Hội Hanabishi và hội Sanno cũng giữ khắc chế.
Hội Hanabishi khiêm tốn bởi vì đa số tay súng trong tổ chức đã bị tàn phế ở trạm phu phí. Mặc dù hội Hanabishi ngồi vững ở vị trí số một Kansai sẽ không từ bỏ dã tâm tiến vào Kyoto, nhưng cũng cần thời gian khôi phục lực lượng.
Còn hội Sanno - tổ chức cũ của Otomo?
Sau khi hàng loạt nhân vật thực quyền trong phe phái bị bắt chết, hội trưởng Kato đã vạch trần sự hèn nhát của văn chức. Hội Sanno không chỉ không lấy bạo chế bạo phản kích, mà ngược lại còn nhường ra mấy nhà chứa để bày tỏ thiện ý của mình.
Tổ chức Otomo tiếp tục tiêu hóa địa bàn của mình và những thành viên mới gia nhập, còn Kato hội Sanno thì tính hòa giải, cục diện giữa hai bên khá yên ổn.
Về phần cuộc đàm phán thương nghiệp ngoài sáng của tập đoàn Cẩm Tú lần này?
Văn Tiểu Địch cực kỳ cố gắng.
Nhưng tiếc là tiến triển rất chậm. Không phải điều kiện Cẩm Tú đưa ra không đủ, mà là cuộc nối đấu của tầng lớp lãnh đạo Toshiba vẫn chưa kết thúc, phe cải cách và phe bảo thủ sắp đánh nhau vỡ đầu chảy máu. Trong tình huống này, giám đốc bàn chuyện hợp tác với Cẩm Tú đã đổi năm người.
Tuy nhiên, kết quả chưa thấy.
Nộ La Quyền của Tô Văn Văn cũng lặng lẽ tăng cường sức ảnh hưởng trong đám trẻ mồ côi sau hậu chiến và đám con lai Trung Nhật, không làm ra chuyện gì quá đáng thu hút sự chú ý của phía chính phủ.
Tóm lại, có thể tổng kết tiến triển mọi việc của tập đoàn Cẩm Tú ở Nhật Bản dạo gần đây bằng hai từ.
Một: trật tự.
Hai: bình lặng.
So với thế cục của tập đoàn sóng yên gió lặng, cuộc sống của Tô Bình Nam ở Nhật Bản trong thời gian này không tính là tẻ nhạt.
Có thể nói trong cuộc sống tẻ nhạt của nam nhân xuất hiện một vài khúc nhạc đệm nho nhỏ.
…
Bàn về mức độ tiếp nhận nền giáo dục yêu nước, giới trẻ Hạ quốc thập niên 70, 80 chắc chắn cao hơn thế hệ 9x.
Không phải thanh niên đời sau không yêu nước, mà là sau này có rất nhiều con đường thu nhận tin tức, tất nhiên giới trẻ sẽ có quan điểm riêng của mình.
Người trẻ tuổi sinh ở thập niên 70 đơn thuần hơn nhiều, không nữa bọn hắn không trải qua lễ rửa tội của làn sóng kinh tế nên vẫn tràn đầy nhiệt huyết.
Kyoto Nhật Bản.
Đã một giờ khuya, trạm tàu điện ngầm ban ngày đông như kiến đã vắng tanh vắng ngắt.
Lý Chí để đầu đinh, mặc sơ mi đen đeo đàn ghi-ta đứng ở góc Tây Bắc của trạm tàu điện ngầm như mọi khi, bắt đầu công việc hắn nhất định phải làm mỗi ngày sau khi đến Nhật Bản trong suốt hai năm qua.
Biểu diễn đường phố.
So với hai năm trước mới sang Nhật Bản, hiện tại hắn không còn một mình nữa. Cô bạn gái Tiểu Ngải cũng là người Hạ quốc mặc váy hoa nhí yên tĩnh ngồi đằng sau dàn trống, tay vẫn luôn chuyển động nhịp nhàng, đôi mắt cong cong như trăng khuyết chưa từng rời khỏi bạn trai của mình.
Dễ nhận thấy tình cảm của hai người rất tốt. Nhưng thứ chứng kiến tình yêu của hai người chỉ có hộp đàn ghi ta mở nắp được đặt trên chỗ đất trống trước mặt bọn hắn. Hộp đàn ghi ta thờ ơ nhận tiền lẻ từ người qua đường, đồng thời chứng kiến sự lãng mạn của đôi tình nhân.
Lý Chí đánh đàn ghi-ta, giai điệu bài Năm tháng huy hoàng của ban nhạc Beyond vang lên trong tay hắn, cộng thêm tiếng hát êm ái của bạn gái, tức thì đêm Osaka trở nên sống động.
Màn đêm, đường phố, đàn ghi-ta, nỗi nhớ quê hương... các nhân tố tụ lại trên đất khách, có sức hấp dẫn đặc biệt.
Cũng chính vì vậy, khung cảnh này đã thu hút rất nhiều người Hạ quốc dừng chân, nhiều người còn hát theo mấy câu.
Đương nhiên cũng có rất nhiều người hướng nội chỉ dừng chân xem. Nhưng biểu cảm trầm lắng lẫn dáng vẻ nhớ quê hương đều nói cho Lý Chí biết mục đích biểu diễn của mình đã thành công.
Những người Hạ quốc này vẫn chưa quên cội nguồn của mình.
Đúng vậy, đây chính là mục đích của hắn.
Hắn biểu diễn đường phố hoàn toàn không phải vì kiếm tiền, cũng không phải vì nghệ thuật, hắn chỉ muốn làm cho những người Hạ quốc đã quên mất cội nguồn nhớ về tổ tiên của mình. Thật ra Lý Chí có suy nghĩ này cũng không kỳ lạ.
Không phải hắn tự nguyện tới Nhật Bản. Sáu năm trước, sau khi ba hắn qua đời, mẹ hắn lấy một người Nhật rồi bất đắc dĩ phải sang Nhật.
Tình cảnh của hắn khá giống những người trẻ tuổi trong Nộ La Quyền. Có điều ba của Lý Chí và ông nội, ông cố của hắn đều là căn hồng miêu chính (*), lòng yêu nước của hắn mạnh hơn những người trẻ tuổi gia nhập yakuza để mưu sinh rất nhiều.
(*) Căn chính miêu hồng: Nói “căn hồng” là để chỉ gia đình có xuất thân tốt, như công nhân, bần nông và trung nông, con em liệt sĩ, quân nhân; cho rằng con em xuất thân trong gia đình như vậy nhất định sẽ tốt, nhất định theo cách mạng. Còn “miêu chính” là chỉ người sinh dưới thời Trung Quốc đổi mới, sinh dưới lá cờ đỏ, không bị ảnh hưởng của tư tưởng cũ. Dưới thời cách mạng văn hóa, những thuật ngữ chính trị này được dùng rất phổ biến, có bao nhiêu người bị quy kết là “xuất thân không tốt”. Bây giờ “căn hồng miêu chính” bị coi là một thuyết pháp sai lầm không còn lưu hành nữa.
Khi mới sang Nhật Bản, Lý Chí vô cùng đau khổ.
Hắn cho rằng mình là một kẻ nhu nhược, ông nội của mình từng đánh giặc nước ngoài, ba của mình cũng từng hi sinh vì tổ quốc, chỉ có mình trở thành một người Nhật Bản.
Đau khổ không có nghĩa là trốn tránh, đây là lời dạy của ông nội Lý Chí. Vì vậy, Lý Chí trẻ tuổi hoàn toàn không có suy nghĩ trốn về nước, mà luôn suy nghĩ mình tới Nhật Bản có thể làm gì.
Mãi cho đến một ngày hắn nhìn thấy bạn của mẹ mình, cũng là một người phụ nữ Hạ quốc dùng tiếng Nhật lưu loát trơ tráo nói đã quên tiếng mẹ đẻ. Lúc đó hắn hiểu ra mình phải làm gì.