Đến khi giải được cơn thèm rượu, ông ấy đậy kín số rượu còn thừa lại rồi cất đi.
Nửa cân rượu này không dễ có được, ông ấy phải uống từ từ, uống mười ngày nửa tháng là còn ngắn đấy.
Uống rượu xong ông ấy cũng không để tâm nhiều nhiều đến Nguyễn Dược Tiến nữa, vào trong phòng lấy ra một tập vở giấy bổi và một chiếc bút chỉ còn một nửa, nhét vào tay Nguyễn Khê, nói: “Tiếp theo đây cô nhóc nhà con học vẽ tranh đi, cái này thầy không dạy đâu, con tự cân nhắc đi, tùy tiện vẽ cái bàn cái ghế gì cũng được, có cảm giác rồi thì hẵng vẽ người. Luyện nhiều quan sát nhiều vào, dùng giấy tiết kiệm thôi.”
Nguyễn Khê nhận lấy giấy và bút, đáp lời: “Vâng thưa thầy.”
Ông thợ may mặc kệ cô, xoay người đi ra ngoài tản bộ.
Ông thợ may vừa đi, trong phòng lập tức chỉ còn lại Nguyễn Khê và Nguyễn Dược Tiến. Nguyễn Khê phải giả vờ mình không biết vẽ tranh, cho nên cầm lấy giấy bút cố ý từ từ phỏng theo hình ảnh bàn ghế, vẽ xiêu xiêu vẹo vẹo.
Cô không nói chuyện với Nguyễn Dược Tiến. Quan hệ giữa nguyên thân và người anh họ này không tốt lắm, bình thường không chơi với nhau, cô còn từng bị Tôn Tiểu Tuệ lừa, bây giờ Nguyễn Dược Tiến đến đoạt bát cơm của cô nữa, cô thuận mắt anh ra mới là lạ đấy.
Nguyễn Khê ngồi cạnh chiếc bàn nghiêm túc vẽ tranh, khuôn mặt trầm tĩnh, cả người đều được bao phủ bởi sự tĩnh lặng. Nhưng Nguyễn Dược Tiến ngồi ở trước máy may lại rất bực bội, nôn nóng đến mức mồ hôi đầy đầu, chốc chốc lại giơ tay lên lau trán một lần.
Thực sự không kéo nút chỉ ra được, sự nhẫn nại của anh ta có hơi cạn kiệt, sự bực bội trong lòng không chỗ để trút lên, bèn nhìn về phía Nguyễn Khê đang vẽ tranh, tìm chuyện để nói: “Bởi vì mày nịnh hót giỏi cho nên ông thợ may mới thích mày đấy nhỉ?”
Nguyễn Khê không nhịn được mà bật cười, vẽ tiếp: “Đúng rồi, anh có ý kiến à?”
Nguyễn Dược Tiến cũng cười: “Tao có ý kiến gì đâu, khâm phục mày thôi.”
Nguyễn Khê nghiêm túc bắt chước nét vẽ: “Anh ghen tỵ đúng không, ghen tỵ em có thể ăn đậu phộng, còn anh chỉ có thể nhìn và ngửi.”
Nguyễn Dược Tiến cười hề hề: “Không bằng mày nói tao ghen tỵ mày nhóm lửa rang đậu phộng còn hơn.”
Nguyễn Khê: “Anh mạnh miệng thôi.”
Nguyễn Dược Tiến nóng nảy: “Ai mạnh miệng thì người đó là cháu!”
Nguyễn Khê: “Thế anh là cháu rồi.”
Nguyễn Dược Tiến sững sờ, đứng phắt dậy cạnh chiếc máy may “cạch” một tiếng.
Nguyễn Khê quay đầu lại nhìn anh ta: “Làm gì? Anh muốn đánh nhau à? Lúc về em bảo chú năm đập c.h.ế.t anh đấy, có tin không hả?”
Nguyễn Dược Tiến quả thực rất sợ Nguyễn Trường Sinh, đành nín thở ngồi xuống.
Anh ta thấy Nguyễn Khê mau mồm mau miệng, sau lưng lại có Nguyễn Trường Sinh, đụng vào cô chỉ làm mình thêm thua thiệt và bức bối hơn thôi, bởi vậy anh ta không lên tiếng nữa, lại quay về máy may hí hoáy với nút chỉ kia.
Thật sự không thể kéo ra nổi, mắc tiểu quá, anh ta vội chạy ra ngoài đi vệ sinh.
Chờ đến khi anh ta vội vội vàng vàng chạy ra khỏi sân, Nguyễn Khê liếc mắt nhìn máy may, tự lẩm bẩm một câu: “Đần c.h.ế.t đi được.”
Nguyễn Khê vẽ tranh ở nhà ông thợ may một lúc, căn chuẩn lúc mặt trời lên cao thì thu dọn đồ đạc rời đi đúng giờ giống trước kia. Lúc cô đi thì cũng đúng lúc ông thợ may quay về, cô bèn tạm biệt ông thợ may.
Trái lại Nguyễn Dược Tiến rất có kiên nhẫn, còn đang vật lộn với máy may ở đằng kia, dáng vẻ như thể không thành công sẽ không bỏ qua.
DTV
Đương nhiên là Nguyễn Khê nhìn ra được nguyên nhân trực tiếp khiến anh ta đến học nghề này chính là ghen ghét cô kiếm được ích lợi từ chỗ ông thợ may. Anh ta một nửa là muốn học thành tay nghề để sống khấm khá về sau, một nửa là muốn cướp bát ăn cơm của cô.
Chỉ cần cô ấy còn đi theo ông thợ may không bỏ thì Nguyễn Dược Tiến nhất định sẽ kiên trì.
Đây là nguyên nhân chủ yếu nhất khiến anh ta cáu kỉnh lúc học như vậy nhưng vẫn kiên trì nhẫn nại.
Nếu như không có Nguyễn Khê, e là anh ta sẽ giống với những người đến tìm ông thợ may để bái làm thầy trước đó, nuốt cục tức về nhà không tới nữa từ lâu rồi. Suy cho cùng thì dựa theo phương pháp dạy này của ông thợ may sẽ rất khó để học hết được, đã thế lại còn phải chịu uất ức nữa!
Với chỉ số thông minh và năng lực học tập của Nguyễn Dược Tiến, muốn cướp bát cơm của Nguyễn Khê chẳng khác nào mơ mộng hão huyền.
Nguyễn Khê hoàn toàn không để anh ta vào mắt, cô cảm thấy bỏ bát cơm vào tay anh ta thì anh ta cũng không cầm đi nổi.
Mặc kệ anh ta đau khổ thế nào, Nguyễn Khê không dư thừa tâm tình mà lo cho anh ta, chỉ cần lo cho bản thân là được rồi.
Nguyễn Khê đeo cặp sách rời khỏi nhà ông thợ may, vẫn giống như trước kia, gặp Nguyễn Khiết ở chỗ cũ, lại cùng leo lên dốc núi tìm Lăng Hào. Mấy ngày nay Nguyễn Khê và Lăng Hào không ở đây, Nguyễn Khiết đều tự củng cố những kiến thức đã từng học.