Không chỉ thắng ở vị tươi mà còn về các phương diện như cảm giác khi vào miệng, tạo hình đều cao hơn rất nhiều.
Mà đây chỉ là một bữa tiệc thưa thớt bình thường chuẩn bị để chiêu đãi bạn bè, có lẽ chưa dốc hết sức ứng phó, đến trường thi thực sự thì ắt đối phương sẽ dùng món ăn lợi hại hơn.
Lo lắng của anh ta dư thừa, cho dù là dùng hải sản thủy sản thì người thua sẽ là Ngụy Khải chứ hông phải Bạch Nhất Nặc.
Khương Tân Di nghiêng đầu, nhìn chằm chằm cha mình, sinh ra ý chí chiến đấu, hỏi: “Cha, đề của vòng thi thứ ba là tươi, cha cảm thấy nếu như con và bà chủ Bạch thi đấu thì ai sẽ thắng.”
Cha Khương dùng ánh mắt kì lạ nhìn chằm chằm Khương Tân Di.
Khương Tân Di hạ giọng, nói nhỏ: “Cha, con biết cách giáo dục của cha đối với con là kiểu cổ vũ, cha cứ nói thật là được rồi, con có thể chịu đựng được đả kích. Cha coi mình làm giám khảo của Đêm tìm vị, mô phỏng sân so tài, lựa chọn 1 vs 1 thì cha sẽ chọn ai?”
Cha Khương vỗ vai Khương Tân Di, thở dài một hơi: “Tới làm sớm đi thôi.”
Khương Tân Di: “...”
Cho dù Khương Tân Di có tự tin đối với mình như thế nào đi nữa, nghe xong lời cha Khương nói thì trong lòng cũng sinh ra lo lắng.
Anh ta nhìn chằm chằm thịt cá trong bát đến thất thần, sự thực nói cho anh ta biết, lời cha nói quả thực không sai. Món cá quế chiên xù này, nếu như anh ta làm thì anh có thể làm ra mùi vị này ư?
Đáp án dĩ nhiên là không thể.
Tuy anh ta Trung Tây kết hợp, học những điểm mạnh của người khác, vừa biết làm cơm trung vừa biết làm cơm Tây nhưng sở trường vẫn là cơm Tây.
Lẽ nào anh ta thực sự sẽ thua ư?
Khương Tân Di lắc đầu. Anh ta bẩm sinh lạc quan, bất kể bị đả kích như thế nào cũng không để ở trong lòng, anh ta chỉ uể oải một hồi rồi nội tâm lại dấy lên động lực một lần nữa.
Đề của Đêm tìm vị không bắt buộc phải làm cơm Tây, cơm hải sản Tây Ban Nha và đồ ăn khác mà anh ta làm trước đây đều lấy được điểm cao.
Sau khi anh ta đánh bại cha mình, bởi vì tuổi tác quá trẻ nên bị người trong bếp sau khinh thường, cho là anh ta không gánh nổi nhiệm vụ lớn. Nhưng ẩm thực phân tử đặc biệt của anh ta đã hấp dẫn vô số khách quý, khiến địa vị của anh ta trở nên ổn định, khiến người khác không thể nói gì nữa.
Khương Tân Di tự cổ vũ mình ở trong lòng, tuy Bạch Nhất Nặc là một đối thủ không thể khinh thường nhưng anh ta cũng có sức để đánh một trận, ẩm thực phân tử là đòn sát thủ của anh ta, có lẽ đối phương không biết.
Cha Khương nhìn thấy trong mắt con trai lại cháy lên ý chí chiến đấu thì thở dài, không chỉ là vì con trai mà cũng là vì bản thân.
Ông ta là một người cố chấp, loại cố chấp này cũng thể hiện ở trên khẩu vị. Sau khi tới Trung Quốc, rất nhiều người ngoại quốc đều bị đủ loại món ngon thuyết phục nhưng ông ta không năm trong số đó.
Vậy mà bữa tiệc toàn cá hôm nay đã thay đổi ý nghĩ của ông ta, có nóng có nguội, có hấp có nấu, có xào có chiên, tầng tầng tiến dần lên, đủ loại, không hề lặp lại. Không một món ăn nào không ngon, không một món ăn nào không khiến người ta ngạc nhiên, ngon miệng đến mức khiến người ta thất thần.
Điều này làm cho ông ta cảm nhận sâu sắc về sức hút của món ăn trong các bữa tiệc Trung Hoa, cũng nhận ra chỗ lợi hại của Bạch Nhất Nặc.
Mặc dù Khương Tân Di tài năng nhạy bén, giàu tinh thần sáng tạo, mùi vị món ăn làm ra ngon hơn ông ta, nhưng về phương diện kinh nghiệm thì con trai không bằng ông ta được.
Cha Khương có thể nhìn thấy rõ ràng tay nghề điêu luyện của Bạch Nhất Nặc, căn bản chưa phát huy hết sức.
Nếu như ban đầu tỉ lệ thắng của con trai và bà chủ Bạch ở trong lòng ông ta là 5-5 thì bây giờ đã là 9-1 rồi.
Cha Khương nhìn mẹ Khương, con mắt màu xanh lam toát ra vẻ thất vọng.
Mẹ Khương nhìn thấy dáng vẻ này của ông ta, sinh lòng tò mò, hạ giọng hỏi: “Sao vậy?”
Cha Khương hỏi: “Hạng Vũ mời Lưu Bang ăn yến hội gì ấy nhỉ, gọi là Hàn Lâm Yến à?”
Mẹ Khương có phần cạn lời: “Đó là Hồng Môn Yến.”
Cha Khương học điển cố không tốt lại cứ thích dùng. Con trai thừa kế khuyết điểm của ông ta, trò giỏi hơn thầy, ngay cả thành ngữ cũng không dùng đúng.
Cha Khương mím môi nói: “Nếu như thời gian có thể quay ngược lại, chúng ta không đến ăn bữa cơm này thì tốt rồi. Đây là Hồng Môn Yến đấy.”
Mẹ Khương nghĩ đến lời cha Khương nói, mặt lộ vẻ nghi hoặc, hỏi: “Vì sao lại nói như vậy?”
Mẹ Khương cảm thấy bữa cơm này ngon đến mức khiến người ta cảm thấy khó tin, nếu như không phải cha Khương kéo bà ấy trò chuyện thì bà ấy vẫn muốn tiếp tục ăn.
Cha Khương thở dài: “Tôi không chỉ mất mặt, mà cò thể còn mất cả con trai.”
Mẹ Khương: “...”