Chương 26: Lão khôi đeo đao, lão Hoàng vác hộp (1)
Chương 26: Lão khôi đeo đao, lão Hoàng vác hộp (1)Chương 26: Lão khôi đeo đao, lão Hoàng vác hộp (1)
Nếu nói Từ Phượng Niên không hề sợ, đó là lừa mình dối người.
Chẳng qua Từ Phượng Niên luôn tin tưởng vào trực giác của mình, lão Khôi bị nhốt dưới đáy hồ vài chục năm không đến mức làm khó dễ hắn, tốt xấu gì đã giao lưu cổ quái không sâu không cạn nhiều năm như thế, Từ Phượng Niên ném xuống đùi gà, thịt quay vô số kể, hàng năm đều lặn xuống nhìn mặt lão năm ba bận, kiểu gì cũng tính là có chút giao tình.
Chuyện này, Từ Phượng Niên chưa từng đề cập với lão cha Từ Kiêu, hắn luôn tin tưởng rằng hai cha con đều thầm biết rõ, Từ Phượng Niên tối đa chỉ cảm kích ân cứu mạng năm đó, cho dù thả vị hồ khôi bị giam giữ nhiều năm này ra, lỡ Đại trụ Quốc tức giận, cùng lắm thì chỉ ăn một trận đòn roi, huống chi Từ Phượng Niên cũng tò mò mấy năng nhân dị sĩ của Bắc Lương Vương Phủ rốt cuộc ẩn giấu thực lực gì, lại thêm muốn biết lão Khôi có thể sống dưới nước mười mấy năm có đúng là cao nhân trong thiên hạ thập đại cao thủ hay không.
Từ Phượng Niên giả vờ trấn định nói: "Lão Hoàng, biết ta đi làm gì không? Theo ta làm chi? Ngươi biết bơi không? Đừng chết đuối đó!"
Lão Bộc ngượng ngùng cười, không nói gì. Dường như cảm thấy bọc hành lý trầm trọng, thân thể run lên bần bật, nhấc hộp gỗ lên mấy tấc.
Đến giữa hồ, Từ Phượng Niên vụng về rút thanh Xuân Lôi còn lâu mới đẹp bằng thanh Tú Đông đao ra khỏi vỏ, hít thở thật sâu, chĩa mũi đao xuống phía dưới, dùng sức ném xuống.
Rất lâu trôi qua, không có động tĩnh.
Từ Phượng Niên thiếu chút nữa chửi ầm lên, nghĩ thầm chẳng lẽ lại làm không công, còn bản thân mình lại phải nhảy xuống mò đao?
Lão Hoàng chậm rãi di chuyển, đi tới đầu thuyền, rồi không nhúc nhích.
Từ Phượng Niên bất đắc dĩ nói: 'Lão Hoàng, ngươi nói ngươi là cao thủ, ngươi cao bao nhiêu, ta không rõ lắm?"
Lão Hoàng quay đầu cười hắc hắc.
Từ Phượng Niên trợn mắt nói: "Cười gì cười, không có răng cửa ghê gớm lắm à? !"
Trong khoảnh khắc.
Hồ nước nhấp nhô cực kỳ kinh khủng hơn so với bất cứ lần nào trước đây, chẳng khác gì là muốn lật trời.
Từ Phượng Niên trốn ở trong thuyền có ý nghĩ đầu tiên là gọi lão Hoàng nhanh chóng chia ra chạy trốn, kế tiếp đương nhiên là để cho thủ hạ của cha tới thu dọn tàn cục.
Hắn là Thế tử điện hạ có thể cầm thanh Xuân Lôi đao cười cợt vung chiêu Hoành Tảo Thiên Quân, cũng không thể hồ hồ phân cao thấp với lão Khôi.
Nhưng Từ Phượng Niên nhanh chóng chứng kiến cảnh tượng quỷ dị xuất hiện trên mui thuyên ô bồng, sóng nước trên hồ trào dâng kinh người, nhưng chỉ thấy lão mã phu trong ba năm du ngoạn mỗi lần gặp nguy hiểm đều dọt lẹ như chân có bôi mỡ bỗng giậm chân một cái, thân thuyền lắc lư trong nháy mắt vững như bàn thạch, không còn nhúc nhích.
Lão Hoàng vẫn không quên quay đầu nhếch miệng cười, giơ tay ra hiệu chiều cao tương đương với chiều cao của Từ Phượng Niên, đại khái là muốn nói chính ta là cao thủ tâm này nè. Từ Phượng Niên dở khóc dở cười, lão Hoàng ngươi được lắm, giờ còn rảnh rỗi đùa bỡn, đừng để bị lão Khôi đánh cho răng rơi đầy đất, ngươi sẽ thành người không có răng cửa.
Từ trong lầu ba hành lang gấp khúc của Thính Triều Đình nhảy xuống một bóng người màu xám, chạm đất là nhún người bay ra xa, thân hình nhẹ nhàng tiêu sái lướt vê phía giữa hồ.
Từ Phượng Niên vô thức đưa tay lên, mới phát giác trong tay không có dưa chuột để gặm, có chút tiếc nuối, bắt đầu có trò hay rồi.
Thính Triều Đình, chính là kho vũ khí trong miệng của nhân sĩ giang hồ, bên trong có các năm tên Thủ Các Nô, Từ Phượng Niên từ nhỏ đã leo lên leo xuống ở trong các thậm chí có lúc mắc đái bèn tiểu đại một góc nào đó nên đã quen biết, đều niềm nở gọi bá bá gia gia.
Người thủ các vừa lướt ra khỏi lâu ba của Thính Triêu Đình là một vị cao nhân đạo môn, một vị tổ sư gia của Cửu Đấu Mễ Đạo* một trong tam đại đạo thống, sư phụ Lý Nghĩa Sơn nói vị này tinh thông Kỳ Môn Độn Giáp, thực lực thật sự đạt đến nhị phẩm Thông Huyền, chỉ vì nghe nói Thính Triều Đình có một quyển Tham Đồng Khế) mới cam tâm nhập các làm nô làm bộc, Từ Phượng Niên khi còn bé leo thang lầu ngại mệt, không ít lần để lão nhân này cõng.
Lão đạo sĩ Cửu Đấu Mễ Đạo mặc một bộ đạo bào dài màu tro, bắn vào giữa mặt hồ, sau đó, như chuồn chuồn lướt nước, phiêu dật vọt tới trước, hai tay áo vung ra, nổi lên hai cột nước cuồn cuộn, bắn nhanh thẳng vào giữa hồ.
Từ Phượng Niên thấy thuyền nhỏ không bị lật úp, bèn an tâm không ít, tấm tắc nói: "Thì ra thân thủ của Ngụy gia gia mạnh mẽ như thể, sớm biết như vậy, trước đây xuất môn du ngoạn thì mang theo lão, đám giặc cỏ thảo khấu đã bị đánh tè ra quần rồi"
Lão Hoàng nghe thấy được lời này của Thế tử điện hạ, quay đầu vẻ mặt u oán, trên khuôn mặt già nua toàn là biểu cảm chua xót.
Từ Phượng Niên không muốn để cho lão Hoàng đã theo mình bôn ba vất vả suốt 3 năm ròng thương tâm, cười nói: "Ngụy gia gia lợi hại hơn nữa, cũng không thể thân thiết bằng lão Hoàng ngươi đào ổ chim lấy trứng xuống sông mò cá nha. Trên đời này cao thủ nhiều lắm, nhưng chỉ có mình lão Hoàng biết bện giầy rơm!"
Lão bộc cười ôn nhu "chứa chang tình cảm", khiến cho Từ Phượng Niên nổi da gà cả người, vội vàng nói: "Xem cuộc vui xem cuộc vui, đừng bỏ lỡ"
Chủ tớ hai người cũng nhìn phía trong hồ.
Hai đầu xích đen thui vạch nước lao ra, như giao long xuất hải, cực kỳ khí thế.
Phần cuối xiềng xích mang theo hai thanh đao không chuôi, một cây đao có mũi trong trẻo như tuyết, một đỏ tươi như máu, dùng lời Thế tử điện hạ nói chính là rất khoa trương và cao ngạo, vừa nhìn là biết chính là dáng vẻ cao ngạo của cao thủ, xui là Từ Phượng Niên không cầm theo ngân phiếu, bằng không định muốn la to "Nên thưởng!"
Song đao phá vỡ hai đầu thủy long do lão đạo Cửu đấu Mễ chém ra, chém nát ngay tại chỗ!
Cơ thể to lớn mạnh mẽ cao khoảng một trượng lao ra khỏi mặt hồ, hai chân không có hai quả đồng cầu ngàn cân ràng buộc, lão Khôi tóc bạc đột ngột xuất thế rồi càn rỡ cười to, gân như đâm rách màng nhĩ của Từ Phượng Niên.
Một sợi xiêng xích, bay theo đường vòng cung, cự đao màu đỏ bổ về phía lão đạo sĩ, đao thế bá đạo tuyệt luân, rạch phá trường không, mang theo tiếng gió thổi gào thét.
Nguy lão đạo quát lớn, giãm lên mặt nước, kích ra hàng ngàn con sóng, lao về phía trường đao.
Sóng nước bị tách thành hai nửa, đao lớn thế như chẻ tre, lão đạo sĩ vung tay áo, nỗ lực ngăn cản một đao lạnh thấu xương gần như là bình sinh ít thấy.
Nhưng cũng phí công.
Ống tay áo rộng của đạo bào trong nháy mắt nát bấy.
Một chiêu liền bại. * Trương Đạo Lăng, người sáng lập tông phái Ngũ Đấu Mễ Đạo (#i*‡Xìă, nghĩa là "đạo Năm Đấu Gạo'), cũng gọi Thiên Sư Đạo, là một giáo phái ra đời trong giai đoạn đầu của Đạo giáo, tức cuối đời Đông Hán (25-220) trong lịch sử Trung Quốc, do Trương Lăng (34-156) sáng lập. Từ đời Đông Tấn trở đi Ngũ Đấu Mễ Đạo được gọi là Thiên Sư Đạo, từ đời nhà Nguyên trở đi gọi là Chính Nhất Đạo.
gũ Đấu Mễ Đạo bắt đầu từ trương thiên sư tên thật là họ trương tên lăng, người đất Phong (nay là huyện Phong, tỉnh Giang Tô), một hậu duệ của Trương Lương. Trương Lăng từ nhỏ đã nghiên ngẫm về Đạo Đức Kinh, thiên văn, địa lý, Hà Đồ, Lạc Thư, thông đạt Ngũ Kinh; khi trưởng thành từng làm quan lệnh ở Giang Châu, thuộc Ba Quận (nay là Trùng Khánh, Tứ Xuyên), thời Hán Minh Đế. Về sau, ông từ quan, ẩn cư trong núi Bắc Mang Sơn học đạo trường sinh. Thời Hán Thuận Đế, Trương Lăng vào Ba Thục, tu đạo ở núi Hạc Minh Sơn (cũng gọi Cốc Minh Sơn), xưng là Tam Thiên Pháp Sư Chính Nhất Chân Nhân. Về sau khi truyền đạo trong dân gian, nói rằng mình được Thái Thượng Lão Quân truyên đạo Chính Nhất Minh Uy, phong làm Thiên Sư. Vì vậy, dân gian gọi đạo của ông là Thiên Sư Đạo.
Trước tiên ông trị bệnh để thu hút quần chúng và sau đó là truyên đạo. Khi quy tụ được đông đảo quần chúng, Trương Lăng (bấy giờ bắt đầu gọi là Trương Đạo Lăng hay Trương Thiên Sư) tổ chức 24 điểm truyền đạo gọi là 24 Trị, trong đó ba trung tâm lớn là Dương Bình Trị, Lộc Đường Trị, và Hạc Minh Trị.
Do người nhập đạo phải nộp 5 đấu gạo, do đó đạo này gọi tên là Ngũ Đấu Mễ Đạo (đạo 5 đấu gạo), cũng gọi là Mễ Vu (3K?) bởi vì đạo này chịu ảnh hưởng nặng nề của Vu giáo (4#) của dân tộc thiểu số tại Ba Thục. Một cách giải thích khác là Ngũ Đấu Mễ đọc gần âm với Ngũ Đẩu Mẫu (#:$k48), tức là Bắc Đẩu Mẫu trong Ngũ Phương Tỉnh Đẩu, đứng đầu trong các sao. Hai cách giải thích này đều thông hành; có thể lúc lập giáo, Trương Lăng đã có chủ ý như vậy. Và cho phù hợp với Nhị Thập Bát Tú (28 sao), sau này 24 Trị phát triển thành 28 Trị.
Khi Trương Lăng mất, con là Trương Hành kế thừa việc truyền đạo. Khi Trương Hành qua đời, con của Trương Hành là Trương Lỗ kế vị. Cả ba đời ông cháu được người đời gọi là Tam Trương, nhưng trong nội bộ phải gọi là Tam Sư: Trương Lăng là Thiên Sư, Trương Hành là Tự Sư, và Trương Lỗ là Hệ Sư.