Chương 329: Tứ đại Thiên Sư (1)
Chương 329: Tứ đại Thiên Sư (1)Chương 329: Tứ đại Thiên Sư (1)
Sau khi Tê Huyền Trinh bạch nhật phi thăng ở bên ngoài Thiên Sư phủ, thì rất ít khi tứ đại Thiên Sư của Long Hổ sơn tụ tập lại một chỗ, cho dù năm đó Nhân Đồ Từ Kiêu suất lĩnh mấy ngàn thiết ky đến chân núi, Triệu Hi Dực đệ nhất nhân trong lớp đệ tử có chữ lót Hi của Long Hổ cũng chưa từng phá quan đi ra. Lễ tế ba vạn sáu ngàn chu thiên ở Tương Phàn cũng chỉ có hai trong tứ đại Thiên Sư đến. Gần hai mươi năm nay Triệu Đan Bình ở kinh thành làm Thanh Từ Tể tướng nam bắc giao tương với Vũ Y Khanh tướng Triệu Đan Hà, càng là ở cùng nhau thì ít mà xa cách thì nhiều. Tả tế tửu Quốc Tử Giám Hoàn Ôn và Thủ phụ đương triều Trương Cự Lộc sư xuất đồng môn, đạo đồng chính hợp, hai người thân như huynh đệ, chỉ có một chuyện duy nhất là họ bất đồng ý kiến, thế nhân đều biết Trương Thủ phụ độc tôn nho thuật, bài xích Phật, Đạo mà Hoàn Ôn xuân thân chính thống Nho gia lại vô cùng tôn sùng Hoàng lão thanh tịnh, trong kinh thành tương giao với Triệu Đan Bình rất sâu. Dù Triệu Đan Bình cách Thiên Sư phủ ngoài ngàn dặm, nhưng lão vẫn phụ trách hai loại là lập đàn cầu khấn khoa nghi và giáo quy giáo giới của Long Hổ sơn. Đối ngoại thì Triệu Đan Hà là thống lĩnh thiên hạ đạo môn nhưng đối nội thì chỉ là quản giáo giáo lý tượng trưng, về phần tu luyện phương thuật thì trên danh nghĩa là do lão Thiên Sư Triệu Hi Di thống lĩnh, thật ra là giao cho mấy vị có chữ lót là Tĩnh quản lý công việc cụ thể. Tông thân Triệu gia Triệu Tĩnh Trâm phụ trách tiếp đãi phủ môn, người được Thiên tử ban danh Bạch Dục phụ trách biện luận học thuyết, thường xuyên khai đàn giảng kinh thuyết đạo, Tê Tiên Hiệp và Bạch Liên tiên sinh cùng là đạo nhân khác họ chỉ quản luyện kiếm, ngẫu nhiên cũng truyền thụ kiếm thuật cho những đạo sĩ có chữ lót Tĩnh trở xuống. Các mạch Thiên Sư phủ đồng khí liên chi, mỗi người mỗi vinh hoa, hỗ trợ lẫn nhau, Long Hổ sơn mới có thời gian vàng tím tốt đẹp hiển quý như hôm nay.
Phía Tây Ngọc Hoàng Điện chủ điện của Thiên Sư phủ có một hành lang bia cổ kéo dài, trong đó có một tấm bia thanh ngọc lớn nhất trong rừng bia rậm rạp, cao đến ba trượng, là do tổ sư đời thứ tư của Long Hổ sơn dời đến đây, trên đó có bốn chữ Tử Tiêu Phúc Địa, nghe đồn nó cùng với tấm bia Độc Hưởng Lục Địa Thanh Phúc ở Huy Sơn Cổ Ngưu Đại Cương cộng thành tử mẫu bia. Lúc này có một đạo nhận mặc đạo bào tôn quý màu vàng đang đứng trên đỉnh bia, ngắm nhìn đại tuyết trên Huy Sơn, vẻ mặt tức giận, ba vị lão đạo đứng dưới chân bia đều đã lớn tuổi, ăn mặc đều có đặc sắc riêng, người lớn tuổi nhất râu tóc trắng như tuyết, lương hài sạch tất, trên người chỉ mặc một tô sa đạo bào bình thường màu trắng bạc, cũng không xuất sắc, nhưng tốt xấu gì lão cũng khoác trên người một kiện áo choàng phương sĩ xuất trân, mơ hồ có mấy phần phong thái đã chứng đại đạo trường sinh.
Lão đạo có tuổi tác kém hơn thì quá lôi thôi, một chiếc áo choàng bông dày bằng thanh bố, có thể thấy được vết bẩn loang lổ trên đó, dường như lão sợ lạnh nên trên chây mang một đôi giày giữ ấm rất dày lại dùng vải bông bọc chân, khiến cho người ta phải tò mò vì sao lão đạo này lại có tư cách đứng trong Thiên Sư phủ.
Một vị còn lại thì rất dọa người, nội bào màu vàng không nói lại còn khoác một cái áo khoác màu tím, vô cùng hoa mỹ tôn quý, tôn thất dòng chính của Thiên Sư phủ có thể mặc màu vàng, phụ tử Triệu Tĩnh Trâm, Triệu Ngưng Vận chính là như vậy. Long Hổ sơn có rất ít chân nhân tôn quý có thể khoác lên mình màu tím, Bạch Dục là thuộc dạng này, mà đạo sĩ có thể khoác lên mình vàng tím thì không thể nghi ngờ chỉ có mình Triệu Đan Hà chưởng giáo đạo môn.
Bốn vị đại thiên sư cùng họ với Thiên tử thì Triệu Hi Dực dành hơn nửa thời gian trong cuộc đời để bế quan đồ phá quan, Triệu Hi Đoàn tài hoa siêu quần nhưng bản tính lại tán nhạt, Triệu Đan Hà lãnh tụ đạo môn, Triệu Đan Bình tự ý viết hùng văn thanh từ, rốt cuộc đã gặp nhau, dị tượng rêu diêu ở Đại Tuyết Bình trên núi đều rơi vào trong mắt các thiên sư. Sấm ngữ kiếm lai của Lý Thuần Cương chính là Triệu Đan Bình ngăn cản mới khiến cho Đào Mộc Kiếm của Thiên Sư phủ không đến mức ra khỏi vỏ bay đi. Sau đó cũng là Triệu Đan Bình lên tiếng yêu cầu lão Kiếm Thần trả kiếm, nghe được hồi âm Triệu Đan Bình nổi giận đùng đùng xông đạo quan, Triệu Hi Đoàn già mà không đứng đắn cười đến không chịu nổi, Triệu Đan Hà và phụ thân Triệu Hi Dực nhìn nhau cười một cái, không nói đến cảnh giới cao thấp nhưng công phu dưỡng khí không sai biệt lắm coi như vô địch thiên hạ. Lúc Triệu Hi Đoàn còn trẻ đã không thân thiết với chất tử Triệu Đan Bình, lão luôn cảm thấy đứa nhỏ này từ nhỏ đã khó chịu, âm trầm, không có nửa điểm đại khí của con cháu họ Triệu. Bởi vậy lão Thiên Sư cũng chưa từng che giấu sự thiên vị với Triệu Đan Hà, hai thúc cháu Triệu Hi Đoàn và Triệu Đan Bình có thể nói là mệnh lý tương khắc. Mặc dù họ có quan hệ huyết thống rất gần, nhưng khi hai bên gặp mặt đều không có sắc mặt tốt. Lần này Triệu Đan Bình rời kinh về nhà, hơn phân nửa là thương thảo với huynh trưởng về chuyện ứng đối thế nào với mấy chính sự mới nhất của triều đình, cải chế bản đồ đế quốc, nguyên bản hai mươi bốn khu quản lý của đạo môn tất nhiên phải theo sau mà sửa đổi. Hơn nữa sau khi thành lập chức tăng chính rất có khả năng Sùng Huyên Thự sẽ thoát ly khỏi Hồng Lư Tự, phật đạo chi tranh, bên ngoài là tranh giành giáo lý nhưng bên trong là tranh giành số mệnh, không thể qua loa được, có tăng chính chẳng khác nào triều đình cưỡng ép tuyển ra người đứng đầu Phật giáo được quan phương (nhà nước) tán thành. Đến lúc đó, tất nhiên sẽ tranh cao thấp với Triệu Đan Hà chưởng giáo tổ đình Đạo giáo. Gần một nữa nguyên nhân là do Thế tử Bắc Lương đến Long Hổ sơn, hơn nữa Bắc Lương Vương Từ Kiêu ở kinh thành nhấc lên sóng lớn, Triệu Đan Bình hoàn toàn không có hảo cảm với họ Từ, chưa chắc y không có ý đồ trở về Thiên Sư phủ để mượn cơ hội trừng phạt thế tử trẻ tuổi kia.
Triệu Hi Đoàn tức giận nói: "Triệu Đan Bình, ngươi còn đứng trên đầu bia đá của tổ sư gia làm cái gì, Lý Thuần Cương sẽ không để ý đến ngươi, ngươi la rách cổ họng cũng vô dụng, nếu không thì ngươi phi kiếm một cái, đến Đại Tuyết Bình cùng Lý Thuần Cương đấu một trận thiên hôn địa ám đi? Thúc thúc có thể nhiệt tình giúp ngươi phất cờ hô hào."
Triệu Đan Bình hừ lạnh một tiếng, vẫn rời khỏi bia đá bay xuống đất. Nhảy lên đỉnh bia vốn là không hợp lẽ, lúc ấy chỉ là y oán hận thủ đoạn ngang ngược của Lý Thuần Cương mới không màng đến thân phận kiêng kị, bây giờ đã hơi tỉnh táo lại nên Triệu Đan Bình cũng không còn cố chấp.
Triệu Hi Dực bị Hiên Viên Kính Thành cưỡng ép đột phá cảnh giới mà quấy nhiễu thanh tu đang đút hai tay vào tay áo, cảm khái: "Người này liêu mạng lại nhập vào cảnh giới Lục Địa Tiên Nhân, thật sự là đáng tiếc đáng tiếc, giả sử hắn nguyện ý từng bước tiến lên, thì thật sự sẽ có hi vọng phi thăng."
Triệu Đan Hà có khí khái tiên gia nhiều nhất, gật đầu nói: "Trải qua trận chiến này, số mệnh của Huy Sơn đã hao tổn hầu như không còn”"
Gương mặt Triệu Hi Dực có vẻ từ bi: "Họa phúc không cửa do người kiêu gọi. Lời cảnh báo của cổ nhân không thể không xem xét kỹ, Long Hổ sơn ta lấy đó mà làm gương. Đan Bình!"
Tuy nói tính cách của Triệu Đan Bình rất cực đoan nhưng tài hoa đạo pháp, võ công, tâm trí của lão là nhất lưu đương thời, nghe nói y vốn muốn tranh cãi với thúc thúc Triệu Hi Đoàn nhưng sau khi bị phụ thân quát mắng đã lập tức tiêu tán suy nghĩ này, ngưng thần tĩnh tâm, thu liễm phong mang, lại không có dấu hiệu tranh cường háo thắng với Lý Thuần Cương. Thiên Sư phủ truyên thừa một ngàn sáu trăm năm, đa số điều là đời đời phụ tử tương truyền, nếu chưởng giáo Thiên Sư không có con nối dõi thì sẽ do huynh đệ, thúc cháu kế thừa, tuyệt đối không có tiền lệ truyền cho đạo nhân khác họ hoặc nữ tử tiếp nhận. Tiên nhiệm chưởng giáo Thiên Sư Triệu Hi Từ dưới gối không có con nối dõi, ban đầu là do đệ đệ Triệu Hi Đoàn hoặc là chất tử Triệu Đan Hà hay là Triệu Đan Bình tiếp nhận ba kiện pháp khí Thanh Trị Đô Công Ấn, Trấn Vận Kiếm, Thái Hoàng Kinh Lục. Nhưng ý kiến của Thiên Sư phủ cũng không thống nhất, bản ý của một vị lão tổ tông trên núi là để Triệu Hi Đoàn tiếp nhận chức trách lớn, Triệu Hi Đoàn liền dứt khoác trốn xuống núi, tiêu dao giang hồ, bỏ lại một câu truyền ta không bằng truyền Đan Hà, lúc này mới có cục diện Triệu Đan Hà làm chưởng giáo. Đương nhiên trong lòng của Triệu Đan Bình có oán khí, về sau y đến kinh thành, người sáng suốt đều biết bên trong có hàm ý hờn dỗi. Chưởng giáo của núi Võ Đang không thể so sánh với chưởng giáo của Thiên Sư phủ, cái sau trong trăm năm qua vẫn được công nhận là tổ đình của Đạo giáo phương nam còn núi Võ Đang sau khi Vương Trọng Lâu chết thì nhường tới nhường lui, trong mắt của rất nhiều đạo sĩ Long Hổ sơn thì chết no cũng chỉ là chưởng giáo của một núi, tranh cũng không có ý nghĩa, sao có thể đánh đồng với Thiên Sư phủ, nếu là Võ Đang của trăm năm trước thì còn tạm được. May mà Thiên Sư phủ ở trên tay của Triệu Đan Hà luôn cố gắng tiến lên một bước, nhất cử trở thành lãnh tụ đạo môn của toàn thiên hạ nên Triệu Đan Bình vốn muốn tự lập môn hộ ở dưới chân Thiên tử mới chính thức cuối đầu, bởi vậy phụ thân Triệu Hi Dực mới có một phen thuyết từ lăng lệ phúc họa không cửa.