Thập Niên 60 Làm Giàu, Dạy Con (Bản Dịch Full)

Chương 281 - Chương 281: Không Cần Thứ Gì

Chương 281: Không cần thứ gì Chương 281: Không cần thứ gì

Editor: Tựa Thuỷ Lưu Niên

Chương 281: Không cần thứ gì

Người nông thôn chỉ cần được chuyển lên huyện thành ăn lương thực công đã là oách lắm rồi, đằng này chú tư chuyển hẳn lên Bắc Kinh làm người thủ đô mới ghê chứ!

Ai không hâm mộ nổ mắt đích thị là bốc phét!

Cơ mà ghen tỵ với hâm mô cũng vô dụng thôi à? Vợ chú ấy có tình có nghĩa, hồi còn ở nhà thì chăm sóc chồng tận răng, giờ đi lên chỗ cao phát triển cũng không quên đưa chồng theo cùng.

Nói đến cùng, cũng chỉ khác nhau hai chữ thôi, đó là “Số phận”, ai bảo chú tư tốt số cơ chứ.

Anh ba Chu hỏi: “Kinh doanh hộ cá thể có sợ bị phê đấu không?”

Chu Thanh Bách lắc đầu: “Sẽ không.”

Đây chính là xu thế phát triển trong tương lại. Chu Thanh Bách nhìn ba người anh trai rồi nói: “Nếu trong nhà có cái gì ăn không hết thì có thể mang lên huyện thành bán. Nhà ta có xe đạp, đi lại cũng thuận tiện.”

Chu gia có một chiếc, chính là của hồi môn của Chu Hiểu Mai. Nhà anh cũng có một chiếc, nhưng hôm nọ vợ anh đã nói sẽ để lại cho cậu ba Lâm. Về việc này, anh hoàn toàn không có ý kiến.

Mấy hôm nay, Chu Thanh Bách đều ở trong phòng ghi ghi chép chép, tính tính toán toán. Tỷ như dành bao nhiêu tiền mua bột mỳ, dành bao nhiêu tiền mua nguyên liệu làm nhân, giả dụ mỗi chén sủi cảo chỉ kiếm lời năm xu, một ngày có khoảng 20 người khách thì sẽ kiếm được một đồng, vị chi một tháng có thể kiếm được mấy chục đồng.

Từng này chẳng thấm tháp vào đâu vì lương giáo viên của vợ anh rất cao, mỗi tháng 60 đồng, ngoài ra còn có thêm trợ cấp.

Nhưng kiếm nhiều kiếm ít cũng còn tốt hơn ở nhà ngồi không chờ vợ đem tiền về nuôi. Nghĩ tới nghĩ lui, Chu Thanh Bách cũng không cảm thấy áp lực quá lớn.

Dù sao thì anh vẫn rất tự tin với tay nghề của mình. Được sự công nhận của mọi người và ngay cả bản thân anh cũng cảm thấy sủi cảo mình làm không hề tệ một tí nào. Nếu lên Bắc Kinh có thể mua được thịt bò, thịt dê thì tốt quá, làm thêm nhiều loại nhân giúp thực đơn phong phú sẽ thu hút được nhiều khách hơn.

Đây cũng là một trong những đức tính mà Lâm Thanh Hoà thích nhất ở Chu Thanh Bách. Một khi đã quyết tâm làm gì là không chần chờ, không bàn lùi, không lo sợ mà nghiêm túc hoạch địch kế hoạch cụ thể, từng bước tiến hành, tự tin tiến về phía trước.

Tự tin chứ không hề tự phụ, hai khái niệm này khác nhau hoàn toàn và Chu Thanh Bách là một người đàn ông tự tin. Môi trường quân ngũ đã rèn luyện cho anh đức tính tốt này.

Bởi mới nói, cô gái hiện đại Lâm Thanh Hoà đâu thể cưỡng lại được mị lực của người đàn ông Chu Thanh Bách. Thời gian đầu khí thế lắm, hạ quyết tâm duy trì khoảng cách ấy thế mà chẳng bao lâu sau đã giương cờ trắng đầu hàng, bị người ta ăn đến sạch sẽ.

Còn người đàn ông Chu Thanh Bách thì cũng không kém, đã trầm luân trong bể tình, chìm đắm trong sự quyến rũ của cô vợ nhỏ không cách nào thoát ra được.

Ngồi ở Chu gia hơn một giờ đồng hồ, chốc lát lại có vài người hàng xóm sang chơi, tốp này đi thì tốp kia tới và tất nhiên tin tức nhà Lâm Thanh Hoà chuyển hộ khẩu lên Bắc Kinh cứ thế được truyền đi khắp thôn.

Có thể nói đây là tin tức chấn động nhất thôn Chu gia trong năm nay.

Thế là ở các cuộc trà dư tửu hậu cuối năm, mọi người lại có thêm đề tài để bàn tán rôm rả.

“Không biết nhà họ Chu với phải cái vận gì, cưới được cô con dâu vượng phu ích tử như thế.”

“Công nhận đấy, đàn ông lấy đúng vợ, ba đời đều được nhờ, nhìn xem, lão Thất với vợ đều không cần xuống đất làm việc.”

“Ờ, còn mấy anh em Đại Oa nữa, có học có hành, mai sau đều là nhân tài, chúng nó mà đẻ con ra thể nào cũng giỏi giang cho mà xem."

“Thế thì nào phải vượng ba đời, có mà vượng tận bốn đời ấy chứ…”

“………”

————

Mồng 1 Tết, vợ chồng cậu ba Lâm lại dắt các con sang nhà cô Thanh Hoà chúc tết.

Vì con cái đông cho nên đi chơi phải xách theo lương thực và hai con gà rừng.

Trong bếp, Lâm Thanh Hoà và mợ ba đang chuẩn bị cơm trưa.

Cô nói chuyện: “Sang năm, chị với anh Thanh Bách chuyển lên Bắc Kinh. Cậu mợ ở nhà giữ gìn sức khoẻ, phấn đấu làm ăn.”

Mợ ba Lâm dừng tay, trợn tròn mắt: “Qua năm anh chị đi Bắc Kinh?”

Lâm Thanh Hoà gật đầu: “Ừ, trên đó đã an bài thoả đáng cả rồi.”

Chuyển từ kinh ngạc sang hâm mộ, mợ ba Lâm nói: “Không biết sau này vợ chồng em có cơ hội lên đó thăm anh chị không nữa?”

Lâm Thanh Hoà cười: “Chờ sau này ổn định, lúc nào cậu mợ muốn lên đều được.”

Dù sao cũng là em trai mình, Lâm Thanh Hoà liền mở lời: “Vợ chồng cậu mợ có muốn lên Bắc Kinh phát triển không?”

“Dạ thôi ạ.” Mợ ba vội vàng lắc đầu. Mợ biết bản lĩnh nhà mình tới đâu, tài cán không có, quan hệ lại càng không, ở đây còn trông vào mấy sào ruộng tằn tiện sống qua ngày, chứ lên đó biết làm nghề gì kiếm cơm?

Lâm Thanh Hoà cũng hiểu nỗi trăn trở trong lòng em dâu, cô không nhắc tới vấn đề đó nữa mà chỉ nói: “Chính sách sẽ ngày một nới lỏng. Trong thành bắt đầu có người kinh doanh hộ cá thể, mợ có nghe nói không? Qua năm, mợ kêu cậu ba chịu khó chạy lên trên thành tìm cơ hội. Chị đi rồi, cái xe đạp của nhà chị để lại cho cậu mợ dùng.”

Mợ ba Lâm ngơ ngác: “Này….cái này sao có thể…”

Lâm Thanh Hoà trực tiếp quyết định chuyện cái xe, không nói đi nói lại, cô tập trung vào chuyện chính:

“Ở quê mấy thứ như trứng gà, gà, rồi rau củ ngoài vườn đều không đáng tiền, nhưng nếu chuyển lên thành thì lại khác. Người thành phố không thể tự nuôi trồng, tất cả đều phải bỏ tiền mua. Thế cho nên trong nhà dư thừa cái gì mợ cứ mang lên trên đó, ngoài ra còn có cá sông, tôm sông, lươn, cá chạch nọ kia cũng đều có thể bán kiếm tiền.”

Mợ ba Lâm vẫn còn hơi do dự: “Thật sự…kiếm tiền được hả chị? Nhưng nếu bảo anh ấy đi làm cái này thì sợ không có thời gian xuất công.”

Người nông dân cả đời chỉ biết bám ruộng, bám đất mà trồng trọt, bây giờ đột nhiên thay đổi cách thức làm ăn, chuyển hướng qua buôn bán, cảm thấy bất an cũng là điều dễ hiểu.

Lâm Thanh Hoà kiên nhẫn giải thích: “Nếu không kiếm được tiền, chị còn xúi em mình chắc? Nếu mợ không ủng hộ thì thôi, nhưng cũng đừng ngăn cản cậu ấy. Việc này chị sẽ nói rõ hơn với nó. Cứ để cho nó làm đi, nếu không được, cùng lắm quay về tiếp tục làm ruộng, có sao đâu.”

Mợ ba Lâm vâng dạ gật đầu.

Cơm nước xong xuôi, trẻ con chạy ra sân chơi, người lớn ngồi uống nước nói chuyện phiếm, Lâm Thanh Hoà liền đề cập chuyện làm ăn với cậu ba Lâm. Vốn đã chuẩn bị sẵn tâm lý sẽ mất một ít thời gian thuyết phục em trai mình, không ngờ cô vừa nói ra cậu ba Lâm đã gật gù tán đồng:

“Em cũng đang có sẵn dự định mang vài thứ vào thành bán, nhưng còn cái xe đạp của chị thì em không thể lấy không được.”

Khi nói câu cuối cùng thái độ cực kỳ kiên định.

Lâm Thanh Hoà liền nói: “Nếu cậu không muốn, vậy thì quên đi.”

Chiếc xe này nhà cô đã dùng nhiều năm, hơn nữa tiền vốn đều đã kiếm lại đủ. Cô nói cho là cho, chẳng lẽ còn muốn kiếm chác vài đồng từ chỗ thằng em?

À, nhắc tới chuyện này thì phải nói thêm, đồ đạc thời này trâu bò thật đấy. Đi bao năm mà chất lượng vẫn ngon như mới, chạy băng băng, chả lỏng lẻo hay hỏng hóc gì.

Sang mồng hai tết, Chu Hiểu Quyên với Chu Hiểu Cúc về nhà mẹ đẻ chúc Tết. Biết tin ngày mồng sáu cả nhà cậu tư rời đi, hai chị mừng lắm, đều nói hôm đó nhất định sẽ đi tiễn.

Lâm Thanh Hoà không hề cự tuyệt, ai muốn đi tiễn cũng được, cô xin đón nhận tình cảm của mọi người.

Mấy ngày tết ngắn ngủi trôi qua, quay đi quay lại đã tới mồng 6.

Sáng nay, rất nhiều người đến tiễn nhà Chu Thanh Bách.

Hai anh em Chu Đông, Chu Tây cũng tới. Chu Tây bước vào tuổi cập kê, đã có ước định với một cậu thanh niên rất tốt trong thôn. Lâm Thanh Hoà lấy một mảnh vài đẹp từ trong không gian riêng ra, tặng Chu Tây, để sang năm nó may bộ quần áo mới xuất giá về nhà chồng.

“Sao ít đồ thế này?” Mọi người ai cũng ngơ ngác hỏi. Vốn tưởng hôm nay tới là để hỗ trợ khiêng đồ đạc, ai ngờ ra tới nơi chỉ nhìn thấy độc hai bọc quần áo be bé, ngoài ra không có thêm một cái gì khác.

Chu Hiểu Quyên hỏi: “Trời lạnh thế này, sao không đem theo chăn bông?”

Bình Luận (0)
Comment