Chương 66: Con chửi chữ mà
Nhưng cho dù là vậy Tiểu Lĩnh vẫn vấp váp không đọc hết được!
Lâm Tô Diệp: “Hừ!”
Toa Toa: “Hừ!”
Tiểu Lĩnh liếc mắt nhìn em gái, duỗi tay chọc một ngón vào đầu cô bé: “Em hừ cái gì?”
Toa Toa ngồi xổm trên giường đất không vững bị anh trai chọc một cái ngã lên đống chăn.
Cô bé ngã lên chăn cũng không khóc mà chớp đôi mắt to lúng liếng, nằm ở đó bi ba bi bô đọc bài thơ mà Tiểu Lĩnh không thể học thuộc được: “Hồng quân không sợ đường viễn chinh gian khổ…”
Tiểu Lĩnh sợ Lâm Tô Diệp nói mình không bằng em gái, lại nhanh chóng đọc: “Thư đã nhận được, tất cả đều bình an, vội nhớ.”
Đại Quân: “Chớ nhớ.”
Tiểu Lĩnh: “Mẹ nó, trong thắt lưng giắt cây hành thì đọc là vội chứ?”
Lâm Tô Diệp vả cậu bé một phát: “Không cho phép chửi người!”
Tiểu Lĩnh: “Con chửi chữ mà!”
Gấp và chớ cũng quá giống rồi! Đây đúng thực là hai anh em mà!
Tiết Minh Dực bình về thư của mọi người, khen Toa Toa ấn vân tay rất đẹp, khen Đại Quân viết thư có trật tự, ý tứ rõ ràng nhưng cần luyện chữ, muốn viết chữ càng có gân cốt hơn một chút, khen cô út sức lớn, dấu vân tay ấn vô cùng rõ ràng, cũng cảm ơn cô út đã giúp anh hiếu thuận cha mẹ, chăm sóc vợ con, cảm ơn mẹ…
Tiết Minh Dực không thích nói chuyện, viết thư cũng không phong phú như người khác mà dứt khoát ngắn gọn, mỗi người đều được nhắc đến.
Cuối cùng nói Tiểu Lĩnh, khen chữ của cậu bé đã tiến bộ hơn lúc trước, không còn đen thùi lùi như trước đây nữa, còn nói đã nhận được món quà mà cậu bé gửi riêng, đã cất giữ.
Lâm Tô Diệp: “Con gửi quà gì cho cha con rồi?”
Tiểu Lĩnh che miệng cười khà khà, cậu bé vốn muốn lừa cha nhưng không ngờ lại bị nhìn thấu, cha thật lợi hại.
Tiết Minh Dực còn ở trong thư khen Lâm Tô Diệp vẽ đẹp, sinh động thú vị, khen cô tiến bộ, hy vọng lần sau gửi thư có thể nhìn thấy chữ mà Lâm Tô Diệp viết.
Lâm Tô Diệp nhìn mà lấy làm kỳ lạ, cái hũ nút Tiết Minh Dực này, ở trước mặt không nói lời gì nhưng viết thư ngược lại nói rất tốt.
Lần nữa cảm ơn trí thức Cố đã chỉ dạy, sau này sẽ viết thư nhiều hơn!
Đám trẻ tính tích cực rất cao, lập tức lấy giấy viết thư ra viết thư hồi âm cho cha.
Lâm Tô Diệp: “Trời tối rồi, ngày mai lại viết.”
Tiểu Lĩnh: “Ngày mai gửi ngay cơ.”
Ngày mai gửi đi, phải mất bao nhiêu ngày mới tới chỗ cha, như vậy trước khi cha về thăm gia đình còn có thể đọc được thư.
Lâm Tô Diệp cũng vui vẻ vì đám trẻ tích cực viết thư.
Tiết Minh Dực quá nghiêm túc nên đám trẻ đều sợ anh, trước đây không giao lưu gì cả, gặp mặt cũng rất ít khi thân thiết.
Viết thư thì lại khác, đám trẻ thích viết thích làm loạn, Tiết Minh Dực cũng có thể viết thêm vài lời còn khen ngợi đám trẻ, việc này chắc chắn có thể khiến tình cảm cha con thân thiết, đám trẻ nghe lời cha, cha cũng luôn nhớ và lo cho tương lai của bọn họ.
Về phần Tiết Minh Dực kêu cô viết thêm vài câu cô không coi là chuyện to tát gì, mới không tự bêu xấu đâu.
Tiểu Lĩnh lại cân nhắc lần này sẽ in dấu son môi của mỗi người để cha đoán là của ai.
Cậu bé lấy mỡ thơm và son cho mọi người bôi lên môi, Toa Toa phối hợp nhất, ngoan ngoãn chu miệng cho cậu bé ấn.
Tuy rằng bà Tiết thương cháu trai nhưng chuyện đã già còn không biết xấu hổ như vậy bà ta không làm được, tô son đỏ vào giống lão yêu bà đã quá phận lại còn in xuống nữa, quá không biết xấu hổ.
Cuối cùng Tiểu Lĩnh cầu xin mang theo uy hiếp, rốt cuộc môi của bà Tiết cũng in lên rồi.
Cô út dễ dỗ, Đại Quân cũng không khó. Đại Quân muốn đòi tiền mua sách đọc, Tiểu Lĩnh nói suông hứa hẹn cho cậu bé, tổng cộng nợ một đồng rưỡi.
Chỉ có Lâm Tô Diệp không dễ dỗ như vậy, sống chết không đồng ý.
Tiểu Lĩnh: “Mẹ, mẹ ngại hả?”
Lâm Tô Diệp: Qua một bên, mẹ phải rửa mặt rửa chân đi ngủ.”
Tiểu Lĩnh: “Mẹ, mẹ sợ cha con không nhận ra mẹ sao?
Lâm Tô Diệp đỏ mặt tía tai: “Đi qua một bên!”
Tiểu Lĩnh: “Mẹ đỏ mặt thì đỏ mặt, mắng con làm gì?”
Lâm Tô Diệp không để ý đến Tiểu Lĩnh mà nói với Đại Quân đang viết thư: “Bà nội con đau đầu, kêu cha con tùy tiện gửi hai đồng về đi.”
Tiết Minh Dực cũng tiêu tiền như nước như mẹ anh, cho mượn nhiều tiền như vậy không định đòi về sao?
Dù sao đau đầu cần mua thuốc, hai đồng không ngại ít, năm xu cũng không ngại ít, cứ cho là được.
Bà Tiết: “Tôi không đau đầu! Hôm nay không phải cô vừa mới đòi rồi sao? Có người nào làm vợ như cô không, có chuyện hay không cũng đòi tiền! Tiền che mờ mắt rồi!”
Ngày nào cũng đòi tiền, đây là dân đòi nợ sao? Hay là vợ?