Thập Niên 60 Làm Giàu, Dạy Con (Bản Dịch Full)

Chương 285 - Chương 285: Chửi Lộn

Chương 285: Chửi lộn Chương 285: Chửi lộn

Editor: Tựa Thuỷ Lưu Niên

Chương 285: Chửi lộn

Nếu Lâm Thanh Hoà mà biết hai chị em nhà họ Trương đang cãi lộn vì chồng và con trai cả nhà mình thì chắc cô cười rụng răng mất.

Quả không hổ danh hai chị em ruột, hai cái mỏ hoạt động hết công suất không ai thua ai, cuối cùng bà Trương phải ra mặt quát ngừng thì bầu không khí mới được yên tĩnh trở lại.

Cô con dâu Trương gia lên tiếng: “Tôi nói này, hai cô ở đây cãi nhau thì có ích gì. Mình thích ai thì mình cứ theo đuổi đi, sau này cưới về nhà nào sống riêng ở nhà đấy, có liên quan gì tới nhau đâu mà sợ.”

Ý tứ ở đây chính là quăng lưới thu cả mẻ, cả Chu Thanh Bách lẫn Chu Khải. Hai người đàn ông xuất chúng như thế, hụt mất vị nào cũng tiếc. Tốt nhất là thu hết về Trương gia.

Một người thì nhăm nhe cậu nhóc chưa thành niên, một người thì muốn cướp đàn ông đã có vợ, người nhà đứng bên cạnh thì ra sức cổ vũ. Trời đất ơi, cái gia đình này quá đáng sợ! Nếu Chu Thanh Bách và Chu Khải biết chuyện này có lẽ sẽ chuyển nhà ngay trong đêm mất.

Quay lại chuyện buôn bán của Chu Thanh Bách. Tuy rằng mọi người ở tiểu khu đều nghị luận sôi nổi, cả Lâm Thanh Hoà, Chu Thanh Bách và bà Mã đều nghe thấy hết nhưng không ai để ý vì thời thế đang ngày một thay đổi. Phóng mắt ra ngoài mà xem, hầu như ngày nào cũng mọc lên vài cửa tiệm, có phải độc một mình cửa tiệm sủi cảo của nhà cô đâu.

Buổi tối ngày thứ hai, Chu Thanh Bách lại ngồi đếm tiền, lợi nhuận hôm nay là hơn hai đồng….ưhm..chưa nhiều nhưng đạt chỉ tiêu ổn định. Lâm Thanh Hòa vẫn như cũ, không xen vào để anh tự do phát triển.

Bỗng một ngày đẹp trời cuối tháng hai, Chu Thanh Bách nộp cho vợ 60 đồng. Lâm Thanh Hoà sững sờ: “Cho em hết? Anh không giữ lại để còn nhập thêm hàng à?”

Chu Thanh Bách đáp: “Anh vẫn còn.”

Sau một tháng khai trương, lợi nhuận của tiệm sủi cảo là 70 đồng, anh nộp lên cho vợ 60 đồng, chỉ giữ lại 10 đồng làm vốn xoay vòng.

Lâm Thanh Hoà hết sức kinh ngạc: “Trời, kiếm được nhiều vậy hả?”

Thanh Bách nhà cô rất chịu thương chịu khó. Ngày nào cũng mở hàng từ 6 giờ sáng tới tận 9 giờ tối mới nghỉ, tất ba tất bật nhưng cô thấy được niềm vui ánh lên trong con mắt sáng ngời của anh thế nên cô không hề can ngăn. Anh ăn lời rất ít, đâu đó có năm xu một tô thôi à, vốn tưởng giỏi lắm chỉ kiếm được 30 đồng một tháng, ai ngờ con số thực tế lại gấp đôi.

Chu Thanh Bách nghiêm túc nói: “Tháng sau sẽ nhiều hơn.”

Thời tiết đang ấm dần lên, có lẽ mấy hôm nữa ngoài chợ sẽ có thêm nhiều loại rau cỏ.

Lâm Thanh Hoà nói: “Làm ăn kiếm tiền tất nhiên là cần thiết nhưng anh cũng phải chú ý kết hợp nghỉ ngơi. Buổi trưa Đại Oa tới, anh tranh thủ lên lầu chợp mắt một chút đi, cứ để tiệm cho nó trông, nó biết nấu sủi cảo mà.”

Chu Thanh Bách gật đầu: “Anh có nghỉ.”

Thằng lớn bây giờ đỡ đần được rất nhiều việc. Ngày nào nó cũng ra quán phụ giúp từ giữa trưa cho tới đầu giờ chiều mới quay về trường học. Anh thường nhân lúc đó lên lầu trên ngả lưng cho đỡ mỏi. Dù anh có khoẻ tới đâu thì cũng đã ngoài 30, xương khớp bắt đầu cứng, làm việc từ sáng sớm tinh mơ, tới trưa phải nghỉ một chút thì chiều tối mới tiếp tục được.

Bước vào mùa xuân, người ta bắt đầu mang rau hẹ ra bán.

5 giờ rưỡi sáng Chu Thanh Bách xuất phát, khoảng 6 giờ là tới chợ.

Anh mua rất nhiều hẹ, ngày nào cũng mua và chỉ mua ở một quầy cho nên chủ sạp rau rất nhiệt tình giảm giá. Chẳng cần tính cũng nhìn ra đây là đôi bên cùng có lợi, không phải sao?

Mua được rau hẹ, Chu Thanh Bách liền bổ sung thực đơn, thêm hai món sủi cảo thịt heo rau hẹ và sủi cảo trứng gà rau hẹ.

Thật ra ban đầu anh không định làm nhiều loại như này đâu nhưng vợ anh gợi ý làm càng nhiều loại thì sẽ thu hút càng đông khách, thế nên anh cũng không ngại phiền, có nguyên liệu là lập tức thêm món mới.

Đi chợ về anh xắn tay áo bắt đầu vào công việc luôn. Hơn 6 rưỡi, các vị khách bắt đầu lục tục kéo tới.

Món rau hẹ hôm nay mới ra lò cho nên phần đông mọi người tới quán đều gọi sủi cảo rau hẹ thịt heo, tiếp đến là sủi cảo rau hẹ trứng gà.

Ngược lại, hai món đắt hàng nhất thời gian qua là sủi cảo dưa muối thịt heo và sủi cảo cải trắng thịt heo bị sụt giảm đáng kể.

Bởi vì đã quen tay quen việc cho nên Chu Thanh Bách phục vụ món ăn rất nhanh nhẹn.

Bận túi bụi không ngơi tay từ lúc mở cửa cho tới tận hơn 8 giờ, khách vãn vãn, Chu Thanh Bách mới được ngồi xuống nghỉ ngơi, tiếp sức bằng một chén sủi cảo thịt heo rau hẹ.

Nói lại bảo tự khen, chứ ngon thật sự nha. Đặc biệt là qua một mùa đông khan hiếm màu xanh, hôm nay được nhai miếng rau hẹ mà sướng hết cả người.

Giữa trưa, Lâm Thanh Hoà ghé quán, cô nói với chồng: “Anh ơi, trưa nay nhà mình ăn bánh rán nhân hẹ đi?”

“Được đấy.” Chu Thanh Bách hướng ứng.

Lâm Thanh Hoà vào bếp làm ba cái bánh rán nhân hẹ thơm ngào ngạt, ba thằng nhóc xúm lại bốc lấy bốc để.

Một vị khách đang ăn sủi cảo cũng ngửi thấy mùi thơm liền thắc mắc: “Bà chủ, sao trong thực đơn không thấy ghi bánh rán nhân hẹ?”

Lâm Thanh Hoà mỉm cười: “Dạ quán không có bán ạ, đây là nhà tôi làm ăn thôi.”

Vị khách tiếc nuối: “Tại sao lại không bán chứ?”

Tam Oa giải thích: “Món này là mẹ cháu làm, bình thường mẹ cháu phải đi dạy, cửa tiệm là do ba cháu quản lý mà ba cháu thì chỉ biết làm mỗi sủi cảo thôi.”

Kể từ khi chuyển lên Bắc Kinh ở, tụi nó liền sửa miệng kêu “ba mẹ” chứ không kêu “cha mẹ” như hồi còn ở quê nữa.

Vị khách nghe vậy liền cười: “Thế sao không bảo mẹ chỉ cho ba?”

“Học không được, đợi chúng cháu nghỉ hè đi, tới lúc đó quán sẽ có bán.” Tam Oa ưỡn ngực tự tin nói

Nó với anh hai đã thương lượng rồi, nghỉ hè một cái, hai anh em sẽ ra quán phụ giúp một tay.

Lâm Thanh Hoà cũng mặc kệ, nghỉ hè cô với Thanh Bách sẽ xuôi về phương Nam một chuyến, cửa hàng sẽ giao cho ba anh em nó, lúc ấy tha hồ mà phát huy sở trường.

Nhị Oa và Tam Oa biết làm một vài món cơm nhà, tuy trù nghệ không quá xuất sắc, nhưng dịp hè làm thêm món nọ món kia giúp tiệm tăng thêm nhiều sự lựa chọn cũng tốt.

Ăn bánh rán xong, ba mẹ con lại dắt nhau về nhà.

Trên đường đi, Nhị Oa liền nói: “Chết thật, tí thì con quên mất, mẹ ơi, ngày hôm qua con nhìn thấy người phụ nữ ở cách vách nhà ta thập thà thập thò rình lúc ba bước lên cố tình sán lại gần.”

“Thái độ của ba con lúc ấy thế nào?” Bọn nhỏ sửa miệng, Lâm Thanh Hoà cũng thuận thế sửa theo.

Nhị Oa nói: “Ba chả có thái độ gì, liếc cũng không thèm liếc cô ta một cái, đi thẳng vào nhà luôn.”

Lâm Thanh Hoà vừa lòng gật đầu.

Nhị Oa nói tiếp: “Còn cái cô trẻ tuổi hơn thì nhìn anh cả nhà ta không chớp mắt.”

Lâm Thanh Hoà nói: “Ừ, con bé đó để ý anh cả con. Lần trước thiếu chút doạ thằng bé sợ chết khiếp.”

Với cái loại người như nhà họ Trương, Lâm Thanh Hoà biết nhưng cứ lờ đi. Đối phó với thể loại này rất dễ, đừng để ý là được, càng để ý họ lại càng được nước làm tới cho nên từ đầu tới cuối Lâm Thanh Hoà vẫn mắt nhắm mắt mở vờ như không thấy, tuy nhiên cái gì cũng có giới hạn của nó nha, đừng dại mà dẫm lên điểm mấu chốt của cô nếu không đừng trách cô không biết điều.

Thế nhưng có những kẻ không chửi thẳng vào mặt thì không biết trời cao đất dày là gì. Trương Mỹ Hà là một ví dụ điển hình. Sau vài lần liếc mắt đưa tình thất bại, cô ta biết cách này không ổn, thế nên đã làm thì làm cho tới, trực tiếp xông thẳng đến cửa hàng tìm Chu Thanh Bách.

Vừa nhìn thấy Trương Mỹ Hà, đầu mày Chu Thanh Bách nhíu chặt tới nỗi kẹp chết được con ruồi.

Cả đời anh sống quang minh lỗi lạc, chưa từng thấy qua hạng phụ nữ nào trơ trẽn như thế này. Ngay thời điểm này, anh thật sự muốn chửi bậy một câu, cmn!

Trương Mỹ Hà bỏ qua thái độ của Chu Thanh Bách, đi tới trước mặt anh ỏn ẻn thổ lộ: “Anh Chu à, tình cảm của em đối với anh, chẳng lẽ anh không thấy rõ hay sao? Cô giáo Lâm là giáo viên trường đại học Bắc Kinh. Người như vậy căn bản là khinh thường anh. Ngày thường em thấy cô ấy thậm chí còn không muốn nói chuyện với anh. Em đau lòng lắm. Một người đàn ông tốt như anh, sao có thể bị đối xử như vậy chứ?”

Bình Luận (0)
Comment