Thập Niên 60 Làm Giàu, Dạy Con (Bản Dịch Full)

Chương 690 - Chương 690: Con Tạo Xoay Vần

Chương 690: Con tạo xoay vần Chương 690: Con tạo xoay vần

Editor: Tựa Thuỷ Lưu Niên

Chương 690: Con tạo xoay vần

Chu Ngũ Ni sung sướng bật cười khúc khích.

Thấy vợ vui vẻ, nét cười trên gương mặt Khương Hằng cũng đậm hơn. Đúng là trên đời này chỉ có vợ anh là tốt nhất, vừa nhu mì đôn hậu, biết quan tâm chăm sóc người khác, lại rộng lượng khoan dung, chứ không keo kiệt bủn xỉn như bà chị dâu cả. Đừng tưởng anh không biết chính chị ta là người ở sau lưng xúi giục mẹ nhằm mục đích đẩy hai cô em gái sang chỗ vợ chồng anh cho rảnh nợ.

Hễ nghĩ tới việc bên đó là đau hết cả đầu, Khương Hằng lập tức dẹp khẩn trương rồi lên tiếng hỏi vợ: “Hay là tết năm nay nhà mình đón bà ngoại sang đây cho vui đi?”

Chu Ngũ Ni liền nói: “Em sợ là mẹ không rảnh đâu, cuối năm hàng hoá bận rộn lắm.”

Tuy tiệm tạp hoá của cha mẹ cô đặt tại huyện thành nhưng đắt khách ra trò. Nhất là dịp năm hết Tết đến, sức mua tăng mạnh nên chắc chắn mẹ sẽ không có thời gian rảnh để đi chơi đâu.

Khương Hằng cười: “Ừ, công nhận cha mẹ vợ bận rộn thật. Thế thi thoảng em gọi điện thoại về quê tâm sự với mẹ cho đỡ buồn. Chứ cả ngày ở nhà một mình cũng chán.”

Nói ra thì lại bảo kỳ cục chứ trong mắt Khương Hằng, mẹ vợ còn tốt hơn cả mẹ ruột. Cái này không phải con rể nịnh nọt lấy lòng gì đâu mà sự thật đúng là như vậy. Hễ ở quê có đồ gì ngon là thể nào mẹ vợ cũng túm gói gửi bưu điện sang tận Thượng Hải cho vợ chồng anh, khi là ít thịt khô, lúc lại là chút nấm rừng. Tuy giá thành không đáng bao nhiêu nhưng tình cảm và tấm lòng của mẹ là điều đáng trân quý hơn cả. Đấy là còn chưa kể tới tiền mặt, vòng vàng cha mẹ cho hồi kết hôn để hai đứa tạo dựng cuộc sống mới. Quả thực, từ nhỏ đến lớn, chưa bao giờ Khương Hằng nhận được nhiều tình yêu thương dạt dào tới vậy.

Chu Ngũ Ni cảm thấy cực kỳ ấm áp trước tình cảm cũng như sự quan tâm của chồng dành cho cha mẹ mình. Hôm nay nhân dịp gọi điện về cho mẹ, cô liền đem chuyện này ra nói.

Được con rể quý mến, tất nhiên chị ba Chu rất vui. Chị cười híp cả mắt: “Được được, có thời gian rảnh nhất định mẹ sẽ sang thăm hai đứa. Cũng may đường vào nhà chú thím tư dễ đi, đến giờ mẹ vẫn còn nhớ như in…”

Này nhé từ ga tàu hoả, ngồi xe buýt tầm tiếng rưỡi đồng hồ là tới cổng trường trung học, sau khi xuống xe cứ đi bộ thẳng tắp, nếu nhìn thấy cái bệnh viện to đùng là đúng đường rồi đấy, yên tâm đi tiếp thêm một đoạn nữa là rẽ vào con ngõ nhà chú thím tư tụi nhỏ rồi.

Đấy dễ lắm, quãng đường tuy không gần nhưng rất dễ đi, không hề quanh co ngoắt ngoéo gì cả.

Hỏi han dặn dò con gái thêm một hồi nữa, chị ba Chu mới ngắt điện thoại. Đang định cầm chổi quét cái nhà thì mợ ba Lâm hớt hơ hớt hải chạy vào.

Thấy sắc mặt mợ ấy xanh mét, chị ba Chu giật thót mình: “Làm sao, có chuyện gì thế?”

Mợ ba thở hổn hển nói không ra hơi: “Chị ơi… cha chồng em nhập viện rồi, tình hình nguy cấp lắm, sợ là không qua khỏi.”

Bà Lâm đã đi từ mấy năm trước nhưng ông Lâm vẫn còn sống khá thọ. Tuy nhiên tuổi cao sức yếu, bệnh đến một cái là chống đỡ không nổi. Tối hôm qua vừa mới phát sốt thôi thế mà nay đưa vào viện đã lâm vào trạng thái hôn mê không còn biết gì nữa rồi.

Nghe mợ ba Lâm nói câu được câu mất nhưng chị ba Chu cũng đã đại khái đoán ra vấn đề. Chị nhanh nhẹn nhấc điện thoại quay số nhà chú thím tư trên Bắc Kinh.

Tuy nhiên lúc này đang là giờ hành chính nên chẳng có ai ở nhà cả, Lâm Thanh Hoà thì bị công việc ở phòng phiên dịch giữ chân còn Chu Thanh Bách cũng đang quay cuồng tại tiệm trà. May thay, hôm nay thời tiết nóng nực quá nên Chu Quy Lai tính tạt về nhà tắm ù một cái, thay bộ quần áo chỉnh tề rồi mới đi gặp khách hàng.

Thấy cậu ba về, dì Triệu vội vàng báo tin ban nãy ở quê gọi điện lên, nghe nói là có chuyện gấp lắm.

Chu Quy Lai nhíu nhíu mày rồi lập tức đánh điện về nhà bác ba hỏi xem đã xảy ra chuyện gì.

Thì ra ông ngoại gặp chuyện…nhất thời, Chu Quy Lai bối rối không biết nên phản ứng thế nào cho phải.

Nói về dòng họ bên ngoại, ngoài cậu ba Lâm, nhà nó chẳng quan hệ với bất kỳ ai cả. Nhưng một giọt máu đào hơn ao nước lã, kể cả người ta có tệ bạc tới đâu mình cũng vẫn phải làm tròn bổn phận con cháu. Bữa bà ngoại mất chúng nó đã không về chịu tang rồi, lần này mà cũng không có mặt thì e rằng không được hay cho lắm.

Nghĩ vậy, Chu Quy Lai liền nói nhà cậu sẽ sắp xếp về quê sớm nhất có thể.

Sau khi chào bác ba, Chu Quy Lai liên tiếp gọi hai cuộc điện thoại thông báo tình hình cho anh cả và anh hai.

Vốn Chu Khải đang chuẩn bị xuất quân ra ngoài làm nhiệm vụ, đột nhiên nghe ở nhà báo tin dữ, cậu lập tức điều người khác thay thế rồi sắp xếp mua vé về ngay.

Tất nhiên lần này Chu Khải sẽ đi một mình, chứ Ông Mỹ Gia đang bụng mang dạ chửa làm sao có thể di chuyển đường dài được.

Tóm tắt đại khái tình huống hiện tại cho hai anh xong, Chu Quy Lai vội vớ lấy chìa khoá xe, chạy tới văn phòng dịch thuật tìm mẹ.

Trái ngược với vẻ hấp tấp của con trai, Lâm Thanh Hoà đón nhận tin dữ với một thái độ điềm tĩnh vô cùng. Cô không hề có cảm giác bi thương hay đau lòng gì cả, nhưng về phúng viếng thì tất nhiên phải làm rồi.

Cô bình tĩnh phân phó thằng ba đi thu xếp công việc kinh doanh, còn mình thì bước mấy bước ra bốt điện thoại công cộng gần đó, đánh một cuộc về cho chị ba Chu hỏi cho rõ tường tận chi tiết tình hình.

Đầu dây bên kia, chị ba Chu biết đến đâu kể đến đó: “Chị nghe mẹ Tú Tú bảo ông đang nằm trong phòng cấp cứu nhưng tình trạng nguy kịch lắm, các bác sĩ cũng kêu người nhà chuẩn bị hậu sự rồi.”

Ngay đêm hôm đó, ông Lâm trút hơi thở cuối cùng.

Bây giờ đang là chính giữa hè, nắng nóng đỉnh điểm, không thể giữ xác trong nhà quá lâu nên sáng sớm hôm sau, vợ chồng Lâm Thanh Hoà cùng Chu Quy Lai, Mật Mật và Lâm Tú lập tức lên tàu khởi hành về quê chịu tang.

Cùng lúc này, Chu Toàn và Chu Khải cũng đang có mặt trên hai chuyến xe lửa xuất phát từ hai nơi khác nhau nhưng điểm đến đều là quê nhà. Chắc chắn chúng nó sẽ sớm tụ họp với mọi người thôi.

Tất nhiên, đoàn Bắc Kinh đặt chân tới huyện thành trước. Lâm Thanh Hoà sắp xếp cho Chu Quy Lai nghỉ tại nhà cậu ba Lâm còn vợ chồng cô dẫn Mật Mật về căn nhà trong thôn.

Vì trước đó đã nghe chú ba thông báo nên chị cả Chu chạy sang bên này dọn dẹp hết một lượt từ trong ra ngoài.

Vậy nên lúc Lâm Thanh Hoà mở cổng bước vào liền thấy nhà cửa sạch sẽ tinh tươm đâu vào đấy.

Sắp xếp hành lý một chút rồi hai vợ chồng ẵm Mật Mật sang nhà bác cả ăn cơm.

Thấy chị cả vẫn đang lúi húi ở trong bếp, Lâm Thanh Hoà thả cho con chơi ở sân còn mình đi vào nói chuyện với chị: “Trở về nhìn thoáng qua nhà cửa thấy ngăn nắp gọn gàng là em biết có bàn tay cô Tấm ghé qua rồi.”

Chị cả Chu bật cười vui vẻ: “Lát nữa nhớ nhắc chú tư xách cái quạt về. Chứ nóng nực thế này không có quạt là không ngủ được đâu.”

Cơm nước xong, Chu Thanh Bách liền bế Mật Mật đi dạo quanh thôn một vòng để cho con gái ngắm nhìn bến nước con đò, ruộng lúa sông quê… những nơi đã gắn liền với tuổi thơ của cha và các anh trai.

Trên đường, hai cha con gặp rất nhiều thôn dân. Tất cả mọi người đều nghe tin vợ chồng Chu Thanh Bách sinh thêm một cô con gái nữa nhưng cho đến hôm nay mới có dịp gặp mặt. Công nhận con bé xinh đáo để, trắng trẻo, bụ bẫm, mặt mũi sáng sủa lắm, chắc chắn sau này sẽ học rộng tài cao giống mấy ông anh trai cho xem.

Lâm Thanh Hoà không đi cùng chồng con mà ở nhà tâm sự với chị cả Chu. Ngoài tang sự của Lâm gia bên kia, chị cả Chu còn thầm kể cho cô nghe chuyện của Chu Lục Ni: “Giờ chẳng biết nó chạy đi phương nào rồi, năm ngoái xẹt qua nhà một lần sau đó là đi biệt tăm biệt tích luôn. Không những vậy còn mượn chị 200 đồng nữa chứ, tới giờ cũng chẳng thấy tăm hơi đâu hết.”

Thật ra Chu Lục Ni đòi mượn những 1000 đồng cơ, con bé đó tham như vậy chỉ có 200 làm sao thoả mãn được nó. Tuy nhiên chị cả Chu nhất định không cho vay nhiều, chỉ đưa ra 200 đồng, lấy thì cầm còn không thì thôi.

Méo mó có còn hơn không, Chu Lục Ni miễn cưỡng nhét 200 vào túi quần, còn dặn đừng cho cha nó biết nếu không thể nào nó cũng bị đánh nhừ xương.

Nhưng ai ngờ đâu mới hôm trước hôm sau nó đã mất hút con mẹ hàng lươn. Đi lúc nào không ai biết, đi nơi nào cũng chả ai hay. Tới tận bây giờ cũng tuyệt nhiên không có tin tức gì gửi về.

Lâm Thanh Hoà chỉ ậm ừ nghe cho biết chứ cô không quan tâm tới Chu Lục Ni. Mặc kệ nó là trọng sinh hay xuyên qua thì luật nhân quả cũng không bỏ sót một ai. Thiện có thiện báo, ác có ác báo, tốt hay xấu đều do chính con người mình làm ra.

Tất nhiên, thân là một người biết trước tương lai, Chu Lục Ni sẽ không ngu ngốc đến nỗi đâm đầu vào chỗ chết. Chỉ cần nó có bản lĩnh bám trụ ở các thành phố lớn, tranh thủ thời cơ mua một hai căn nhà là nửa đời sau không phải lo cơm ăn áo mặc.

Đúng lúc này, ngoài cửa truyền vào tiếng nói chuyện của Chu Thanh Bách và anh hai Chu.

Nghe thấy vậy, Lâm Thanh Hoà liền đứng dậy định tiến ra chào hỏi. Nhưng đập vào mắt cô là hình ảnh một ông chú gầy gò, khắc khổ đến đáng thương, bất chợt Lâm Thanh Hoà lâm vào trạng thái sững sờ…

Nhớ năm ấy cô vừa xuyên tới, chính xác là cách đây 20 năm, khi đó anh hai Chu vẫn còn là một người đàn ông bừng bừng sức sống. Hiện giờ tuy đã có tuổi nhưng đáng lẽ cũng không đến nỗi lụ khụ thế này mới phải chứ nhỉ. Đúng là cuộc đời như con tạo xoay vần, được mất đều là do duyên phận…

Nói một câu công tâm thì anh hai Chu là người hiền lành chất phát nhưng chỉ vì thiếu quyết đoán, nhu nhược nên mới ra nông nỗi này.

Thoáng thấy ánh mắt thương hại của thím tư, anh hai Chu khẽ cười: “Có phải thím thấy anh già đi nhiều phải không?”

Lâm Thanh Hoà tiến lại gần, nhíu mày hỏi: “Hồi đầu năm em có gửi chị cả cầm về cho anh đồ bổ mà, anh không hầm ăn à?”

Anh hai Chu còn chưa kịp mở miệng thì chị cả đã cướp lời: “Có bao nhiêu đều bị thím ấy đem lên huyện thành hết rồi.”

Lâm Thanh Hoà ngạc nhiên: “Hạ Hạ cũng có phần mà?!”

Rõ ràng cô đã rất cẩn thận chuẩn bị cho mỗi nhà một túi, không sót không thiếu bất cứ một ai.

Chị cả Chu bực mình: “Có, nhưng mà thím ấy chê ít nên xách cả lên đó rồi.”

Anh hai Chu gượng cười: “Thôi kệ, cứ để mẹ con nó ăn đi, em cũng không cần mấy thứ đó.”

Bình Luận (0)
Comment