổi ăn tuổi lớn mà chị, cẩn thận không ăn nghèo cả sư phụ luôn ấy chứ.”

“Không nghèo được, xưởng gỗ làm ăn khấm khá lắm. Chỉ là Hạ Hạ bây giờ vẫn đang học nghề.” Trong lời nói không giấu được vẻ nôn nóng, lúc nào chị cũng mong sớm tới ngày con trai có thể chính thức cầm bào, cầm đục.

Lâm Thanh Hoà: “Chị cứ bình tĩnh. Cái gì cũng phải từ từ, xưởng có quy củ của xưởng, ai cũng phải trải qua những giai đoạn như vậy.”

Lâm Thanh Hoà ngồi cắn hạt dưa tám chuyện với mấy chị dâu. Bên kia, Chu Thanh Bách cũng đang uống trà, nói chuyện với mấy anh trai.

Biết chuyện gia đình chú tư sắp sửa nhập hộ khẩu, trở thành người Bắc Kinh đích thực, cả ba anh đều vô cùng hâm mộ và thật tâm mừng cho thằng em.

Bình Luận (0)
Comment