Nhóm dịch: Thiên Thượng Nhân Gian
Phụ trách: Vô Tà Team
Bởi vì chỉ một bộ phận người xem phim, đối tượng khán giả chủ yếu nhắm vào thanh thiếu niên. Mà còn có một bộ phận người không có thời gian xem phim, nhưng có thời gian để đọc báo, cho nên độc giả có phần đông hơn. Những khách hàng tiềm năng này cũng chiếm phần kha khá.
Đồ gia dụng của xưởng sản xuất Nam Bình bán hết mau chóng. Còn có bao nhiêu người hẹn đặt trước. Yêu cầu nhấn mạnh phải là đồ gia dụng của Lão Trần.
Nhân viên cửa hàng bách hóa nói với họ, Lão Trần hiện đang là phó xưởng trưởng, không có thời gian làm đồ gia dụng, nhưng ông ấy có một phân xưởng chuyên môn, đích thân ông ấy giám sát thợ chế tác, qua ông kiểm duyệt. Những đồ gia dụng ở đó đều có con dấu của Lão Trần.
Vì thế đồ gia dụng khắc con dấu Nam Bình trở thành một phong cách riêng biệt. Danh sách đặt dài kéo đến tận tháng mười hai.
Trần Minh Hoa run run cầm con dấu đóng lên đồ gia dụng.
Tô Mạn cười tủm tỉm đi kiểm tra khắp nhà xưởng, trông thấy cảnh Trần Minh Hoa run rẩy cả tay thì nói: “Chú Trần, để người khác đóng giúp chú nữa đi.”
Trần Minh Hoa nói: “Chú tự mình đóng thì tốt hơn nếu không thấy thật có lỗi với sự tín nhiệm của dân chúng.”
Tô Mạn cười nói: “Chú Trần, chú có suy nghĩ như vậy cháu rất yên tâm. Chú Trần, bộ phận sản xuất sau này phiền chú hao tâm tổn trí nhiều.”
Trần Minh Hoa cuống quýt gật đầu. Không hao tâm tổn trí mà được sao, bao nhiêu sự tin tưởng giao phó của dân chúng, nhất định phải dốc hết sức mình mới báo đáp được.
Để đẩy nhanh tốc độ, ban ngày chưa có thời gian ăn mừng lễ quốc khánh, nhưng đến buổi tối, Lý Xuân Hoa giúp tổ chức một buổi liên hoan, nhân lúc nhóm công nhân ăn cơm đưa các đồng chí người nhà lên bục diễn kịch, nhảy múa, ca hát.
Vở diễn cũng là diễn về cảnh ở Nam Bình, nội dung về một công nhân từ những ngày tháng nghèo khó đến khi gia nhập xưởng đồ gia dụng Nam Bình được sống một cuộc sống hạnh phúc, làm cho công nhân xúc động như nhìn thấy chính bản thân mình trong đó.
Rất nhiều người trước khi gia nhập xưởng gia dụng Nam Bình cuộc sống rất kham khổ. Không tìm nổi đối tượng vì nghèo quá. Chỗ ở còn chẳng có, phải chen chúc cùng mấy anh chị em trên một chiếc giường.
Mãi đến khi có xưởng gia dụng Nam Bình mọi người mới được sống những ngày tháng tốt lành. Đầu tiên là ở trong ký túc xá đơn điều kiện rất tốt, sau lại được nhà xưởng hỗ trợ xây dựng nhà ở của riêng mình.
Đãi ngộ của xưởng cũng rất tốt, tăng ca luôn có tiền thưởng. Tất cả tiền thưởng đạt được ở các hạng mục đều được dùng để chi phụ cấp làm thêm giờ cho mọi người. Khiến cho mọi người dù có vất vả đến đâu cũng cam tâm trạng nguyện, thậm chí còn vui vẻ tranh giành phần việc.
Lời bài hát cũng là sáng tác riêng về xưởng gia dụng Nam Bình. Được biên soạn bởi một giáo viên âm nhạc đã nghỉ hưu.
Lời ca giản dị, giai điệu đơn giản. Nhóm công nhân nghe mấy lần là đã nhớ được. Rồi cùng nhau hòa ca. “Nhà tôi ở Nam Bình, Nam bình có xưởng gia dụng, những tiểu thợ mộc trong xưởng… nhà xưởng cho tôi lương, cho tôi chỗ ở, còn cho tôi cuộc sống ấm no.” Hát mãi hát mãi đến mức cảm động khóc òa.
Khóc chán chê thì đến xưởng tiếp tục tăng ca đẩy nhanh tiến độ.
…
Quảng cáo ngày một tháng mười lần này có thể nói là vô cùng nổi bật độc đáo.
Khiến các nhà xưởng khác bất ngờ. Lúc trước công tác tuyên truyền của Nam Bình vẫn làm trước, các xưởng khác bắt chước làm theo, thể nào cũng có chút hiệu quả.
Cho nên lần này, mọi người vẫn muốn nhìn xem Nam Bình có động tác gì mới để làm tuyên truyền không, đều nhìn chằm chằm xưởng điện ảnh bên đó. Ai biết người ta bên này đã bắt đầu đăng nhiều kỳ trên báo chí.
Nói thật ra, mãi cho đến khi câu chuyện kết thúc, bọn họ cũng không nghĩ đó là quảng cáo ngày một tháng mười của Nam Bình. Bọn họ chỉ nghĩ là tuyên truyền công nhân, thuận tiện tuyên truyền Nam Bình. Nhưng nhà xưởng khác đều có kiểu truyện tuyên truyền này, cho nên cũng không ngạc nhiên.
Chẳng qua là câu chuyện của Nam Bình cực kỳ hấp dẫn người ta mà thôi.
Mãi cho đến cuối cùng…
Mọi người ngửi thấy mùi vị tuyên truyền.
Quả nhiên sau mấy ngày hoạt động ngày một tháng mười một đưa ra kết quả tiêu thụ, Nam Bình đúng là bị tranh giành bán hết sạch. Những xưởng khác cũng không muốn nói gì cả. Cũng không muốn so sánh với Nam Bình nữa. Cái này còn so như thế nào chứ. Lẽ nào cũng đi viết truyện sao?
Nhưng câu chuyện người ta viết cũng thật là… Không có cách nào hình dung.
Xưởng gia dụng tỉnh thành bên này, xưởng trưởng Tôn cũng than thở ở trong văn phòng.