Mị thi này là một bộ cổ thi.
Có niên đại cách đây đã hơn tám trăm năm, xuất thân Vương thất, là con trai thứ mười của Bắc Lương Vương, Khúc Nam Phong, mẫu thân cũng xuất sinh từ nhà quý tộc, thân thế hiển hách.
Tên của mị thi, gọi là Khúc Diệu Âm.
Cái tên này, dù là nghe hay là đọc, đều là tên của một nữ nhi.
Nhưng mà bộ mị thi này, lại thực sự là một thân nam nhi.
Theo lý thuyết, xuất sinh từ Vương Thất thì việc đặt tên tất nhiên sẽ phải cực kỳ cẩn trọng, nhưng tại sao lại có chuyện thân nam nhi lấy một cái tên dễ hiểu lầm là nữ nhi đây?
Chuyện này, còn phải phân ra hai điểm để nói.
Đầu tiên là từ cha của y, Bắc Lương Vương.
Bắc Lương Vương Khúc Nam Phong lấy võ lập quốc, đánh đông dẹp bắc, nam chinh bắc chiến, thành lập Bắc Lương Quốc, là một Vương gia trên ngựa, thường xuyên đi đánh trận không ở nhà, về nhà liền túm lấy một đoàn Vương Phi, ái phi, mỹ nhân an ủi, dỗ dành đủ loại, xong là lại đi đánh trận.
Cho nên Bắc Lương Vương có rất nhiều con, đều là ra đời khi ông ta ra ngoài đánh đông dẹp bắc.
Khúc Diệu Âm này chính là một trong số những đứa con đó.
Điểm thứ hai là tướng mạo của Khúc Diệu Âm, dáng dấp từ nhỏ đã không giống một nam nhi, mắt ngọc mày ngài, má hồng như ngọc, mặt tựa hoa đào, miệng anh đào, mày lá liễu, phải gọi là xinh đẹp, ngay cả nữ hài cũng không đẹp như y.
Kẻ biết thì đây là con trai thứ mười của Bắc Lương Vương, kẻ không biết lại cho rằng đây là một vị Công chúa xinh đẹp.
Được rồi, hai điểm này đã nói xong, chúng ta trở lại chuyện chính.
Bắc Lương Vương nam chinh bắc chiến, mãi đến khi Khúc Diệu Âm ba tuổi, mới lần đầu gặp được phụ Vương Khúc Nam Phong này.
Đó là bữa tiệc khải hoàn sau khi chiến thắng trở về, Khúc Nam Phong mở tiệc chiêu đãi thần tử tướng sĩ, khung cảnh cực kỳ náo nhiệt.
Thần tử, tướng sĩ thay nhau mời rượu, tất nhiên là đám Vương tử, Công chúa cũng không thể vắng mặt, biết nói chuyện thì tiến lên dập đầu nói vài lời hay, chưa biết nói thì lộ mặt một chút, chưa có tên thì đợi đặt tên.
Khúc Diệu Âm ba tuổi mới gặp mặt Bắc Lương Vương lần đầu, đương nhiên là chưa được đặt đại danh.
Vậy thì đặt thôi.
Mẫu thân đã sớm dạy cho Khúc Diệu Âm nói: “Thập Nhi bái kiến phụ vương, chúc mừng phụ vương thắng trận, chúc phụ vương xuân thu vĩnh cố, bá nghiệp vĩnh tồn.”
Câu nói rất đơn giản, nghe liền biết là do người lớn dạy, nhưng giọng nói kia nghe vào trong tai lại như tiếng chim hoàng oanh, trong trẻo như tiếng nước suối chảy, cực kỳ dễ nghe.
Bắc Lương Vương xem xét, ài, dáng dấp đứa nhỏ này thật xinh đẹp, giọng nói thật là dễ nghe, liền vui vẻ hỏi tên.
Liên tiếp mấy năm chinh chiến bên ngoài, Bắc Lương Vương biết rõ quân tình đại sự, biết rõ quần thần tướng sĩ, nhưng mà trong nhà có bao nhiêu nữ nhi thì lại không rõ ràng, dù sao thì sinh nhiều như vậy, mấy năm mới về nhà một lần, ông ta nhìn ai cũng đều thấy lạ mặt.
Lúc này, Khúc Diệu Âm lại nói: “Thập Nhi mới được diện kiến phụ vương, chưa lấy tên, khẩn cầu phụ vương ban tên.”
Bắc Lương Vương nghe vậy mới vỡ lẽ, hóa ra là một hài nhi chưa từng gặp mặt a, rất tốt.
Vậy thì đặt tên thôi.
Bắc Lương Vương xuất thân nhà binh, trong bụng cũng không có bao nhiêu chữ, lúc này lại nghe được không biết người nào ở bên cạnh vuốt mông ngựa, nói một câu: “Âm thanh tuyệt vời như vậy, có thể vang quanh xà nhà ba ngày a.”
Bắc Lương Vương lúc này đã uống đến nửa tỉnh nửa say, cũng không nhìn kỹ trang phục của đứa trẻ đã cho rằng trước mặt là một tiểu công chúa xinh đẹp, miệng vàng vừa mở liền ban cho cái tên: Diệu Âm.
Ài, chính là vì sự nhầm lẫn này mà mị thi đường đường là một thân nam nhi lại lấy tên của nữ nhi.
Có thể sẽ có người nói, đây không phải là làm ẩu sao, đổi lại chẳng phải là được rồi.
Không được!
Bắc Lương Vương có thể từ binh nghiệp quật khởi, thành lập nên Bắc Lương Quốc, chính là dựa vào nhất ngôn cửu đỉnh, một ngụm nước bọt một cây đinh, lời đã nói ra tuyệt đối không thu lại, lúc này mới có thể tụ họp được một đám kiêu binh mãnh tướng đánh xuống cơ nghiệp.
Huống hồ Bắc Lương Vương ban tên trước mặt mọi người, có nội phủ tạo sách, có sử quan ghi chép lời nói, há lại có thể sửa lời.
Đã nhầm, vậy thì đâm lao phải theo lao.
Cái tên Khúc Diệu Âm này đã định.
Cũng không biết là do cái tên này vận vào người, hay vẫn là Khúc Diệu Âm từ khi sinh ra đã nhận nhầm giới tính của mình.
Từ nhỏ, Khúc Diệu Âm đã cho rằng y là thân nữ nhi.
Những vương tử khác chơi kiếm.
Y xướng khúc.
Những vương tử khác đánh nhau.
Y trang điểm.
Những vương tử khác đứng tiểu.
Y ngồi xổm.
Không thích quân trang, thích hồng trang, dù ăn mặc như thế nào thì cũng đều trông giống một “tomboy” xinh đẹp.
Vùng đất Bắc Lương là nơi man hoang, dân phong bưu hãn, phóng khoáng, không xem trọng nhiều luân lý như vậy, những đứa con của Bắc Lương Vương cũng di truyền đặc tính của Bắc Lương Vương, không ở nhà.
Khúc Diệu Âm cũng như vậy, ưa thích dạo chơi khắp nơi, còn chuyên tìm công tử ca anh tuấn chơi.
Công tử ca được Khúc Diệu Âm tìm đến trông thấy tướng mạo lại nghe tên gọi của y, ôi, một “cô nương” thật xinh đẹp mặc nam trang a, chơi chơi, ai nấy đều như hoa nở trong lòng.
Một tới hai đi, chính là tình nùng ý mật.
Theo lý thuyết thì đây cũng không phải là tội lỗi gì, cũng không ngăn trở ai, nhưng vấn đề là tưởng tượng và thực tế lại khác nhau qua, rất dễ dàng hù dọa người ta.
Công tử ca thứ nhất, cởi bỏ y phục, xem xét.
Lập tức bị hù đến kêu ngao ô một tiếng, ngay cả quần áo cũng không mặc liền chạy đi.
Người thứ hai thảm hơn, rụt vòi tại chỗ.
Người thứ ba, nhảy cửa sổ.
Người thứ tư, nhảy sông.
Ngược lại thì người thứ năm không hề bỏ chạy, chỉ quỳ xuống xin tha, miệng hô đại ca.
Một tới hai đi, cứ như vậy qua nhiều lần, Khúc Diệu Âm cũng đã hiểu, chuyện này cần phải ngươi tình ta nguyện, đầu tiên không thể giấu giếm việc này, phải tìm người giống như mình.
Tìm tới tìm lui, ấy vậy mà thực sự cũng tìm được một người.
Bắc Lương Phiêu Kỵ tướng quân, Yến Vân Lạp.
Yến Vân lạp xuất thân từ tướng môn thế gia, mới hai mươi tuổi đã lập được chiến công, thụ phong tướng quân, dáng dấp anh hùng khí khái, phong lưu phóng khoáng.
Một người là hổ tử tướng môn, một người là thế tử Hoàng cung.
Song phương điều biết rõ gốc rễ, càng qua lại lại càng thân cận, chuyện này liền không cần nói nhiều, đều hiểu tâm ý lẫn nhau.
Một tới hai đi, song phương liền tình nồng ý mật, trở thành một đôi.
Phong tục Bắc Lương dã man bưu hãn, cũng không ai cảm thấy có cái gì không đúng, dần dần bọn họ liền công khai.
Theo lý thuyết, thế tục đã chấp nhận, hai người cũng ân ái, đều rất tốt.
Nhưng vấn đề là, Khúc Diệu Âm đến cùng là Vương thế tử, Khúc Nam Phong còn tại vị thì tất cả dễ nói, nhưng Khúc Nam Phong vừa chết, chính là loạn.
Bắc Lương Quốc vốn là một quốc gia được thành lập dựa trên sự tụ tập của một đám kiêu binh mãnh tướng, nắm tay người nào lớn thì người đó làm Vương, căn bản chẳng có lễ pháp gì.
Khúc Nam Vương vừa chết, các tướng quân nắm giữ binh quyền lập tức ngấp nghé vương vị, mỗi phe kéo lấy một vị thế tử, tự lập “Vương đình”, nói trắng ra chính là mang “Thiên tử” lấy lệnh chư hầu, óc heo đánh ra óc chó.
Chỉ có điều, vùng đất Bắc Lương này có hơi nhiều “Thiên tử”, dù sao, Khúc Nam Phong có tận mười mấy đứa con trai.
Khúc Diệu Âm cũng được Yến gia của Yến Vân Lạp ủng lập trở thành “Vương”.
Quá trình hơi dài dòng, kết quả cuối cùng là, Yến Vân Lạp đánh đông dẹp bắc, cuối cùng đã bình định được Bắc Lương, dựng lại Bắc Lương Vương Đình.
Không quan tâm là thực tế hay là trên danh nghĩa, từ xưa đến nay, tranh đấu vương quyền luôn là một núi không chứa hai hổ, giữa hai vương phải có một kẻ chết, không thể giảng hòa.