Chương 369: Bao Giờ Chúng Ta Kết Hôn? 3
Chương 369: Bao Giờ Chúng Ta Kết Hôn? 3
Chương 369: Bao Giờ Chúng Ta Kết Hôn? 3
Phong Lẫm nhìn cô trốn ở trong chăn, lộ ra khuôn mặt vô cùng nhỏ nhắn thanh tú, yết hầu hơi nhấp nhô.
Anh không phải là không muốn kết hôn với cô, có người yêu xinh đẹp như vậy, hơn nữa còn là cô gái anh yêu như thế, anh còn nóng lòng mong ước có thể ở bên cô mọi lúc, ước mỗi ngày chỉ cần mở mắt ra là có thể thấy được cô.
Nhưng mà, sau khi kết hôn, đâu phải chỉ là ở cùng nhau, mà sẽ còn phát sinh một vài chuyện khác.
Anh không tin tưởng vào sức kiềm chế của mình khi ở trước mặt cô, vì không muốn làm tổn thương cô... Vẫn nên chờ cơ thể của cô được trị khỏi đi.
Cố Di Gia không nhận được đáp án, cô thực sự không cố gắng thêm được nữa, mà nhanh chóng chìm vào trong giấc ngủ sâu.
Phong Lẫm ở lại với cô một lúc, cho đến khi cảm giác được bàn tay trong chăn của cô có chút hơi ấm, anh mới cẩn thận từng li từng tí rút tay mình ra, cẩn thận chỉnh chăn mền cho cô.
*
Sau ngày mùng ba Tết, bên khu nhà tập thể cũng sang nhà chúc Tết lẫn nhau, trong nhà bắt đầu náo nhiệt lên.
Trước đây Cố Di Gia là người thích náo nhiệt, nhưng hiện tại cơ thể cô không còn hoạt bát nữa, cô đã trở nên thích sự yên tĩnh, thế là nếu như trong nhà có quá nhiều người thì cô sẽ tránh ở trong phòng.
Đây cũng là vì tránh cho mọi người và chị dâu hỏi cô với đoàn trưởng Phong lúc nào kết hôn.
Bọn họ cũng không phải có ác ý gì, mà là hiện nay sau khi nam nữ trẻ tuổi yêu đương, mọi người sẽ bắt đầu quan tâm đến việc khi nào bọn họ kết hôn, lúc nào sinh em bé.
Những năm này các hoạt động giải trí quá ít, mọi người thường tụ tập lại nói tới chuyện trong nhà nên nghiễm nhiên cũng quan tâm tới vấn đề kết hôn và sinh con của người trẻ.
Đứng trước những lời giục cưới, Cố Di Gia đều không trả lời, nếu không thì sẽ trốn đi.
Chỉ khi có một số người đặc biệt tới đây nhờ cô may quần áo.
Trong đó có chị dâu Chu Hồng Anh - vợ của chính ủy Mã.
Cô ấy ngại ngùng nói: "Tháng chín Đại Hoa sẽ lên thị trấn học cấp hai, chị muốn may cho con bé hai bộ quần áo, năm nay vóc dáng con bé đã cao lớn hơn rồi, quần áo trước kia đều không mặc nổi nữa..."
Quần áo thời này đều là mới ba năm, cũ ba năm, may vá và sửa lại thêm ba năm nữa.
Những đứa trẻ trong các gia đình bình thường đều mặc lại quần áo của các anh chị phía trên, rộng quá thì sửa nhỏ lại, còn nhỏ quá thì lấy thêm mảnh vải ghép lại vào các chỗ hở.
Nhưng nếu là con đầu không có quần áo của anh chị để nhặt lại thì chỉ có thể mang quần áo cũ của người lớn ra sửa nhỏ lại, hoặc là may mới cho bọn chúng. Trước kia, quần áo của Đại Hoa đều là quần áo cũ của người lớn sửa nhỏ lại, đợi khi cô bé mặc không vừa nữa thì lại đổi cho hai người em gái phía sau mặc.
Nhưng năm nay, Đại Hoa phải lên cấp hai, cũng lớn tuổi hơn, Chu Hồng Anh cắn răng muốn may quần áo mới cho cô bé.
Cố Di Gia thoải mái đồng ý, đến khi nhìn thấy vải mà Chu Hồng Anh mang đến thì không khỏi có chút kinh ngạc.
Đây là vải mùa hè, hơn nữa còn là loại vải dệt thủ công rẻ nhất, không chỉ thô ráp mà còn rất bí hơi, mặc rất nóng.
Thấy cô nhìn sang, Chu Hồng Anh đỏ mặt nói: "Vải này chị mua khi đổi mùa nên giá được rẻ hơn..."
Cố Di Gia lập tức hiểu ra, nhớ lại chị dâu đã từng nói về hoàn cảnh nhà chính ủy Mã cho nên cô cũng không lạ.
Hầu hết tiền trợ cấp của chính ủy Mã đều phải gửi về quê, tiền dùng cho vợ và con cái không nhiều, Chu Hồng Anh phải nuôi ba đứa con, lại cố gắng muốn để ba đứa được đi học, tình hình kinh tế vô cùng khó khăn, chỉ có thể tiết kiệm tiền bằng nhiều cách khác nhau.
Cho nên may quần áo mùa hè vào mùa đông cũng không có gì sai.
Về phần tại sao muốn tìm đến Cố Di Gia để may, thứ nhất là nhà bọn họ không có máy may, thứ hai là Cố Di Gia may quần áo đẹp.
Chu Hồng Anh vẫn thương cho con gái, ít nhiều cũng muốn để con gái ăn mặc tươm tất hơn khi đến trường học.
Cố Di Gia đo kích thước cho Đại Hoa.
Cô vừa đo kích thước, vừa nói chuyện phiếm với Đại Hoa, biết được tên của ba cô con gái nhà chính ủy Mã, lần lượt là Mã Xuân Phương, Mã Xuân Hương, Mã Xuân Ni, ba cái tên rất hợp thời và đặc biệt.
"Thì ra cháu tên là Xuân Phương." Cố Di Gia khen: "Tùy ý hương xuân tận, vương tôn vẫn bàn hoàn*, tên rất hay!"
*Tùy ý hương xuân tận, Vương tôn vẫn bàn hoàn: Tùy ý hương xuân đã hết, các Vương tôn (con vua cháu chúa) muốn ở lại thì cứ tự nhiên, ý chỉ dù vẻ đẹp mùa xuân có phai nhạt đi thì khung cảnh mùa thu trước mắt cũng khiến người ta phải nán lại, đồng thời ẩn dụ cho việc lựa chọn cách sống ẩn dật, giữ mình trong sạch và tránh xa công việc triều chính, đấu đá lẫn nhau (trích trong bài thơ "Sơn cư thu minh" của Vương Duy thời nhà Đường)