Tuyết Trung Hãn Đao Hành (Bản Dịch)

Chương 162 - Chương 162: Sào Tre Cản Sông

Chương 162: Sào tre cản sông Chương 162: Sào tre cản sôngChương 162: Sào tre cản sông

Rời khỏi núi Thanh Thành, Từ Phượng Niên thuê một lúc bốn cái thuyền lớn, xuôi theo dòng sông Yến Tử mà đi.

Thủy thế ở bãi sông này vô cùng hỗn loạn, hai bên bờ là vách núi cheo leo, mặt hẹp nhất của sông bất quá cũng phải đến 50 trượng, hung hiểm ngang với Quỳ Môn Quan được tương truyền rằng có Đạo giáo Thánh Nhân từng cưỡi thanh ngưu đi qua, một đoạn đường thủy này có eo bên trong eo, eo nhỏ lồng vào eo lớn, trong bãi lớn lại có bãi nhỏ.

Từ Phượng Niên mặc một bộ áo bào trắng, đứng trên mũi thuyền, một bên ôm lấy Võ Mị Nương một bên ôm lấy Ngư Ấu Vi cười nói: "Chúng ta vừa đi qua thư bãi cùng kiếm bãi, là chỗ tổ sư gia Lữ Động Huyền của Võ Đang cất thiên thư cùng cổ kiếm địa, đừng tưởng như vậy đã là hiểm trở, động Lĩnh Hạp tới đây mới là hiểm địa, bốn chiếc thuyền lớn của chúng ta đã là cực hạn, nếu lớn hơn chút nữa, thì cho dù là người chèo thuyền quen thuộc nhiều thủy thế đến đâu, thì đều cũng phải ngoan ngoãn va phải đá ngầm rồi bị đắm thuyền mà thôi. Năm đó ta cùng lão Hoàng bị dọa đến gần chết, ta còn say sóng, nôn lên khắp người lão Hoàng. Cho nên bên này ngư dân đều nói thư bãi, kiếm bãi cũng không tính bãi, động Lĩnh Hạp mới được tính là quỷ môn quan, chốc nữa nếu thân thuyền lay động kịch liệt, các ngươi cũng chớ đứng chỗ này."

Ngư Ấu Vi nhìn qua cảnh tượng phía trước, sắc mặt lập tức tái đi, vừa định quay người thì lại trừng to mắt vì thấy một chiếc thuyên con hình như đang ngược dòng mà đi.

Con thuyền đi thẳng đến con thuyền lớn đi đầu có đại kích Ninh Nga Mi trấn giữ kial

Một thanh niên dáng vẻ thư sinh mặc áo xanh đang cầm một cây sào tre đứng ở đó.

Thanh niên áo xanh dùng hai tay cầm sào cắm xuống nước, con thuyền nhỏ dưới chân lập tức hếch mũi thuyền lên.

Cùng lúc đó, cây sào cắm dưới con thuyền lớn kia cũng được mỹ nam này nhấc lên.

Cây sào tre xanh đen bị uốn cong thành hình bán nguyệt.

Phía kia, thuyên nhỏ cứ thế mà đứng sừng sững không ngã.

Mà bên này, con thuyền lớn lại bị cây sào tre lập úp, đáy bụng hướng lên trời!

Vị khách áo xanh này chính là Long Vương giáo chủ hay sao?

Lòng can đảm của những người chèo thuyền trên ba chiếc thuyền lớn kia lập tức bị sự sợ hãi đánh nát

Cái sào tre trên sông kinh thiên đến quỷ khóc thần sầu.

Con thuyền nhỏ dưới chân người áo xanh sau khi lấy lại thăng bằng trên mặt nước liền xuôi thẳng theo dòng nước mà trôi đi.

Từ Phượng Niên trừng to mắt, tự nói một mình: "Cái kỹ thuật này cũng quá là bá đạo rồi"

Đến được Hùng Châu thì cũng không còn cách kinh thành bao xa nữa.

Sáu gia tộc chư hầu của triều đại này đều được phong đất, ngoại trừ Hoài Nam vương Triệu Anh từ nhỏ đã ghét chiến tranh, năm chư hầu đều có binh quyền lớn nhỏ, ít nhất thì cũng phải trấn thủ một châu, tỷ như Tĩnh An Vương Triệu Hành, Giao Đông Vương Triệu Tuy, Lang Gia Vương Triệu Ngao...

Trọng binh của hai vị còn lại thì còn mạnh mẽ hơn, đầu tiên là Nghiễm Lăng Vương, giờ đang ở trong đại hoàng thành của cố đô Tây Sở, chưởng quản một nửa cương thổ bao la của vương triều Tây Sở hồi trườn, những năm gần đây lại còn tận sức trấn áp đám phản loạn đang không ngừng nổi lên, hung danh vang xa.

Yến Lạt Vương đóng quân tại biên giới cũ của Nam Đường kia thì cũng không cần nói nhiều, dưới trướng binh cường mã tráng, kiêu tướng như mây, vẫn luôn tranh giành cái hào "giáp hùng thiên hạ" với thiết ky của Bắc Lương. Năm đó, sau khi đại tướng quân Cố Kiếm Đường bị triệu vào kinh, có thể nói ông ta đã gần như là một thân một mình, triệt để gỡ giáp xuống ngựa để vào kinh thành, phần lớn quân đội cũ đã tan rã đều nằm trong tay của hai vị phiên vương chư hầu hùng mạnh này.

Khói lửa của xuân thu quốc chiến còn chưa tán hết, thiên hạ đã sơ định, chia đất phong vương cho những hoàng tộc lớn là cử chỉ sáng suốt, từ trên xuống dưới vương triều với việc này cũng không dị nghị, duy chỉ có việc Từ Kiêu khác họ được phong vương là bị chỉ trích từ triều chính, lúc trước Cố Kiếm Đường có hi vọng tọa trấn biên cương bị trừ bỏ, rất nhiều văn thần mưu sĩ muốn để Yến Lạt Vương - Từ Kiêu đưa quân đội dũng mãnh của ông đến Bắc Lương, chỉ là cuối cùng khi mọi chuyện đã lắng xuống thì Cố Kiếm Đường cùng Yến Lạt Vương cũng không thể mang binh đến phía bắc.

Tuy nói phiên vương đều có đại quyền lừng lẫy, nhưng những hoàng tộc thân vương này lại bị một bộ « tông phiên pháp lệ » hạn chế đi rất nhiều, phiên vương càng gần kinh thành càng bị quản nghiêm ngặt, ví dụ như Hùng Châu Hoài Nam Vương - Triệu Anh, Lưỡng Liêu Giao Đông Vương - Triệu Tuy, hai vị phiên vương này, động một tí là bị hoàng tộc bắt lỗi, số lượng vương tử vương tôn bị phế thành thứ dân cũng không ít.

Còn về Yến Lạt Vương, dựa theo quy củ của "tông phiên" thì không được tuỳ tiện vào kinh thành, ngay cả khi tiên hoàng qua đời, đương kim thiên tử cũng lấy tổ huấn mà cự tuyệt yêu cầu tiến vào kinh thành của Yến Lạt Vương. Người ta thường truyền tai nhau rằng, hồi đó vị phiên vương phía Bắc này phải tế bái từ xa đến mức thổ huyết hôn mê, nằm liệt giường nằm mấy tháng trời. Phần hiếu tâm này, khiến cho những sĩ tử phương Bắc trước kia có ấn tượng cực kỳ xấu đối với vị phiên vương ngang ngược kiệt ngạo này nhao nhao bóp cổ tay thương tiếc.

Tại Ma Cô Thành của Hùng Châu, một đám quan văn võ tướng của châu mục thứ đốc đều đã đi ra khỏi thành ba mươi dặm, bày ra chiến trận to lớn chỉ để nghênh đón một nhân vật đi ngang qua Hùng Châu.

Hoài Nam Vương - Lưu Anh cũng không ra khỏi thành, dựa theo quy định của « tông phiên pháp lệ » thì phiên vương không được tự tiện rời khỏi đất được phong, cho dù là ra khỏi thành thăm mộ viếng mồ mả hoặc là ra khỏi thành du xuân săn thú, thì người đại diện của châu mục cũng phải thượng tấu lên kinh thành, sau khi đạt được khâm chuẩn, mới có thể xuất hành, nếu không thì quan viên của nguyên một châu đều bị liên luy nặng nề.

Giao Đông Vương đã từng lấy thân thử nghiệm, dẫn đến việc tất cả quan chức của Cẩm Châu bị bãi quan, thứ đốc cùng một đám võ tướng phải dời khỏi Lưỡng Liêu, đám quan lại hạng hai đều bị sung quân đến biên cảnh, chịu sự quản lý của Yến Lạt Vương.

Mà điều thứ nhất của « tông phiên pháp lệ », có quy định là "Hai vương không được gặp nhau" . Hoài Nam Vương - Lưu Anh từ xưa đến nay lấy gò bó theo khuôn phép làm trứ danh, chuyện gì cũng không dám vượt qua quy củ của hoàng tộc nửa bước, thỉnh thoảng có tử tôn phạm quy bị phạt, Hoài Nam Vương ôn tồn lễ độ từ trước tới giờ cũng không lên tiếng. Người đời thường nói phúc họa tương y, vậy nên Lưu Anh thế mà lại trở thành phiên vương được diện kiến đức vua nhiều nhất, hơn nữa còn được ban thưởng tương đối khá.

Mười mấy vị năm đó đều từng có thanh danh hiển hách trên giang hồ là Bắc Lương ưng khuyển, giờ đang vờn quanh một chiếc xe ngựa. Trong đó có Phạm Trấn Hải, người năm đó dùng một đao bổ đôi đầu trang chủ của Tử Cấm sơn trang, còn có lão già Vương Tú - sư đệ đồng môn với võ đạo tông sư - Hàn Lao Sơn, còn có độc nhãn long - Dương Xuân Đình độc khí đây người có danh xưng phá hết các cao thủ Kim Cương cảnh.

Móng ngựa của ba trăm thiết ky trọng giáp vang lên như sấm.

Diêu Bạch Phong châu mục của Hùng Châu cùng tất cả mọi người cùng thở dài mà kính sợ.

Đừng nói là bước xuống xe, ngay cả rèm cũng không được kéo lên mà chỉ có một thanh âm khàn khàn truyền đến : "Vào thành."

Vậy mà không ai dám tỏ ra một chút oán hận! Phải biết rằng Diêu Bạch Phong là nhân vật lãnh tụ của sĩ tử tại ba châu Bắc địa, hơn nữa còn là người đứng đầu của Diêu thị - một hào phiệt tại Hùng Châu. Trương Cự Lộc năm đó dùng vàng đúc thành cánh cửa lớn của thủ phủ cũng nhiều lần thỉnh giáo học vấn từ Diêu Châu. Năm đời nhà họ Diêu đều là bậc thầy về Nho học, ngũ hùng của Diêu thị, từ người đầu tiên đưa ra đức tính tri thức, đến việc nghiên cứu những điều cần học, rồi đến việc nhận thức các nguyên lý của sự vật... liên tục thông suốt một dòng. Được xưng là phụ quốc song khôi cùng với lý học của Thượng Âm học cung tại chu môn ở phương Nam, Nam Bắc giao nhau chiếu rọi, vẫn luôn được hoàng đế các triều đại ưa chuộng và coi trọng.

Diêu Bạch Phong dùng cả đời để tận sức tại đem gia học (truyền thống học tập của gia đình) diễn hóa thành quốc học, môn sinh trải khắp thiên hạ. Người có địa vị siêu phàm như thế, vậy mà lúc này lại vẫn luôn cúi đầu đối với một tên võ biên không thèm lộ diện trên xe ngựa tên kia.

Khó trách mọi người lại bảo Lý học không có cốt khí, mười đại cao môn gia tộc quyền thế trong thiên hạ, thế mà bị kẻ này giết đi hơn phân nửa, thế thì ai mà không sợ ? !

Hơn nữa, vào năm sáu mươi tuổi khi ông nạp tiểu thiếp, sĩ tử thanh lưu thì chỉ coi đó là một câu chuyện dẫn chứng cho việc người có phẩm hạnh về văn chương thì sẽ lấy được một người dung nhan như ngọc mà ca tụng, kẻ đồ tể kia lại thẳng thắn mắng ông là già mà không nên nết, đại gia họ Diêu sau khi nghe được liền tức giận đến mức bế môn từ chối tiếp khách nửa năm, thẳng cho đến khi môn sinh cao đồ an ủi, mới dạy học lại.

Nội thành Ma Cô, Hoài Nam Vương Lưu Anh chân trần xõa tóc, khoác áo choàng, đuổi nô tỳ xung quanh đi, say khướt đứng một mình trong lầu nhỏ, lẩm bẩm một mình, có chút điên cuồng.

Gần cửa thành, Bắc Lương Vương lưng hơi còng bị chửi là lão thất phu vén rèm lên, nhìn về phía Diêu Bạch Phong tuổi đã cao ở bên cạnh, hỏi: "Tên họ Diêu già mà không nên nết kia, Lưu Anh đâu ?"

Diêu Bạch Phong gầy trở xương cứ cưỡi ngựa là cả người đau nhức bất đắc dĩ nói: "Hồi bẩm vương gia, dựa theo tổ huấn của triều đình ta, thì Hoài Nam Vương không thể gặp được ngài."

Bắc Lương Vương Từ Kiêu híp mắt rồi ồ một tiếng.

Lúc đội ky mã đi đến giữa trục đường lớn Ma Cô Thành, tất cả mọi người đều quỳ xuống đất không dậy nổi, cũng không dám ngẩng đầu.

Chẳng qua cứ đi được một đoạn ngắn, thì lại có tiếng quát vang lên.

Bên tai không dứt.

Khiến cho đám quan viên của Diêu Bạch Phong tê cả da đầu.

"Thập Bát Cẩm Châu - lão nhân của Thanh Sơn doanh, bộ tốt Chu Chấn, tham kiến đại tướng quân!"

"Tống Cung, ky binh của Liêu Tây Thiên Quan doanh, tham kiến đại tướng quân!"

"Cung Đoan Khang, cung thủ Tỳ Bà doanh, tham kiến đại tướng quân"...

Lúc này, đám người Diêu Bạch Phong vô thức nhớ lại những câu hát cuối cùng trong « huy hoàng Bắc Lương trấn linh ca » kia, cái dáng vẻ bệ vệ kia quả thực là làm cho người ta sợ hãi.

"Từ Kiêu sinh coi là nhân kiệt, Từ Kiêu chết cũng làm quỷ hùng. Cười đi Phong Đô chiêu bộ hạ cũ, tinh kỳ trăm vạn trảm Diêm Vương!"
Bình Luận (0)
Comment