Thập Niên 60 Làm Giàu, Dạy Con (Bản Dịch Full)

Chương 456 - Chương 456: Nhà Mẹ Đẻ Chống Lưng

Chương 456: Nhà mẹ đẻ chống lưng Chương 456: Nhà mẹ đẻ chống lưng

Editor: Tựa Thuỷ Lưu Niên

Chương 456: Nhà mẹ đẻ chống lưng

Quá hoang mang và lo sợ, Chu Tam Ni vội vàng đến tìm thím ba. Sau khi nghe chuyện, thím ba cấp tốc dắt nó tới bệnh viện huyện bên đó khám, nhưng tiếc rằng bác sĩ cũng nói y như vậy.

Tất nhiên nó không về nhà mẹ đẻ, vì bà có bao giờ nghĩ tới nó đâu, có nói cũng chỉ tốn công vô ích mà thôi.

Mang theo nỗi thất vọng tràn trề về Lý gia thôn, Chu Tam Ni thậm chí còn nổi lên một suy nghĩ hết sức hàm hồ là đi tìm vợ mới cho chồng. Chính vì điều này mà hai vợ chồng cãi nhau một trận.

Nhưng sau khi cãi vã, khóc lóc một hồi, tâm trạng được giải toả, Chu Tam Ni dần dần bình tĩnh lại.

Nhưng gì thì gì nó vẫn là một đứa trẻ tâm địa thiện lương lại thiếu kinh nghiệm sống, không có nhà mẹ đẻ bên cạnh nên nó mơ mơ hồ hồ đặt niềm tin lên bà mẹ chồng.

Chu Tam Ni đơn thuần nghĩ rằng gì thì gì bà vẫn là mẹ ruột của Lý Ái Quốc, chắc chắn bà cũng mong muốn những điều tốt đẹp sẽ đến với anh. Cho nên nó đi sang Lý gia hỏi mẹ chồng xem có phương thuốc cổ truyền nào chữa bệnh hiếm muộn không?

Tiếc rằng, Tam Ni đã đặt niềm tin nhầm chỗ. Sau khi biết chuyện, bà mẹ chồng không những không giúp mà còn dùng những lời lẽ vô cùng cay độc để sỉ vả và thoá mạ con bé, không chỉ có vậy bà ta còn chửi cả Chu gia là cái đồ bất nhân bất nghĩa, lừa bán một đứa con gái bệnh tật cho Lý gia với cái giá 400 đồng.

Chưa đầy nửa ngày, cơ hồ cả thôn Lý gia đều biết chuyện này.

Chu Tam Ni ức trào nước mắt. Tới khi mọi chuyện đến tai Lý Ái Quốc, cậu đùng đùng nổi giận sang tìm mẹ ruột lý luận. Nhưng cãi cọ hay đấu khẩu lúc này nào có nghĩa lý gì, sự việc không được giải quyết mà càng rùm beng và ầm ĩ hơn. Suốt một thời gian sau đó, vợ chồng Tam Ni trở thành trò cười trong những buổi trà dư tửu hậu của người dân nơi đây.

Thật ra Lý Ái Quốc chẳng ngán ai, trước khi lấy vợ cậu đã bị người ta thêu dệt đủ điều, giờ thêu nữa cũng chẳng là gì. Hơn nữa cậu không phải là người sợ phiền phức, ai dám nói xấu sau lưng, ai dám đặt điều vu khống, Lý Ái Quốc sẵn sàng lôi kẻ đó ra sống mái một phen. Đàn bà không đánh được thì cũng phải chửi cho một trận mất hết mặt mũi mới thôi.

Cách giải quyết này quá cực đoan nên chỉ càng đẩy mọi chuyện đi xa hơn. Những kẻ đó càng ra sức chế giễu một thằng què lấy về một con gà mái không biết đẻ trứng quả là xứng đôi vừa lứa!

Tuy nhiên không phải tất cả mọi người đều ác nhân thất đức, có một số người phúc hậu đã tới động viên tinh thần và cho Tam Ni những lời khuyên hữu ích.

Hơn nữa ở trong thôn, Lý Ái Quốc được xếp vào hạng có tiền đồ nhất nhì, thế nên không ít thì nhiều dân làng vẫn phải nể nang anh vài phần. Nếu có thể đạp lên dư luận, bỏ ngoài tai những lời đám tiếu xì xào sau lừng thì về cơ bản cuộc sống của Tam Ni không tới mức quá bi đát.

Nhưng gần một năm sắp trôi qua mà con cái vẫn chẳng thấy đâu, Chu Tam Ni càng lúc càng buồn khổ sầu não. Lý Ái Quốc trước sau như một, luôn bên cạnh động viên, an ủi vợ. Hiểu được lòng chồng và không muốn anh phải lo lắng cho mình, Chu Tam Ni đành chọn cách đè chặt nỗi đau xuống đáy lòng, cố gắng sinh hoạt vui vẻ như bình thường.

Tuy nhiên những lúc chỉ có một mình, Tam Ni lại lén lút trộm lau đi những giọt nước mắt cay đắng. Haizz, không đẻ được con chính là nỗi bất hạnh lớn nhất trong đời người phụ nữ, làm sao có thể không buồn không đau cơ chứ?!

Lúc Lâm Thanh Hoà nghe tới đoạn mẹ ruột Lý Ái Quốc không những không giúp con dâu mà còn bỏ đá xuống giếng, loa loa lên cho bàn dân thiên hạ sỉ nhục Chu Tam Ni, sắc mặt cô thoáng chốc trầm hẳn xuống.

Vốn ban đầu cô dự định chẳng mấy khi mới có dịp sang tận bên này, cô sẽ lấy thân phận trưởng bối của Tam Ni sang bên đó giao lưu tình cảm với ông bà thông gia. Thế nhưng người ta bất nhân trước thì đừng trách cô đây bất nghĩa, loại người như vậy Lâm Thanh Hoà lười tiếp chuyện.

Lâm Thanh Hoà hỏi thêm: “À, thím nghe nói hình như Ái Quốc có ý muốn sang huyện thành bên kia mở cửa hàng giống chú ba hả?”

Chu Tam Ni lắc đầu: “Anh ấy nghĩ cho cháu, muốn cháu ở gần bệnh viện để thuận tiện thăm khám và chữa bệnh nên mới nảy sinh ý tưởng đấy. Nhưng cháu thấy không ổn thím ạ. Anh ấy đi đứng bất tiện làm sao kham nổi công việc kinh doanh, còn cháu thì chỉ là đứa vô dụng, không giúp ích được gì hết.”

Lâm Thanh Hoà nhíu mày: “Sao lại có suy nghĩ buông xuôi như thế?!”

Chu Tam Ni nhoẻn miệng cười: “Không có, bây giờ cháu nỗ lực bồi dưỡng cơ thể lắm. Cứ mỗi nửa tháng cháu lại hầm một con gà. Trong thôn này, không có ai xa xỉ bằng cháu đâu.”

Tuy nụ cười của nó có phần gượng gạo và miễn cưỡng nhưng trong mắt vẫn lấp lánh một niềm tin mãnh liệt.

Lâm Thanh Hoà xua tay: “Ôi thím tư ngày trước cũng bị cả thôn bêu xấu còn gì. Cháu cũng biết người ta nói thím những gì mà, đúng không? Nào là mụ đàn bà ham ăn biếng làm, rồi thì chú tư cháu xui mấy kiếp mới cưới phải người vợ như thím. Nhưng cháu thấy thím có để những lời đó trong lòng không? Tất nhiên là không rồi. Nếu thím là người phụ nữ nhu nhược thì cháu nghĩ thím có được cuộc sống như ngày hôm nay à? Là phụ nữ không thể yếu đuối quá được, lúc cần mạnh mẽ thì phải mạnh mẽ. Xá gì gió đông tây nam bắc, chúng ta phải vững vàng trụ tại nơi núi xanh (1)”

Chu Tam Ni nói: “Dạ cháu biết rồi. Đời này cháu sẽ không quên những gì bà mẹ chồng đã làm với cháu. Cháu nhất định sẽ phải cố gắng sống thật tốt để cho bà ấy nhìn vào phải khó chịu mới thôi.”

Lâm Thanh Hoà cổ vũ: “Tốt lắm, nghĩ được như vậy là rất tốt.”

Mặc dù đang rất buồn phiền nhưng Chu Tam Ni không nhịn được phải bật cười thành tiếng. Đúng là đời này chỉ có duy nhất thím tư mới dạy nó những lời như vậy.

Lâm Thanh Hoà nói tiếp: “Lần này về quê, ngoài việc thăm cháu ra thì chú thím tính đưa Tứ Ni lên Bắc Kinh.”

Chu Tam Ni nghĩ sao nói vậy: “Tứ Ni giống chị Nhị Ni đều chăm chỉ, tháo vát, lại ngoan ngoãn nghe lời. Chắc chắn lên đấy sẽ giúp đỡ được công việc cho chú thím.”

Thực lòng mà nói nó rất hâm mộ nhưng cũng chỉ hâm mộ vậy thôi chứ nó biết năng lực mình có hạn, không biết chữ lại không giỏi làm việc.

Lâm Thanh Hoà nhìn đứa cháu gái rồi nói: “Nhưng sắp tới đây thím tư chuẩn bị mở thêm một cửa hàng nữa, đang thiếu hai người.”

Chu Tam Ni nhất thời sửng sốt, không hiểu được ý tứ thím tư.

Lâm Thanh Hoà nói thêm: “Bệnh viện trên Bắc Kinh chắc chắn tốt hơn bệnh viện dưới huyện thành, từ cơ sở vật chất cho tới y bác sĩ, thuốc men, tất tần tật đều tốt hơn rất nhiều. Sau khi nghe thím ba nói chuyện thím rất không yên tâm về cháu cho nên chú thím mới quyết định tìm sang tận đây hỏi xem vợ chồng cháu có muốn chuyển lên Bắc Kinh không? Ở trên đấy không chỉ có chú thím tư mà còn có ông bà nội, vợ chồng cô út và rất đông anh chị em nữa.”

Tim Chu Tam Ni không tự chủ mà đập liên hồi: “Thím tư, cháu sợ…cháu và Ái Quốc không… không biết làm…”

Làm gì có ai không muốn lên Bắc Kinh cơ chứ, nó cũng rất muốn đi nhưng nó là người biết thân biết phận. So với chị Nhị Ni và Tứ Ni, nó học hành không bằng, lại chậm chạp, ù lì, hơn nữa chân của Ái Quốc bị tật, đi đứng không tiện…nhỡ đâu hai vợ chồng nó không giúp được gì mà lại tạo thêm gánh nặng cho chú thím thì sao?!

Lâm Thanh Hoà thừa biết Tam Ni đang lo lắng điều gì, cô cười giải thích: “Cửa hàng đó kinh doanh mặt hàng hải sản khô. Công việc không có gì khó hết. Tất cả đều được niêm yết giá sẵn, cứ theo đó mà bán ra là được. Thím tính giao cửa hàng đó cho hai vợ chồng cháu quản lý. Lương mỗi tháng 80 đồng. Nhưng thím không bao ăn ở, hai đứa tự ra ngoài mướn phòng trọ. Đợi sau này đi làm có tiền thì tự mua nhà riêng.”

Chu Tam Ni vội vàng xua tay: “Một tháng 80 đồng nhiều quá.”

Lâm Thanh Hoà cười: “Không nhiều, một người 40, hai người vị chi là 80. Tiền thuê nhà và chi phí sinh hoạt trên đó khá cao, hai cháu giỏi lắm chỉ tiết kiệm lên được một nửa thôi.”

Năm nay là năm 83, xét theo mặt bằng chung, tiền lương công nhân và giá cả thị trường đều đang trên đà tăng trưởng, nhưng mức lương 40 đồng không hề thấp, thừa sức tiêu dùng tại đất Bắc Kinh đắt đỏ.

Nghe vậy, Chu Tam Ni dường như không do dự một khắc mà quyết định ngay: “Thím tư, nếu chỗ thím thật sự thiếu người thì cháu…chúng cháu nguyện ý đi theo chú thím.”

Lâm Thanh Hoà bật cười: “Cái này cháu nên về thương lượng lại với Ái Quốc.”

Chu Tam Ni nói: “Trên Bắc Kinh có bệnh viện tốt nhất cả nước, cháu tin Ái Quốc sẽ không có ý kiến. Hơn nữa công ăn việc làm đã được thím an bài sẵn, mọi thứ đều được thím sắp xếp chu toàn. Chúng cháu đâu còn gì phải do dự nữa.”

Nó sợ nếu chậm một bước sẽ vụt mất cơ hội lần này.

Không phải nó tham lên Bắc Kinh hưởng vinh hoa phú quý mà nó muốn được ở bên cạnh người nhà, những người thực lòng yêu thường và che chở cho nó. Nó không muốn tiếp tục tồn tại như một cái xác không hồn ở cái thôn Lý gia này nữa!

===

Chú thích:

Đây là hai câu thơ trong Trúc Thạch, của Trịnh Bản Kiều tức Trịnh Nhiếp. Là một nhà thi thư hoạ nổi tiếng của Trung Quốc (1693-1765) người đời Thanh, quê ở Hưng Hoá, Giang Tô.

Dịch thơ:

Bình Luận (0)
Comment