Thiên Phú Quỷ Dị, Đốt Xác Liền Trở Nên Mạnh Mẽ (Bản Dịch)

Chương 118 - Chương 118 - Thứ Tử Của Từ Phủ.

Chương 118 - Thứ tử của Từ phủ.
Chương 118 - Thứ tử của Từ phủ.

Vầng trăng tròn treo cao, mây đen gió lớn.

Đây nhất định là một đêm không yên tĩnh.

Phi Ngư Vệ xem như là nơi chuyên xử lý sự kiện linh dị cùng tội nặng ở Vương triều Đại Lê, đêm nay rất bận rộn.

Chân trước nha thự bị người rải đồng tiền lấy mạng, đang tiêu diệt đám tay sai lột da thì chân sau Hoàng Cung đã bị “Hulk” đột nhiên xuất hiện tập kích.

Toàn thân “Hulk” màu lục, trên cơ thể nổi lên vô số đường vân màu xanh, sức mạnh cực kỳ dũng mãnh, một quyền đã đập cổng cung nặng cả vạn cân thủng một lỗ, một cước đã đá bay gạch đá thành cung bay tứ tung.

Ngự lâm quân trông coi cổng cung liều mình chống cự, mãi cho đến khi có một vị cường giả mặc trường sam màu trắng thuần tới, mới có thể đánh lui nó.

Mà như vậy vẫn chưa kết thúc.

Vừa quay đầu Phi Ngư Vệ đã truyền ra tiếng la giết, hai bóng người từ trong chiếu ngục vọt ra, lóe một cái đã hòa mình vào trong màn đêm, biến mất không còn thấy tăm tích.

Hai tên Thiên hộ truy kích cũng theo đó biến mất.

Về phần kết quả như thế nào, không ai biết được.

Chỉ biết là một đêm này Phi Ngư Vệ giống như là điên rồi, khắp nơi lùng bắt người.

Kẻ nào mà ban đêm ngủ không được đi ra ngoài tản bộ thì xem như là gặp vận đen tám đời.

....

Phòng thiêu thi.

Đại vương bát sau khi ăn uống no đủ, đó là cực kỳ hăng hái, chỉ là miệng hơi có chút sưng đỏ.

Tần Hà thì càng thích ý, híp mắt, gác chân bắt chéo đợi “Man Quỷ” hóa thành tro.

Trực giác nói cho hắn biết, cái tên Man Quỷ này, rất có thể cũng chỉ là một tên tay sai cao cấp, cái đám lột da kia, không dễ dàng bị nhổ cỏ tận gốc như vậy.

Nếu chỉ là một tên Man Quỷ tầm thường như vậy, dù là sau lưng dựa vào cung đình, cũng không thể khiến cho Phi Ngư Vệ bó tay bó chân không thể xử lý.

Tốc độ đốt thi thể mới nhanh hơn nhiều thây khô cùng thi thể biến dị.

Chưa tới hừng đông, màn sân khấu xám trắng chậm rãi rủ xuống, rối bóng biểu diễn, một đời Man Quỷ, tới.

Man Quỷ cũng không phải là quỷ, mà là quỷ tu, là người, nói chính xác hơn là nửa người nửa quỷ.

Man Quỷ xuất thân từ gia tộc thế gia quyền thế, Từ gia, là hậu đại của Từ Đại Hải, đại tướng Trung Sơn vì Đại Lê lập quốc.

Từ gia khác họ phong Vương, trải qua mấy trăm năm phát triển đã sớm thành một con quái vật khổng lồ.

Càng nhiều người thì đúng sai càng nhiều.

Bất kể là một gia tộc, hay là một Vương triều.

Sau cánh cổng Từ gia, nghiễm nhiên chính là một phiên bản triều đình thu nhỏ, phe phái trong nội tộc mọc lên nấm, tranh quyền đoạt lợi.

Man Quỷ tên là Từ Hoài Khánh, là thứ tử do một nữ tử thanh lâu sinh ra sau một lần Trung Sơn Vương say rượu, bởi vì địa vị mẫu thân ti tiện nên y không có nơi nương tựa, từ nhỏ phải chịu đủ mọi loại ức hiếp.

Cái loại chuyện ức hiếp này, từ trước đến giờ đều là chọn quả hồng mềm để bóp, không quan tâm là giữa người lớn hay là giữa trẻ nhỏ, cho đến bây giờ cũng không phải là đồng đều, mà là một đám người dồn một người vào chỗ chết.

Nguyên nhân rất đơn giản, bởi vì ức hiếp người này cũng sẽ không phải chịu hậu quả gì.

Có người dẫn đầu thì sẽ có người bắt chước, ức hiếp lần này đến lần khác, kẻ bị ức hiếp liền trở thành một đống bùn nhão, ai cũng có thể tiến lên giẫm một cái.

Từ Hoài Khánh chính là một đống “bùn nhão” trong số đông đảo nhi nữ của Trung Sơn Vương.

Vương thế tử không cần thận làm vỡ bình hoa mà Trung Sơn Vương yêu thích nhất, liền chỉ vào Từ Hoài Khánh nói là do y làm, Từ Hoài Khánh biện luận là không phải y, Trung Sơn Vương tức giận, sai người đánh phạt Từ Hoài Khánh.

Đợi đến khi phạt xong, Vương thế tử lại dẫn người đánh cho Từ Hoài Khánh một trận, bởi vì y dám chối.

Nhị quận chúa ham chơi, ném con chó Nam Dương mà Trung Sơn Vương Phi thích nhất xuống nước khiến cho nó bị chết đuối, cũng chỉ vào Từ Hoài Khánh nói là y ném, Từ Hoài Khánh khóc nói không phải, Vương Phi tức giận, phạt không cho y ăn cơm.

Nhị quận chúa sau đó lại dẫn người đến đánh y một trận.

Một tới hai đi, Từ Hoài Khánh không dám biện luận nữa.

Bởi vì chẳng có tác dụng gì, không biện luận bị phạt một lần, biện luận thì vừa bị phạt một lần lại vừa phải bị đánh một trận.

Dần dần, Từ Hoài Khánh đã biến thành kẻ chuyên “đội nồi” (*) của Từ gia.

(Note (*): Đội nồi có nghĩa là bị vu khống, nhận thay tội của người khác.)

Hễ trẻ con phạm lỗi là lại đổ cho Từ Hoài Khánh.

Theo lý mà nói, những người lớn trong phủ không biết à?

Đương nhiên là biết, chút tiểu tâm tư của trẻ con kia làm sao có thể giấu được ánh mắt của người lớn.

Nhưng vậy thì thế nào?

Những nhi nữ của Trung Sơn Vương kia, nhà ngoại đều có quyền thế cùng địa vị, dám phạt thì thiên vị, không dám phạt thì mở một con mắt nhắm một con mắt.

Đến cả chủ vị cũng không dám phạt, chỉ giết “gà” dọa khỉ một chút.

Mà Từ Hoài Khánh chính là “con gà” thường xuyên bị giết kia.

Nhà cao cửa rộng, thân tình nhạt nhẽo gần như không có, có thì cũng chỉ là suy nghĩ tính toán, lục đục với nhau.

Trẻ con trong nhà nghe quen tai, nhìn quen mắt, tự nhiên là cũng học theo.

Hôm nay trong đại viện có mấy chục đóa mẫu đơn bị gãy, Từ Hoài Khánh bị phạt quỳ.

Ngày mai hãn huyết bảo mã Vương phủ bị tiêu chảy, Từ Hoài Khánh bị phạt quỳ.

Ngày kia trời mưa, Từ Hoài Khánh bị phạt quỳ.

Ngày kìa trời không mưa, Từ Hoài Khánh cũng bị phạt quỳ.

Nói chung là.... Chuyện gì cũng có thể phạt y, ai cũng có thể phạt y, Từ Hoài Khánh cũng tựa hồ quên đi việc phản kháng.

Nhưng mà những thứ này chỉ là một mặt trong cuộc sống của Từ Hoài Khánh, những sỉ nhục, trêu cợt khác còn nhiều lắm.

Ăn ở mọi thứ đều bị người ta đối xử lạnh nhạt, vài hạ nhân, nha hoàn có chút địa vị trong phủ cũng dám lên mặt với y, thỉnh thoảng y còn bị bỏ đói một hai bữa.

Đường đường là con trai của Trung Sơn Vương, tuy là thứ tử, sống thành như vậy, một là do mệnh, hai là do tính cách.

Phàm là Từ Hoài Khánh nổi điên lên, túm lấy một hai tên cùng vào chỗ chết, đảm bảo sau đó cũng không có chuyện như vậy.

Nhưng Từ Hoài Khánh không dám, bởi vì y có một người mẹ ruột càng hèn yếu hơn cả y, từ nhỏ đã giáo dục y không thể phản kháng, phải nhẫn nhục chịu đựng.

Bước ngoặt xảy ra vào tang lễ của mẹ đẻ Từ Hoài Khánh.

Nói là tang lễ, thật ra chính là quản gia mang theo hai tên hạ nhân lấy một cái quan tài mỏng đặt mẹ đẻ của Từ Hoài Khánh vào, sau đó khiêng lên núi chôn, vậy là xong việc.

Một nữ tử lầu xanh tuổi già nhan sắc tàn phai, Trung Sơn Vương đã sớm quên bà, sau khi chết cũng không được vào mộ tổ, không phát tang, không đeo khăn, ngại mang xúi quẩy cho Vương phủ.

Chỉ có Từ Hoài Khánh quấn một mảnh khăn trắng lên đầu xem như là tang lễ.

Nhưng đến ngay cả “tang lễ” đơn sơ đến không thể đơn sơ hơn được nữa này lại cũng bị người ta khinh thường.

Quản gia ngại chỗ chôn quá xa, hạ nhân ngại đào hố tốn sức, qua loa tìm một bãi tha ma, móc một cái hố nông bỏ quan tài xuống là coi như xong việc, ngay cả vách quan tài vẫn còn bị lộ ở bên ngoài.

Từ Hoài Khánh thấy mẹ đẻ mình dù là sau khi chết cũng không thể giữ được tôn nghiêm, cuối cùng cũng đã nổi giận, dưới sự tranh chấp đã bộc phát ra lửa giận kìm nén hơn hai mươi năm, tại chỗ đập đầu tên quản gia kia đến nát bét, dọa hai tên hạ nhân kia chạy đi.

Ngay vào lúc Từ Hoài Khánh đang thấp thỏm lo âu vì giết người thì có một người xuất hiện --- Quỷ tu “Ngọc Vương”.

Ngọc Vương bỏ lại hai thi thể đã mất đi da mặt của hai tên hạ nhân, hỏi Từ Hoài Khánh: “Vào môn hạ của ta, lấy nửa người nửa thi làm đại giới, ban cho ngươi quyền lực, địa vị cùng với sức mạnh, ngươi có bằng lòng hay không?”

Khát vọng của Từ Hoài Khánh vào lúc này đã lớn đến độ có thể trả giá bằng mọi thứ, liền cúi đầu bái.

Cứ như vậy, Từ Hoài Khánh lợi dụng thân phận con cháu Từ gia, tiến vào dưới trướng của quỷ tu Ngọc Vương.

Sau đó, dưới sự giúp đỡ của Ngọc Vương, chỉ trong một thời gian ngắn, tình cảnh của Từ Hoài Khánh đã thay đổi đến nghiêng trời lệch đất, Ngọc Vương đề bạt y làm đầu mục, còn dẫn tiến y cho “Phụng Thánh Phu Nhân”, trên thực tế là “Hoàng Thái Hậu” đương triều, thụ phong hư chức.

Từ gia dĩ nhiên là rất kinh ngạc, Từ Hoài Khánh bị giẫm thành bùn nhão hơn hai mươi năm, vậy mà lại có thể leo lên cành cao “Phụng Thánh Phu Nhân”.

Càng mấu chốt là, “nội kình” của Từ Hoài Khánh đột nhiên tăng mạnh, khiến toàn bộ đám tử đệ cùng tuổi trong gia tộc đều bị bỏ lại đằng sau.

Thực lực và địa vị thay đổi, kèm theo đó, mầm mống của sự trả thù cũng bắt đầu mọc rễ nảy mầm trong lòng Từ Hoài Khánh.

Những hạ nhân đã từng đối xử lạnh nhạt với y từng người, từng người chết đi, những huynh đệ tỷ muội đã từng làm nhục y cũng đều bị y giẫm dưới chân, y cũng đã giết đi hai người.

Thậm chí ngay cả Thế tử Trung Sơn Vương cũng bị y âm thầm ra tay, khiến cho tên kia bị ghê tởm cực độ, y dùng huyễn thuật khiến cho một tài nữ mà tên kia yêu mến dan díu với một tên mạc khách thủ hạ, còn cố ý để cho Thế tử Trung Sơn Vương bắt gặp, trong một đêm vừa cắt đứt “tay chân” của Thế tử Trung Sơn Vương, vừa xé đi “quần áo” của tên kia, đồng thời còn giá họa cho Thế tử phi.

Sức mạnh và địa vị từng bước tăng thêm lúc nào cũng khiến cho người ta nghiện, vì để tranh công với Ngọc Vương và Phụng Thánh Phu Nhân, Từ Hoài Khánh ra lệnh cho tay sai thủ hạ không quan tâm đến ký kết ngầm “đêm trăng tròn không cấm” với Phi Ngư Vệ, phái tay sai thu thập mặt người khắp tứ phía, hại vô số người.

Cùng với đó, thực lực của y cũng vững bước tăng lên, Phách Quỷ mà y nuôi dưỡng bởi vì được cho ăn rất nhiều da mặt người đã rất nhanh ngưng tụ là quỷ thân.

Nhưng ngay vào lúc y xuân phong đắc ý, đang chuẩn bị tiến thêm một bước, thì hai tên tay sai lại mang “Diêm Vương Gia” đến cho y.

Ba cây đinh trấn thi vung lên liền đã đem một đời vừa đáng thương vừa đáng buồn của y ghim lên trên tường.

Đèn chiếu thu hồn, thẩm phán cân nặng, người khoác áo choàng đen mở miệng vàng: “Hầu môn sâu như biển, lòng người tựa như kim, trong lòng không hung bạo, giữa đám sài lang khó đứng lên, vừa thuận gió lốc bay lên, lại là mười năm kiếp nạn bá tánh, kẻ tổn thương lại gây ra thương tổn.”

Bình Luận (0)
Comment