Thập Niên 70 Bạch Phú Mỹ ( Dịch Full )

Chương 96 - Chương 96. Mát Tay Nuôi Heo

Chương 96. Mát tay nuôi heo Chương 96. Mát tay nuôi heo

Người cứu Cố Hoài Cẩn chính là Ngô Dung.

Khi Cố Hoài Cẩn tỉnh dậy, trời đã nhá nhem tối, Hồ Tiên Tri đang nhai thảo dược đắp lên cánh tay bỏng rát của ông, trong đôi mắt hiện lên một tia vui mừng.

"Thầy, thầy thấy thế nào?"

Anh ta vừa nói vừa vỗ vai người bên cạnh, nói: "Lần này may mà có Tiểu Dung, chính cậu ấy đã cõng thầy về."

Cố Hoài Cẩn nhìn đôi tay đã được băng bó qua loa của mình, im lặng.

Hồ Tiên Tri nói: "Thanh niên trí thức Triệu có đến, mang cho thầy một ít canh cá diếc."

"Nhân lúc còn nóng, thầy uống đi."

Trong niên đại này không dễ gì mua được cá tươi, cá mua ở cửa hàng đều là loại mổ sẵn, vừa tanh vừa hôi. Muốn ăn cá tươi sống, chỉ có thể đợi đến ngày đại đội giăng lưới bắt cá, mới có thể nếm được mùi vị cá tươi.

Hồ Tiên Tri sống trong chuồng bò nhà họ Hạ đã được vài tháng, anh ta vẫn luôn rất thèm, nhưng lại không thể kiếm được một bữa ăn nào, chỉ có chị Hạ tốt bụng thỉnh thoảng sẽ giữ lại một chút cơm thừa trộn với nước sốt cho anh ta. Ở bên cạnh nghe tiếng Cố Hoài Cẩn nuốt nước canh ừng ực, ngày thường anh ta vẫn luôn kiên định lúc này bụng lại kêu như sấm.

Cố Hoài Cẩn cầm tô canh nóng hổi lên, đậu phụ trắng phau và đầu cá, vừa ngon vừa mềm, ngậm vào miệng là tan ra, vị nhẹ mà thơm, hơi nóng ấm áp lấp đầy bụng khiến trái tim vẫn còn sợ hãi vì chuyện vừa rồi được an ủi đôi chút.

Cố Hoài Cẩn nhai xương cá đã hầm mềm, rồi nuốt luôn cả xương sụn, ông ăn hết miếng này đến miếng khác, vô tình đã ăn gần hết một bát lớn, khi ngẩng đầu lên lập tức thấy Hồ Tiên Tri đang thèm thuồng nhìn chằm chằm vào bát của mình, ông ta mở miệng hỏi:

"Chuyện Ngô Dung là thế nào vậy?"

Ông đặt bát xuống, ngừng ăn, lần đầu tiên để lại nước canh cá diếc cho Hồ Tiên Tri.

Hồ Tiên Tri sung sướng cầm bát canh lên uống. Hương vị tươi mới chiếm trọn vị giác của anh ta, đậu hũ màu trắng đục mềm mại, nước canh đậm đà, thơm nồng, như thể hòa tan mùi thơm của xương cá vào trong bát canh, trong miệng ngập mùi cá, không còn chút mùi tanh nào cả. Vừa sạch sẽ vừa thơm, còn ngon hơn cả thịt heo mà anh ta từng ăn!

Cuối cùng Hồ Tiên Tri cũng hiểu được, tại sao người thầy nghiêm túc của mình lại luôn trông ngóng bữa ăn hàng ngày của Thanh niên trí thức Triệu như vậy, anh ta cũng muốn ăn, nhưng có nằm mơ anh ta cũng không ăn được.

Cảm giác thỏa mãn này không phải ăn một bữa thịt là có thể so sánh được, đó là cảm giác hạnh phúc, khi ăn vào cả người đều ấm áp và thoải mái.

Sau khi ăn xong, anh ta nói: “Tiểu Dung đưa thầy về chuồng bò rồi mới về. Chân cậu ta cũng bị bỏng nặng, chắc là đến trạm y tế để bôi thuốc rồi.”

Vừa nói, anh ta vừa đắp thảo mộc lên tay Cố Hoài Cẩn.

"Nể tình hôm nay cậu ta vất vả đưa thầy ngất xỉu từ trên núi về, thầy đừng oán trách cậu ta nữa. Cuộc sống của cậu ta cũng rất khó khăn!"

...

Sau khi trở về từ trại heo, nghe tin Cố Hoài Cẩn suýt bị thiêu chết trên núi, Triệu Lan Hương rất khiếp sợ, cô lập tức đến thăm ông già tội nghiệp ấy.

Khi đến thăm ông Cố, cô cũng gặp kỹ sư Ngô. Anh ta là một người đàn ông rất trắng, gầy như cái sào tre, đeo cặp kính mắt toát lên khí chất của người lao động trí thức.

Anh ta im lặng băng bó phần chân bị lửa thiêu cháy, rồi lặng lẽ trở về trước khi Cố Hoài Cẩn tỉnh lại. Da thịt ở đùi bị bỏng, người khác nhìn vào đều thấy đau đớn, nhưng Ngô Dung vẫn bình tĩnh, không hề rên rỉ lấy một tiếng.

Hồ Tiên Tri lấy khăn lau tay chân cho Cố Hoài Cẩn, lải nhải: "Cậu ta sợ thầy nhìn thấy mình lại khó chịu, haiz! Trong lòng thầy quá thành kiến với cậu ta."

"Thành phần gia đình của cậu ta không tốt lắm, trước đây không thể đi học đại học, cậu ta trở thành đệ tử của thầy tôi trước, sau đó trong nhà mới xảy ra sự cố, cuộc sống của cha mẹ cậu ta thật sự không tốt ..."

Triệu Lan Hương ậm ừ một tiếng.

Cô dặn dò Hồ Tiên Tri: "Anh đi hái ít hoa cứt lợn về đắp cho ông ấy, tôi sẽ nấu một ít canh để ông ấy uống."

Sau đó, Triệu Lan Hương về nấu một nồi canh cá, nấu đến khi nước canh chuyển thành màu trắng sữa, cô để phần đầu cá bổ dưỡng nhất với một ít thịt bụng cá cho Cố Hoài Cẩn. sau khi chia thịt bụng cá cho người già và trẻ em, nửa phần sau gần đuôi cá cô để lại cho Hạ Tùng Bách, lần trước anh nói muốn ăn cá mà không được.

Buổi tối hôm đó, Hạ Tùng Bách được ăn một bữa cá tươi ngon, dù chỉ là nửa đuôi con cá, anh cũng không chê.

Anh rất tò mò bạn gái mình lấy cá ở đâu ra, Triệu Lan Hương liếc mắt một cái nói: "Là Lý Trung bảo Thiết Trụ mang đến."

Triệu Lan Hương lại đến thăm Cố Công, sau khi ăn uống no đủ và nghỉ ngơi một lúc, tâm trạng Cố Hoài Cẩn đã ổn định trở lại.

Nhìn thấy Triệu Lan Hương, ông ta lập tức cảm ơn cô đã canh cá diếc cho ông ta.

"Ăn ngon lắm, hiếm khi thấy cô cho tôi nhiều thịt như vậy.” Ông ta không nhịn được mỉm cười, ngón tay cái thô ráp lấy ra thứ gì đó từ trong túi.

"Lâu rồi tôi không trả tiền cơm cho cô, da mặt đúng là quá dày."

Triệu Lan Hương hơi kinh ngạc: "Một trăm tệ mà ông đưa có thể ăn rất lâu, không nhiều như vậy."

Cố Hoài Cẩn lại tỏ ý muốn ăn thêm bữa sáng, vì mỗi sáng Triệu Lan Hương đều nấu súp, bánh bao, bún và mì gạo thơm nức mũi, ngay cả mấy chiếc màn thầu trắng cũng thơm đến mức khiến ông ta thèm thuồng.

Cố Hoài Cẩn khẽ ho một tiếng: "Bây giờ tôi cũng là người làm công ăn lương rồi, cô Triệu đừng khách sáo."

Triệu Lan Hương không lấy tiền của ông ta, mà đến gần nhỏ giọng hỏi: "Tôi nghe nói ông là giáo viên trường kỹ thuật à? Không biết ông có học sinh nào học về sinh học không?"

"Tôi muốn mua vài cuốn sách về đọc."

Nghe thấy cô nói thế, Cố Hoài Cẩn có chút hứng thú, ông ta lập tức sai Hồ Tiên Tri ra bờ sông giặt quần áo.

"Sách gì?"

Đối với những người ham học hỏi ông ta luôn coi trọng, cô gái họ Triệu này rất thông minh khéo léo, lật qua bản chép tay của ông ta, cũng có thể hiểu được sơ sơ.

Triệu Lan Hương nói nhỏ: "Mấy cuốn sách như "Mát tay nuôi heo", "Kỹ thuật nuôi heo khoa học", "Công nghệ nuôi heo thực tế" đều được."

Cố Hoài Cẩn ồ lên một tiếng: "Là để cho cậu hai nhà họ Hạ dùng sao? Tại sao cậu ta không tới hỏi tôi mà để cô tới? Chuyện của mình không tự đến hỏi, đúng là không có thành ý."

Ông ta bất mãn nói.

Triệu Lan Hương nhìn ông ta, không nhịn được sinh ra chút buồn bực.

Thấy ánh mắt ấy của cô Triệu, Cố Hoài Cẩn vội vàng nói: "Được rồi, tôi sẽ viết thư hỏi giúp cô một chút. Có cần gấp không? Nếu cô cần gấp, tôi có bạn ở tỉnh X, có thể hỏi giúp cô một chút." "

Triệu Lan Hương gật đầu.

"Càng sớm càng tốt, tiền cơm bù vào tiền sách nhé."

Cố Hoài Cẩn vỗ đầu, lấy giấy và bút từ đống đồ đạc rách nát của mình ra, lưu loát viết vội vài dòng chữ nhưng vẫn rất đẹp.

Triệu Lan Hương cầm bức thư nóng bỏng tay, chân thành nói lời cảm ơn.

Ngày hôm sau, cô mang theo bức "Thư giới thiệu" ấy, đi đến đơn vị nơi bạn của Cố công làm việc.

Đó là một trường đại học ở tỉnh X, nam nữ trong đó đều là công nhân, nông dân và bộ đội được tuyển chọn và giới thiệu từ nhiều nơi về học. Có già có trẻ, ăn mặc bình dị, đi tới đi lui trong vườn trường, toát lên khí chất tốt đẹp và tích cực mà một trường đại học nên có.

Không ngờ mặt mũi của Cố Hoài Cẩn lại rất hữu dụng, mọi chuyện thuận lợi bất ngờ. Triệu Lan Hương dùng bức thư giới thiệu đến gặp một vị giáo sư đổi được ba cuốn sách dày cộp.

Vị giáo sư già đẩy gọng kính dày cộp, nói: "Đi chậm chút, nhớ chỉ được mượn trong vòng một tháng thôi đấy, mấy quyển sách này là tài liệu học tập quý giá, phải trân trọng giữ gìn cẩn thận."

Triệu Lan Hương mạnh mẽ gật đầu.

Cô bỏ ra năm tệ để photo hết ba cuốn sách này, cầm bản photo nóng hổi, cô đưa tay vuốt ve từng quyển sách, trong lòng rưng rưng. Sau khi trả lại sách cho giáo sư, cô lập tức tranh thủ thời gian quay về thôn Hà Tử.

Cô đưa quyển sách photo cho Hạ Tùng Bách, để anh tự xem. Vừa nhìn qua đã thấy rất hoang mang. Bệnh ở heo và vắc xin phòng bệnh là gì? Chưa kể còn có ký hiệu viết bằng tiếng Anh, ngay cả thức ăn cho heo cũng phải trộn đúng tỷ lệ. Anh cố gắng nghiên cứu rất lâu, không muốn hiểu sai ý nghĩa của bất cứ dòng nào trong cuốn sách.

Anh mang sách đến hỏi bà nội, bà đeo cặp kính lão dày cộp lên, nghiêm túc lật từng tờ xem một lúc lâu.

"Chuyện này đúng là phải chú ý, heo con phải được tiêm phòng. Cháu có thể đi mua một ít thuốc về đây, bà sẽ pha trộn giúp cháu ."

Dừng một chút bà nói tiếp: "Nếu làm theo hướng dẫn ở trên, trộn thức ăn cho heo theo đúng tỷ lệ, đến đầu xuân heo con sẽ có thể xuất chuồng. Thức ăn cho heo phải làm như thế này ..."

Bà dạy cháu trai từng chữ một bằng giọng khàn khàn, lật từng trang sách rồi cùng xem với cháu mình, một già một trẻ, một đầu hoa râm một đầu đen nhánh ghé sát vào nhau, thời gian giống như quay ngược lại hơn mười năm, bà cũng khom lưng dạy anh học chữ như thế này.

Mái tóc bà vẫn hoa râm như cũ, còn đứa cháu nhỏ bên cạnh đã cao lớn hơn bà rồi.

Sức khoẻ và đầu óc bà cũng không còn minh mẫn như trước, sau khi xem sách vài tiếng đồng hồ, còn uống một cốc sữa mạch nha, đôi mắt già nua của bà đã hoa hết cả lên, nhìn đâu cũng chỉ thấy bóng đen chằng chịt.

Thấy vậy, Hạ Tùng Bách lập tức bảo bà nội nghỉ ngơi: "Để mai hãy xem tiếp, bà đừng vội. Cháu sẽ thay đổi thức ăn cho heo trước, những cái khác cứ từ từ rồi nói tiếp."

Không xem không biết, xem rồi cả hai đều bị dọa nhảy dựng lên, từng bước từng bước chăn nuôi phải rập theo khuôn mẫu, cuối cùng không giống như đang nuôi heo mà giống như đang hầu hạ tổ tông hơn.

Đột nhiên bà có chút buồn bực nhìn cháu trai mình, dạy bảo thấm thía: “Đã vất vả nuôi heo như vậy rồi, thì phải cố gắng nuôi cho tốt. ”

“Sách phải đọc, phải học hỏi theo, nhưng đừng rập khuôn y hệt như trong sách giáo khoa, phải vừa làm vừa tìm tòi nghiên cứu.

Hạ Tùng Bách gật đầu, đặt bà lên giường để bà nghỉ ngơi.

Anh dùng tay xoa bóp chân cho bà, nói: "Khi nào kiếm được tiền, cháu sẽ mua cho bà một cái xe lăn."

Bà nội nheo mắt cười, đôi mắt cong cong lộ ra từng tia sáng.

"Bách Ca Nhi, chỉ cần cháu sống tốt là được rồi, bà đã sắp xuống đất, còn cần gì những thứ phô trương như vậy."

Hạ Tùng Bách dừng một chút, lại nói tiếp: "Kể cả không kiếm được tiền, cháu cũng sẽ kiếm bà một chiếc xe lăn."

Vở kịch nhỏ:

Bà nội: Cháu trai ngu ngốc, chỉ biết dỗ bà vui.

Sớm sinh quý tử mới là chuyện quan trọng nhất.

"Bà sắp xuống đất rồi, còn cần gì những thứ viển vông như vậy."

Trong lòng âm thầm bổ xung: Để tiền mà lấy vợ.

Bình Luận (0)
Comment