Trọng Sinh 1988 Em Gái Ruột Của Nam Chính Truyện Niên Đại ( Dịch Full )

Chương 62 - Chương 62.

Chương 62. - Chương 62. -

“Cả nước thống nhất.” Lâm Dược Phi trừng lớn hai mắt nhìn thật kỹ, kiểu dáng thật ra cũng đơn giản, nhã nhặn nhưng lại bắt mắt.

“Nhưng mà cô giáo của chúng em đã nói, ngoại trừ hoạt động quan trọng của đội Thiếu niên Tiền Phong thì mặc bộ đồ này khi chào cờ thứ hai và tham gia hoạt động tập thể của trường, nên đây được coi như đồng phục.”

“Cô giáo nói vì để tiết kiệm, trường sẽ không mua thêm đồng phục mới nữa.”

Sau khi về đến nhà, Lâm Tiếu vẫn không nỡ cởi đồng phục đội Thiếu niên ra, cũng không chịu tháo khăn quàng đỏ.

Mãi đến khi Lữ Tú Anh tan làm trở về, thấy Lâm Tiếu mặc bộ đồng phục mới, trong đầu lập tức vang lên báo động cấp mười.

“Đồng phục hôm nay mới phát còn chưa giặt sao con lại mặc vậy hả?”

Vẻ mặt Lư Tú Anh trầm xuống: “Cởi đồ ra nhanh lên, mẹ dẫn con đi tắm.”

Đồng phục đội được làm từ terylen tổng hợp, không bị co, lại nhanh khô.

Sáng sớm buổi đầu tiên, Lâm Tiếu đã mặc lên bộ đồng phục đội Thiếu niên Tiền Phong đã được giặt sạch và phơi khô.

Lữ Tú Anh nhíu mày nói: “Hôm qua nhìn không kỹ, sao đồ lại vừa người như vậy?”

“Có thể đến trưởng đổi bộ lớn hơn một cỡ hay không, như này thì sang năm sẽ không thể mặc được nữa.”

Lâm Dược Phi nói: “Không cần. Nếu đồng phục chật thì mua bộ mới.”

Một vài hình ảnh lóe lên trong đầu Lâm Dược Phi. Anh không nhớ rõ dáng vẻ em gái học tiểu học ở kiếp trước như thế nào, trong đầu lại hiện lên dáng vẻ em gái học trung học cơ sở.

Trên người cô mặc đồng phục to hơn hai cỡ, như thể trùm cái bao tải lên người.

Trong ký ức của Lâm Dược Phi, em gái mặc bao tải lúc nào cũng yên lặng. Anh không biết là do cô quá thất vọng với anh nên không muốn nói chuyện cùng, hay đối với ai cô cũng im lặng như vậy.

Không chỉ là đồng phục trung học cơ sở, mà lúc nào quần áo của em gái cũng rộng thùng thình.

Lữ Tú Anh hay may đồ lớn hơn hai cỡ vì cơ thể em gái đang phát triển và vải sẽ co lại dần.

Thật ra từ hồi trung học cơ sở em gái đã không cao lên nữa, lúc đó vải cũng không co lại nhiều nhưng bà vẫn chả thể bỏ được thói quen này.

Lữ Tú Anh một mình gồng gánh cả một gia đình, con trai đánh nhau gây sự khiến hay bà lo lắng nên cũng không còn sức mà chú ý đến những chi tiết này.

Quan niệm của bà trước giờ vẫn là đồng phục trẻ con thì nên lớn hơn một hai cỡ. Nghe Lâm Dược Phi nói chật thì mua đồ mới thì liếc nhìn anh nói: “Nhưng bây giờ con đang kiếm tiền mà.”

Lâm Dược Phi kiên nhẫn giải thích với mẹ mình: “Đồng phục thì phải mặc vừa người, không thì nhìn rất là lôi thôi lếch thếch, chạy nhảy trong trường cũng không tiện.”

“Hơn nữa đa số học sinh ở trường tiểu học Đường Giải Phóng đều mặc đồng phục vừa người, Tiếu Tiếu phải giống với các bạn cùng lớp.”

Không chỉ những giáo viên như Uông Xuân Thúy có tính bợ đỡ, mà cả một vài đứa trẻ cũng có tính như thế. Cũng không thể nói là bợ đỡ, thích quần áo đẹp, thích điều kiện tốt, “khinh nghèo yêu giàu”, “ghét xấu thích đẹp”… đều là những bản tính của trẻ con.

Hầu hết học sinh của Tiểu học Đường Giải Phóng đều là con cháu cán bộ và giáo viên nên Lâm Dược Phi không muốn để em gái quá khác với bạn cùng lớp.

“Tại sao phải giống với các bạn cùng lớp?”

Câu nói của anh trai làm Lâm Tiếu cái hiểu cái không.

Cô chợt nghĩ đến vấn đề đang suy nghĩ dở lúc trưa thứ bảy tuần trước, vì tan học nên đã bỏ vấn đề này ra sau đầu.

“Anh ơi, trước khi chuyển trường anh đã đặc biệt mua quần áo mới cho em sao?”

“Là vì sợ em lại gặp phải hạng người như cô giáo Uông sao?”

Có nhiều vấn đề Lâm Tiếu không thể hiểu được: “Chẳng lẽ thái độ đối với một người sẽ vì quần áo người đó mặc trên người mà trở nên khác đi sao?”

Lâm Dược Phi nhìn đôi mắt trong veo của em gái, nhất thời nói không nên lời.

“Sẽ có một vài người như thế.” Lâm Dược Phi lại nghĩ Lâm Tiếu còn quá nhỏ, không biết phải nói thế nào cho cô hiểu: “Ví dụ như cô giáo Uông, chính là người như thế.”

Lữ Tú Anh thở dài một tiếng: “Chuyện này thì có gì lạ đâu, tiền kính y hậu kính nhân*, người như vậy có rất nhiều.”

(*) Nghĩa đen là khi tiếp xúc với người khác, trước tiên chúng ta sẽ nhìn vào hình thức bên ngoài, tức là cách ăn mặc của người đó, sau đó mới nhìn vào các khía cạnh khác của người đó.

Lâm Tiếu nhíu mày: “Nhưng dù em mặc quần áo gì thì em vẫn là em mà.”

“Không lẽ em mặc quần áo đẹp thì mới là Lâm Tiếu (cười), mặc quần áo rách thì là Lâm khóc hay sao?”

Lâm Dược Phi nói: “Tất nhiên em vẫn là em rồi, nhưng thái độ của một số người khác với em cũng sẽ thay đổi.”

Bình Luận (0)
Comment