Thập Niên 70: Người Mẹ Đanh Đá (Dịch Full)

Chương 184 - Chương 184. Quần Áo

Chương 184. Quần áo Chương 184. Quần áo

Chương 184: Quần áo

Tiểu Lĩnh rất mơ hồ, lập tức tin ngay: “Cái bà dì quao quao đó thật sự không phải thứ gì tốt, sau này đừng tới nhà mình nữa.”

Đại Quân lại không có hứng thú với Lâm Uyển Lệ, cậu bé hỏi Lâm Tô Diệp: “Mẹ, còn một bà dì họ khác đó thì sao?”

Lâm Tô Diệp: “Cô ta hả, nợ nhà mình một đống tiền lớn, tới trả tiền đó mà, tiền không đủ nên cắm cái đồng hồ cho chúng ta. Mẹ khóa lại trong rương rồi, các con không được phép động vào, sau này còn trả lại cho cô ta.”

Đại Quân gật đầu, xưa nay cậu bé không bới lung tung đồ của Lâm Tô Diệp, chỉ có Tiểu Lĩnh là thích lục lọi.

Cậu bé sẽ trông chừng không cho Tiểu Lĩnh lục vậy.

Lâm Tô Diệp kêu bọn trẻ làm bài tập về nhà, chuẩn bị bút chì và vở cho Toa Toa tiếp tục vẽ cha dưa lệch, còn cô thì lại giặt đôi giày đó cho cô út, đợi khô lại vá sau.

Tuy rằng rách rồi nhưng vẫn không nỡ ném đi, cô nghĩ thời tiết ấm áp hơn không bằng trực tiếp tước vải ở mặt giày làm thành xăng đan, lại buộc một vòng vải lên sẽ càng chắc chắn hơn.

Cô thấy Tiểu Lĩnh đổ mồ hôi đầy đầu, tóc ướt nhẹp, áo bông trực tiếp cởi ra, trên người chỉ mặc một cái áo ba lỗ nhỏ, còn Đại Quân vẫn mặc áo bông kín kẽ.

Cô hỏi Đại Quân: “Nóng không con? Nóng thì cởi ra đổi áo kép với áo cộc tay đi.”

Qua tiết thanh minh sẽ mỗi ngày một nóng hơn, đặc biệt là năm nay tiết tới sớm, cuối tháng ba lập hạ, trời vô cùng nóng.

Phần lớn gia đình ở nông thôn đều thiếu vải vóc, một người cùng lắm được hai bộ quần áo, mùa đông lấy bông lót làm áo bông, màu xuân ấm áp hơn đợi đến lập hạ lại rút bông ra làm áo mỏng, vào thu lạnh thì mặc hai áo.

Chỉ có gia đình điều kiện vô cùng tốt mới có thể mùa đông mặc áo bông, xuân thu mặc áo kép và áo cộc tay, mùa hè mặc áo mỏng thậm chí là quần đùi áo ngắn tay.

Nhà Lâm Tô Diệp có Tiết Minh Dực kiếm được tiền, còn có thể lấy một vài phiếu phúc lợi, Lâm Tô Diệp may vá lại tốt, tính toán tỉ mì chia ra cũng không đến mức túng thiếu như thế.

Nhưng cũng không dư ra chút nào, quần áo của mỗi người có hạn mà không thể phô trương, bớt việc nào hay việc nấy.

Tiết Minh Dực trông thì lạnh lùng nghiêm túc nhưng thật ra rất tiết kiệm, khăn mặt dùng cái nát, áo cộc tay mà bộ đội phát cũng mặc đến rách.

Lâm Tô Diệp dùng một cái áo lót cũ của anh sửa thành áo may ô cho hai bé trai, mặc bên trong áo cũng rất vừa.

Đừng thấy chỉ là áo may ô nhưng rất nhiều người đều không có.

Phần lớn mọi người cùng lắm cũng chỉ mặc một cái quần cộc, bên ngoài trực tiếp mặc quần bông áo bông, hoàn toàn không có lót gì ở đây.

Mùa đông trên người chỉ mặc mỗi áo bông, vừa mặc vào đã lạnh rét căm căm, đơn giản là dùng cơ thể của mình làm ấm, đợi làm việc cũng ra mồ hôi thôi, một cơn gió nhẹ thổi qua sẽ cảm thấy mát mẻ ngay, ai mặc thì người đó biết.

Phần lớn người trong thành phố đều mặc áo lông hoặc là mặc cổ giả trong áo bông mà sẽ không thật sự mặc áo trong.

Mỗi người đều được cung ứng phiếu vải có số lượng hạn chế, rất thiếu vải đó!

Mắt thấy hai bé trai ba tháng cuối năm này lại cao thêm một khúc, quần bông áo bông cởi ra đến mùa đông sẽ nhỏ hơn phải sửa lại, mùa hè mặc áo mỏng hiển nhiên cũng nhỏ, vẫn phải làm lại.

Cũng là do Lâm Tô Diệp không chịu để con mặc lôi thôi, người khác chỉ hận không thể may một cái bao tải cho con, là loại từ năm tuổi đến mười tuổi đó. Còn cô luôn may vừa người, ngay ngắn chỉnh tề cho các con, là loại có vào thành cũng sẽ không bị so bì đó.

Ngoại trừ hai bé trai thì cô út cũng tốn vải.

Cô út sức lớn, quần áo giày dép để ra đồng làm việc vô cùng tốn, đặc biệt là vai, khuỷu tay, mông và đầu gối, cứ dăm ba ngày lại phải sửa, đến cuối cùng không có cách nào sửa nữa đành phải đối cái mới.

Còn phải làm quần mỏng áo mỏng mùa hè cho cô út nữa.

Cô có tiền nhưng không có phiếu vải, thiếu vải quá!

Tay nghề của Lâm Tô Diệp có tốt bao nhiêu nhưng không bột đố gột nên hồ.

Cô hơi buồn rầu.

Lâm Tô Diệp hỏi bà Tiết: “Mẹ, không phải nhà anh em của mẹ tự mình dệt vải sao? Mẹ đi mua hai khúc vải của bọn họ về đi?”

Bà Tiết có anh chị em ở nhà mẹ đẻ, ngày lễ ngày tết cũng qua lại, đến anh em cháu chắt của bà ta cũng mượn tiền, phiếu, lương thực của bà ta vẫn chưa trả.

Tuy rằng không phải mượn số tiền lớn nhưng tích ít thành nhiều vẫn là một khoản không nhỏ đối với hộ nông dân.

Bình Luận (0)
Comment