Thập Niên 60 Làm Giàu, Dạy Con (Bản Dịch Full)

Chương 297 - Chương 297: Cậu Ba Lâm Tiến Bộ

Chương 297: Cậu ba Lâm tiến bộ Chương 297: Cậu ba Lâm tiến bộ

Editor: Tựa Thuỷ Lưu Niên

Chương 297: Cậu ba Lâm tiến bộ

Chu Lục Ni trề mỏ: “Còn lâu mới đến Tết. Hay là bà lên thăm chú thím ấy đi. Giờ đi lại không cần thư giới thiệu, muốn đi đâu cũng được.”

Ông Chu liếc mắt một cái nói: “Con nít con nôi biết gì mà nói, Bắc Kinh là nơi nào mà tuỳ tiện nói đi liền đi.”

Chu Lục Ni: “Thì tại cháu thấy bà lo lắng cho chú thím ấy nên mới nói thế. Nếu bà muốn đi, cháu có thể đưa bà đi.”

Ông Chu: “Không biết gì thì đừng nói nhăng nói cuội. Biết đường xá không mà đòi đưa? Lên tới đó rồi hai bà cháu lớ nga lớ ngớ rồi lạc chết à?”

Chu Lục Ni nghe vậy lập tức cãi lại: “Cái này có gì khó, lên tới nơi chỉ cần đi tìm công an nhờ người ta dẫn tới đại học Bắc Kinh. Tới đó là tìm được thím tư chứ gì, không phải chắc?”

Ông Chu xua tay: “Thôi không nói nữa, ăn cơm đi.”

Chu Lục Ni mon men đặt vấn đề: “Ông bà, năm nay cháu đã lớn rồi, việc gì cháu cũng có thể làm được, cháu muốn lên cửa hàng chú tư phụ rửa chén, quét dọn.”

Ông Chu tập trung ăn không nói chuyện.

Bà Chu giật mình: “Chuyện này… làm sao mẹ cháu chịu?”

Thấy sắp thuyết phục được bà nội, Chu Lục Ni mừng rơn, lập tức nói: “Sao lại không chịu, đó là chú tư, thím tư chứ có phải người xa lạ đâu. Cháu lên đó phụ giúp là chuyện đương nhiên, mẹ cháu lấy cớ gì phản đối.”

Bà Chu xua tay: “Đợi chú thím tư về rồi nói sau.”

Chu Lục Ni hí hửng vì sắp đạt được mục đích, nó và hết chén cơm, ăn sạch dĩa trứng rồi buông bát buông đũa chạy mấy hút, không hề có ý định giúp bà dọn rửa.

Ông bà Chu biết tính nó nên cũng chẳng thèm so đo.

Hiện tại hai ông bà đã nghỉ làm ruộng thế nhưng không hề nhàn hạ. Công việc trong nhà rất bề bộn. Năm nay ông Chu chăn một đàn vịt mười con, sắp tới thời kỳ đẻ trứng, còn bà Chu thì nuôi mười mấy con gà.

Bà Chu vừa nhặt trừng gà vừa lầm bầm: “Kể mà về được thì tốt quá, chỗ trứng gà này khỏi cần phải cầm đi bán, để cho chúng nó xách lên đó có cái mà ăn.”

Ông Chu hỏi: “Ngày mai cậu út Đại Oa tới thu trứng, bà đã gói cẩn thận chưa?”

Bà Chu gật đầu: “Kỹ lắm rồi, không vỡ được.”

Cậu ba Lâm sống rất biết điều, biết được cha mẹ chồng chị Thanh Hoà nuôi gà nuôi vịt, cậu liền nhận nhiệm vụ giúp ông bà vận chuyển trứng lên thành bán, cách mấy ngày cậu sẽ lại đây lấy trứng một lần.

Cả ông Chu lẫn bà Chu đều rất quý mến cậu ba Lâm.

Ban đầu, cậu chỉ bán trứng gà nhà mình, sau đó nhận thấy nhu cầu trên huyện thành rất cao, cậu liền thu gom trứng và gà của những hộ dân xung quanh. Bà con rất mừng, ai cũng muốn gửi hàng nhờ cậu mang đi bán giúp.

Tất nhiên với người ngoài cậu không làm không công, phải tính một chút chi phí đi lại chứ, ví dụ như gửi ba cân trứng gà thì cậu sẽ thu một quả tiền công. Tính ra không đáng bao nhiêu cho nên ai cũng vui vẻ chấp nhận.

Cách ngày cậu sẽ đạp xe vào thành một chuyến. Yên sau xe buộc một cái đòn gánh, hai bên đòn treo hai cái sọt, trọng sọt đựng đầy trứng gà, ở giữa lót rất nhiều rơm, rạ và trấu để đảm bảo trứng không bị va đập, nứt, vỡ. Nếu hôm nào có thêm con gà, con vịt thì sẽ buộc chân rồi treo ngược trên ghi đông xe.

Mặc dù lắt nhắt từng đồng từng cắc nhưng cậu rất chăm chỉ, chịu khó. Mỗi tháng tính ra cũng kiếm được 20 đồng phụ vợ tiền sinh hoạt gia đình. Mà đấy mới là tiền công đi bán giúp người ta chứ chưa tính trứng với gà nhà mình. Nếu cộng tất cả vào thì thu nhập mỗi tháng dao động trong khoảng 30 đồng.

Khỏi phải nói, mợ ba Lâm hạnh phúc cỡ nào, 30 đồng cơ đấy, nào phải một con số nhỏ. Đúng là xã hội đang ngày càng phát triển, thu nhập bình quân đầu người tăng hơn trước thế nhưng 30 đồng vẫn được xem là nguồn thu cao.

Thêm một khoản thu nhưng cậu ba Lâm cũng không buông bỏ công việc đồng áng. Hôm nào không đi chuyển hàng cậu sẽ xuống đất làm việc. Cứ như vậy, cuộc sống gia đình cậu đang từng bước khấm khá lên.

Bởi mới nói, cậu ba Lâm rất thích nghe lời khuyên của chị Thanh Hoà. Trước khi đi, chị dặn cậu nếu có thời gian rảnh thì chịu khó vào thành nhìn xem. Lúc ấy, cậu không hiểu nhưng vẫn quyết định làm theo. Quả thực, đi rồi mới phát hiện, trong thành có rất nhiều người bán hàng rong, hơn nữa đồ gì cũng có thể bán được.

Thế là trước mấy ngày vào thành, cậu đều bảo vợ ngâm một túi đậu xanh làm giá đỗ. Thân giá trắng phau, mập mạp, căng mọng nước rất được người dân trên huyện ưa thích, cho nên bán chạy vô cùng.

Trước mắt, cậu đang làm đúng như những gì chị Thanh Hoà chỉ. Đợi tết này chị về quê, cậu phải hỏi thêm mới được. Bởi vì cậu nhận thấy, làm buôn bán tốt hơn làm nông rất nhiều. Mỗi tháng sơ sơ cũng kiếm được 30 đồng, đây là cậu chưa dám duỗi mạnh tay đâu đấy.

Dù sao lúc trước bắt bớ ầm ĩ như vậy, nhỡ đâu đùng một cái mọi thứ lại trở về như cũ thì sao? Vẫn còn có quá nhiều điều băn khoăn, lo lắng cho nên cậu làm gì cũng phải dè chừng. Ví dụ như giá đỗ nhà cậu rất được ưa chuộng nhưng mỗi lần chỉ bán ít một, không dám bán nhiều.

Cậu ba Lâm nghe lời Lâm Thanh Hoà cho nên bắt đầu kiếm được chút lợi lộc, còn anh cả, anh hai và anh ba Chu thì vô cùng bảo thủ, sống chết không chịu làm cái việc đầu cơ trục lợi.

Thật ra, có một lần chị cả Chu đánh liều thử xách hai con gà lên bệnh viện huyện bán. Tuy nhiên vì quá sợ hãi nên chị cứ co rúm lại một chỗ, thần hồn nát thần tính nhìn ai cũng tưởng người ta tới bắt mình thế nên cuối cùng chẳng bán được cho ai.

Xách hai con gà đi rồi lại ỉu xìu xách hai con gà về.

Chị hai với chị ba Chu thì khỏi nói, gần như không hề khởi tâm buôn bán.

Hôm nay, cậu ba Lâm tới nhà ông bà Chu lấy trứng.

Sáng sớm cậu rời đi với hai sọt trứng gà và hai con gà sống, tầm hai giờ chiều đã bán hết, quay trở lại đưa tiền cho bà Chu.

Bà Chu vui vẻ mời cậu vào nhà, rót cho cậu một cốc nước đường trắng uống cho đỡ mệt.

Cậu ba Lâm không khách sáo, nhận lấy cốc nước, uống ừng ực hết sạch rồi nói: “Vậy cháu về nhé thím.”

Bà Chu cười gật đầu: “Ừ, đi thong thả nha.”

Xế chiều, ông Chu lùa đàn vịt về nhà, bà Chu liền khen: “Cậu ba Lâm tốt thật đấy.”

Ngoan ngoãn, lễ độ, lại rất thật thà, bán bao nhiêu là đưa cho bà hết bấy nhiêu, một phân tiền cũng không lấy.

Ông Chu: “Thế mà lúc trước có người biết vợ thằng tư cho em nó cái xe đạp còn không vui mấy ngày.”

Bà Chu xấu hổ: “Thì tôi cũng có nói gì đâu.”

Lúc ấy đúng là bà không vui thật, thằng tư đi rồi thì vẫn còn ba thằng anh nó ở nhà. Tại sao không nghĩ tới các anh? Ờ thì nhà bà cũng có một chiếc rồi nhưng xe đạp mà, có ai chề nhiều?

Tuy nhiên về sau nghe vợ thằng cả kể lại cậu ba Lâm trả cho 50 đồng, không phải lấy không, lúc ấy bà mới hú hồn, may mà không tìm vợ thằng tư đòi công đạo chứ không thì ê mặt.

Hiện giờ xem ra, xe đạp sang tay cho cậu út cũng là chuyện tốt.

Ông Chu hỏi: “Hôm nay bán được bao tiền?”

Bà Chu tươi cười khoe: “Đồng rưỡi."

Một cân trứng gà có giá ba hào, trứng vịt đắt hơn một chút. Tổng hôm nay thu về một đồng rưỡi, bà rất vừa lòng.

Kỳ thực hai ông bà đã có mấy thằng con phụng dưỡng thế nhưng người ta có câu “có tiền trong tay, sống không lo lắng”, không phải sao?

Suốt một năm nay, bà Chu tích cóp được một chút. Bà đã suy nghĩ cả rồi, nếu cửa hàng của thằng Thanh Bách không kiếm được tiền, bà sẽ gửi tiền lên cho chúng nó. Bắc Kinh không giống như nông thôn, chi phí sinh hoạt rất tốn kém, còn tiền học hành rồi tiền mua bút vở của ba thằng Đại Oa nữa chứ. Kể cả tiền lương của vợ thằng tư có cao đi chăng nữa thì cũng khó mà cáng đáng nổi cho năm người. Hai ông bà còn khoẻ, còn làm được, sao nỡ giương mắt nhìn ba thằng cháu nội chịu đói, đúng không?

Bà Chu chính là điển hình của người phụ nữ truyền thống. Cả đời chỉ biết tảo tần, ky cóp lo cho con cho cháu. Chưa một lần bà suy nghĩ cho bản thân mình. Nhưng mà cũng đúng thôi, thử hỏi trong cái xã hội này ai có thể chấp nhận đói khổ để nhường cho bạn ấm no, ai có thể vì bạn mà sẵn sàng hy sinh hết thảy? Chắc chắn chỉ có duy nhất một người đàn bà làm được mà thôi, người đàn bà khoác lên mình chức vụ thiêng liêng và cao quý nhất đời - MẸ

Bình Luận (0)
Comment