Trong sách này ghi chép "Trường trung học số 13" được thành lập cách đây mười năm, không rõ tên hiệu trưởng, nhưng từ thời gian ông ta qua đời có thể thấy ông ta mất ngay trong năm xây dựng xong trường học. Xương cốt của ông ta được chôn trong trường, nhưng không nói rõ địa điểm cụ thể.
Nhà trường có một số lệnh cấm do hiệu trưởng đầu tiên lập ra, không được vi phạm. Quy định trường không được di dời, không được sửa đổi lớn; học sinh và giáo viên vào trường phải hoàn toàn tự nguyện, cấm chưa ký "Thỏa thuận sinh tử" thì không được vào trường; học sinh không được rời khỏi trường trước khi tốt nghiệp.
---
“Reng reng - reng reng!"
Tiếng chuông tan học vang lên, Tô Dung thở phào nhẹ nhõm, khép cuốn sách trên tay lại. Đúng là hai người kia có lý do để vội vàng tìm cuốn sách này, bên trong nó quả thật có thứ rất quan trọng.
Mặt ngoàit, cuốn lịch sử trường này cũng giống như lịch sử của các trường khác, chỉ đơn giản kể lại thời điểm trường thành lập, những sự kiện lớn đã diễn ra và những danh hiệu đã đạt được.
Nhưng nếu xem xét kỹ lưỡng, có thể thấy nhiều điểm đáng sợ.
Đầu tiên là hiệu trưởng, ông ta qua đời ngay sau khi xây xong trường, Tô Dung đoán rằng việc xây dựng ngôi trường này hẳn đã tiêu tốn sinh lực của ông ta. Nhưng nếu chỉ có vậy thì không có gì đáng nói, nhưng tại sao tên ông ta lại không được mọi người biết đến?
Theo nhận thức trước đây của bọn họ, "Trường trung học số 13" được "Nó" thành lập, trên thực tế đây cũng là điều được công nhận. Nhưng trong lịch sử nhà trường, người thành lập "Trường trung học số 13" lại là người khác.
Nhưng điều này không hợp lý, "Trường trung học số 13" gần như luôn là nơi mở ra cuối cùng, cũng là nơi trú ngụ cuối cùng của "Nó". Nếu không phải do "Nó" thành lập, có thể tin tưởng tuyệt đối, thì Tô Dung không hiểu tại sao "Nó" lại yêu thích "Quái đàm quy tắc cố định] này đến vậy.
Phải chăng những gì viết trong sách lịch sử trường học là giả, hay một phần nào đó đã bị "Nó" âm thầm sửa đổi giống như quy tắc không?
Không, khả năng này cũng không cao. Nếu hiệu trưởng là giả, người ta đã chẳng thèm nghĩ ra tên cho ông ta, vậy tại sao lại cố nghĩ ra thời gian mất cơ chứ? Chẳng phải đây là tự mâu thuẫn sao?
Hơn nữa, giả sử cuốn 《Lịch sử trường trung học số 13》 này thực sự dễ bị sửa đổi như vậy, thì hai nam sinh kia cũng chẳng cần phải đến để tìm nó.
Trên thực tế, nếu cuốn sách này thực sự dễ bị thêm thắt vào như vậy, thậm chí quyển sách này sẽ không xuất hiện trên giá sách của thư viện. Sớm đã bị "Nó" đốt thành tro rồi.
Nếu như Tô Dung đoán không sai thì cuốn sách này hẳn phải có một cơ chế bảo vệ nào đó, những người đứng về phía "Nó" e là không động được vào. Chỉ khi dê đỏ cướp được thân phận học sinh của điều tra viên, mới có cơ hội động vào quyển sách này.
Nếu như suy đoán này không sai, vậy thì hai nam sinh kia quả thực là vào hôm nay, hay nói cách khác là cách đây không lâu mới chiếm được thân phận điều tra viên.
Nếu thực sự là như vậy...
Tô Dung cúi đầu, tạm thời gạt bỏ những suy nghĩ thừa thãi, tiếp tục suy nghĩ về những điều liên quan đến lịch sử trường. Nếu lịch sử trường không sai, còn những điều mà họ biết cũng không sai thì liệu cả hai có khả năng đều đúng không?
Có thể.
Nếu vị hiệu trưởng đầu tiên không tên này chính là do "Nó" hóa thân mà thành, thì mọi chuyện sẽ trở nên hợp lý.
Bản thân "Nó" không có tên, hoặc có thể nói là có cái tên mà con người không thể nhìn thẳng, nên hiệu trưởng đầu tiên mới không có tên. Sự tồn tại của "Nó" là để xây dựng ngôi trường này, nên đã mất vào cùng năm trường được xây xong.
Vậy thì vấn đề sẽ nảy sinh, nếu những nội dung trên là đúng, thì tiếp theo, lệnh cấm mà hiệu trưởng đầu tiên đề cập trong lịch sử trường có phải là để giúp "Nó" không?
Có tổng cộng ba lệnh cấm:
1, Cấm di dời trường học.
2, Cấm nhập học khi chưa ký 《 Thỏa thuận sinh tử 》.
3, Cấm học sinh rời khỏi trường trước khi tốt nghiệp.
Dựa vào kinh nghiệm về các quái đàm quy tắc trước đây của Tô Dung, đừng nhìn thấy ba quy tắc này có vẻ như là tiếp tay cho kẻ xấu, nhưng bên trong chắc chắn có mục đích bảo vệ các điều tra viên.
Quy tắc thứ nhất không rõ lý do nên tạm thời không bàn đến.
Quy tắc thứ hai có nhắc đến "Thỏa thuận sinh tử", Tô Dung chưa từng đọc, nhưng chỉ cần nhìn tên thôi cũng có thể đoán được nó giống như bản thỏa thuận kiểu vào trường không chịu trách nhiệm về sinh tử. Mặc dù thỏa thuận như vậy có vẻ như muốn học sinh tự nguyện vào đây để chết, nhưng trên thực tế, việc ký thỏa thuận này cũng giống như đang nhắc nhở học sinh rằng ngôi trường này rất nguy hiểm.
Còn quy tắc thứ ba mặc dù có vẻ như đang hạn chế học sinh rời khỏi trường, bắt buộc học sinh phải ở lại trường đến chết. Nhưng trên thực tế, cho dù không có quy tắc này, học sinh có thể tùy tiện rời khỏi trường sao? Không thể nào. Nó không giống như một sự hạn chế, mà giống như một lời nhắc nhở, khuyên học sinh tốt nhất không nên rời khỏi trường.
Nhưng theo suy đoán trước đó của cô, hiệu trưởng là hiện thân của "Nó", vậy sao "Nó" có thể tốt với các điều tra viên được?
Do đó có thể đưa ra hai khả năng. Khả năng thứ nhất là Tô Dung nghĩ nhiều quá, những quy tắc này chỉ nhằm mục đích hạn chế học sinh và các điều tra viên, không có ý tốt gì cho họ cả.
Còn khả năng thứ hai là... Hiệu trưởng đời đầu có ý thức riêng của mình, không hoàn toàn là con rối của "Nó".
Nếu đúng như vậy, thì sẽ giải thích được tại sao "Nó" lại chọn hủy diệt cơ thể này ngay sau khi xây dựng xong ngôi trường. Mặc dù cơ thể này được tạo ra để xây dựng ngôi trường, nhưng sau khi xây xong thì nó không còn tác dụng nữa, tuy nhiên giữ lại cũng chẳng sao, vì ai biết được trong tương lai có thể sẽ dùng đến.
Nhưng nếu cơ thể này "không nghe lời" thì đương nhiên là phải hủy diệt càng sớm càng tốt.
Nghĩ đến đây, cô xoa huyệt thái dương. Mặc dù cô tự cho rằng mình đã đoán đúng, nhưng nếu không có bằng chứng chứng minh những suy đoán này là đúng, thì cô không thể tiếp tục suy nghĩ nữa.
Từ khi bắt đầu suy nghĩ về vấn đề này cho đến bây giờ, cô đã sử dụng khá nhiều từ "nếu", "có thể" như vậy. Những từ không chắc chắn này, chỉ cần một trong số chúng là suy đoán sai thì mọi thứ sau đó đều không còn giá trị nữa.