Cả tám đời đều kiên trì làm một việc, trước hết ta chưa vội phán xét.
Chỉ bằng sự kiên trì đó, liền hỏi ngươi có phục hay không?
Tám vị tổ tông của Cao Lập Hoành, một người bị lột da, một người bị chặt đầu, sáu người còn lại bị tống giam, bị lưu đày, bị giáng chức, cơ hồ là không có một người bỏ sót.
Nhưng mà!
Mặc kệ vận làm quan của Cao gia lên xuống như thế nào, ngoại trừ hai vị tổ tông ở trên cùng kia, những người khác đều có thể toàn thân trở ra, không còn bởi vì tham ô mà mất mạng.
Vì sao?
Bởi vì hai vị đầu kia lập nghiệp khó khăn a.
Thế đạo khi đó vẫn coi là tạm được, “kim tự chiêu bài” còn chưa được lập lên thì đã mất mạng rồi.
Thế đạo sau này càng dần càng tăm tối, cộng thêm Cao gia đã dựng lên được chiêu bài, cho nên đã như cá gặp nước.
Dù cho có xảy ra chuyện, Cao Bán Thành cũng không khai kẻ mình đã dâng lễ, bất kể là tội gì cũng cắn răng nhận hết về mình, phải nói là rất thân sĩ.
Ngươi nói thuộc hạ như vậy, đường khẩu nào mà không thích?
Tất cả đều muốn tranh đoạt, Cao Bán Thành đến đường khẩu nào nhậm chức, đường khẩu đó chính là một người làm quan cả họ được nhờ.
Bất kể mỗi đời Cao Bán Thành tham ô tạo ra bao nhiêu “lỗ thủng”, thì vẫn luôn có thể giống như “kỳ tích”, giữ lại một cái mạng, đợi đến khi sự chú ý cao độ đi qua, lại có thể đông sơn tái khởi.
Cứ như vậy Cao gia này đã trở thành một cây thường xanh trong quan trường Đại Lê, truyền từ đời này sang đời khác.
Tốt, nói xong “đạo”.
Ta còn phải nói một chút cái gọi là “thuật”.
Cái gọi đạo thuật, không có thuật thì không thể chống đỡ được đạo này.
Thuật gì?
Đương nhiên là thuật tham ô.
Dâng lễ hào phóng thì hào phóng, nhưng vấn đề là ngươi cũng phải có cái để dâng lễ a.
Cốc Bán Thành này có thừa biện pháp.
Một là tham ô, hai là bóc lột, ba là thu vét sạch.
Tham ô thì không cần nói nhiều, tất cả thuế ruộng phía trên phát xuống đều tịch thu, có thể lọt mất nửa đồng tiền thì tấm kim tử chiêu bài này của Cao gia cũng sẽ không thể dựng lên.
Cái gì, phía trên không phát bạc?
Có biện pháp.
Hôm nay báo nạn thủy tai, ngày mai báo nạn hạn hán, ngày kia báo nạn châu chấu, ngày kìa lại báo nạn ôn dịch.
Bất kể là Cao Bán Thành đi đâu, nếu như nhìn vào lý lịch của ông ta, thì ông ta nhất định chính là ôn thần + tai tinh hợp thể.
Ba năm là Tri huyện ở vùng đất Giang Nam mưa thuận gió hòa, ông ta có thể báo ra hai năm hạn hán cộng thêm hai năm thủy tai ra cho ngươi, ở giữa còn có một cái nạn châu chấu kèm theo.
Ngay cả quy tắc thời gian cũng thay đổi.
Có tai họa xảy ra thì phải cứu trợ, mà muốn cứu trợ thì phải trích cấp thuế ruộng.
Văn thư báo tai từ huyện báo đến phủ, Tri phủ đại nhân xem xét, mỉm cười một cái, đại ấn nhấn xuống, đưa đến Châu Lý.
Tuần phủ Châu Lý đại nhân xem xét, mỉm cười, đại ấn nhấn xuống, đưa đến kinh thành.
Các vị đại lão ở kinh thành xem xét, mỉm cười, đại ấn nhấn xuống, đưa đến ngự tiền.
Hoàng Nhi Gia chỉ có hai con mắt, nào thấy rõ nhiều như vậy, còn có cả kẻ ba mươi năm không vào triều, có thừa biện pháp gạt được ông ta.
Ngọc tỷ ấn xuống, chuyển trình Hộ Bộ.
Hộ Bộ Thượng Thư xem xét, mỉm cười, đại ấn nhấn xuống.
Phát bạc!
Chia của!
Đi đến Di Hồng Viện nhìn mỹ nhân thổi tiêu, xem hoa khôi lắc hông.
Ài, có người sẽ nói rằng, đây cũng không phải thao tác khó gì, người khác cũng làm được nha.
Không giống.
Cao gia có kim tự chiêu bài dựng đó, mọi người đều tin tưởng, mà xảy ra chuyện thì Cao gia lại còn có thể tự mình gánh hết. Trích cấp ngân lượng thì người gặp đều có phần, vừa xuất khỏi kho thì mọi người đã có thể tính được mình có thể nhận lấy bao nhiêu.
Cho nên, văn thư báo tai của Cao Bán Thành vừa trình lên thì liền tương đương với thổi lên tiếng kèn lệnh chia của.
Mà cũng chỉ có Cao Bán Thành có thể thổi lên kèn lệnh, người khác mà bắt chước thì rất dễ dàng gây ra chuyện, dù cho chuyện thật khó mới thành công, thì bạc lọt vào trong túi cũng không an toàn.
Nói không chừng chuyện này vừa bại lộ thì đã bị khai ra.
Ài, cứ như vậy mà tham ở từng vùng, từng vùng.
Tham ô ở huyện này thấy đã kha khá rồi liền chuyển sang nơi khác nhậm chức.
Đổi chỗ thì cũng tương đương với thăng quan.
Dù sao thì một phủ cũng mạnh hơn một huyện.
Cao Bán Thành cũng có thể vẽ nhiều việc hơn, một phủ có thể đồng thời xuất hiện mấy tai họa.
Được rồi, đây là thuật thứ nhất, gọi là tham ô.
Tiếp đó là thuật thứ hai, bóc lột.
Bóc lột ai?
Đương nhiên là những phú hộ có gia sản lại không có căn cơ gì kia.
Thủ đoạn để bóc lột thì lại càng nhiều, dọa dẫm, bắt chẹt, bịa đặt, đổ tội, hãm hại, đó đều là những thao tác thông thường.
Cao Bán Thành thích nhất chính là có người thưa kiện.
Hai nhà có một chút tranh chấp, cọ xát nhỏ, nháo đến chỗ của ông ta, ông ta có thể cho ngươi thẩm vấn ra tội mất đầu.
Sau đó liền bắt đầu thu bạc, kẻ nào cho nhiều bạc thì kẻ đó không có việc gì, kẻ nào cho ít bạc thì kẻ đó bị trảm.
Người đi thưa kiện đều ngớ ra, hối hận đến phát điên.
Nhưng hối hận đến xanh ruột thì cũng đâu có tác dụng gì, đút bạc a.
Tính mạng trước mặt, hai nhà so bì cấp bạc cho đến khi một nhà không thể ra nổi bạc nữa.
Được rồi, kết án.
Nhà thắng kia cũng không được trả lại bạc, hai phần gia tài tới tay.
Dân chúng xem xét, đánh trống thưa kiện này cũng quá là nguy hiểm đi, dần dần, cũng không có ai dám đánh nữa.
Không có người đánh?
Không có việc gì?
Thủ hạ của Cao Bán Thành nuôi nhiều kẻ chuyên môn gây chuyện, chỉ cần bị ông ta để mắt tới, dù là cả nhà ngươi nhất môn không ra, nhị môn không bước, thì cũng có thể khiến ngươi xảy ra chuyện.
Giết bừa một tên ăn mày rồi ném vào trong viện.
Người tới a, giết người a.
Quan sai lập tức nhảy ra, thi thể còn nóng hổi kìa, tới đây, nói một chút.
Lấy gì để nói đây?
Đương nhiên là lấy bạc rồi.
Từ xưa đến nay, Huyện Lệnh tịch thu gia sản, Điển Lại diệt môn, chỉ cần lòng dạ đủ đen tối, da mặt đủ dày, thì có đủ biện pháp để moi tiền.
Bất kể là Cao Bán Thành đi đến nơi nào nhậm chức, nơi đó đều có thể bị giày vò đến gà bay chó chạy, tuyết rơi tháng sáu.
Được rồi, đây là bóc lột.
Cuối cùng là thu vét sạch.
Thu hết sạch của ai?
Đương nhiên là dân chúng.
Lấy cớ để đạt được mục đích, sưu cao thuế nặng, đánh thuế cắt cổ, phải nói là Cao Bán Thành sử dụng cực kỳ thuận tay.
Sinh con, thu thuế.
Người chết, thu thuế.
Qua đường, thu thuế.
Qua sông, thu thuế.
Đào giếng, thu thuế.
Đi ị, thu thuế.
Uống rượu, thu thuế.
Vào thành, thu thuế.
Ra khỏi thành, thu thuế.
Ngay cả thuế lương thực và tiễu lương (*) bình thường cũng bị tăng gấp đôi, những việc như cháy hỏng mất một nửa, đấu lớn đổi đấu nhỏ, đấu nhỏ đổi đấu lớn, thì cũng chẳng coi là gì.
(Note (*) Tiễu lương là tiền lương cho quân đội được sử dụng để đàn áp, tiễn trừ các cuộc nổi dậy của nông dân, cũng là tiền bổ sung để tăng lương cho quân đội nhà Minh.)
Còn có bức ép quyên tiền, hôm nay nước dâng cao.
Bái thần sông.
Mọi người góp tiền.
Ngày mai nước sông cạn.
Mọi người góp tiền.
Ngày kia nơi nào đó xuất hiện “điềm lành”, cúng bái thần linh, mọi người góp tiền.
Quan bình thường thì buộc phú hộ dẫn đầu quyên tiền, tiếp đó dân chúng quyên tiền theo, sau khi thành công trả lại phú hộ đủ tiền, còn tiền dân chúng thì chia ba – bảy.
Đến chỗ Cao Bán Thành, tiền đã vào túi mà còn có thể lấy lại một đồng thì coi như là đập chiêu bài của Cao gia.
Nói tóm lại, không quan tâm là Cao Bán Thành đi nơi nào nhậm chức, nhiều nhất chỉ ba năm.
Ba năm, bất kể là phú hộ hay là dân chúng đều thành quỷ nghèo, phải chuyển sang nơi khác nhậm chức, nếu không chuyển thì e là dân chúng sẽ tạo phản.
Chỉ là một “đạo” làm quan tham ô trái luật, nịnh hót phía trên, ức hiếp phía dưới như vậy.
Cũng có thể truyền từ đời này sang đời khác.
Có chết oan như thế nào thì cũng là đáng đời.
Còn về việc Cao Lập Hoành chết thì do nghiệp chướng của ông ta quá nhiều, trong lúc nhất thời Tần Hà cũng không phân rõ được chuyện nào muốn lấy mạng của ông ta.
Muốn có manh mối mới thì e là phải xem kịch chiếu bóng của một bộ thi thể không đầu khác đối chứng mới có thể biết được.
Nhưng cơ bản là đã xác định được, Cao Lập Hoàng đúng là bị một bộ hung thi hành hung.
Một kích trí mạng, đầu Cao Lập Hoành rơi xuống đất, chỉ thấy thi trảo, không thấy được khuôn mặt.
Đèn chiếu thu hồn, thẩm phán cân nặng, người khoác áo choàng đen mở miệng vàng: “ Hồ, chuột tự chiếm một hang; Hổ, rắn hoành hành chín phố. Dù cho trời có mắt; Nhưng đất cai quản không da. Quan lại mập như hồ; dân như thịt cá nát. Thuế má ai dám hỏi; nơi nào có thanh thiên.”
Phần thưởng: Thuật truyền đạo thụ nghiệp giải hoặc.