Tuyết Trung Hãn Đao Hành (Bản Dịch)

Chương 366 - Chương 5: Chồn Che Trán (1)

Chương 5: Chồn che trán (1) Chương 5: Chồn che trán (1)Chương 5: Chồn che trán (1)

Với Xuân Lôi Đao, đứa nhỏ này yêu thích không buông tay, thấy vị ca ca đẹp trai bên cạnh này không keo kiệt, nó liền dứt khoát đặt mông ngồi ở bên cạnh bức tường gạch thô, đôi chân vắt vẻo ở bên ngoài bức tường bùn, ngồi vậy tuy bẩn quần áo nhưng mà chỉ bị mẫu thân nhắc nhở một hai ngày mà thôi, còn đao này là đao thật nha, không chừng đời này cũng chỉ có thể sờ được một lần như thế này thôi.

Thế tử điện hạ thấy đứa nhỏ cầm đao, đến chút vô ngã, thì không thể không đưa tay nhẹ nhàng cầm lấy cổ áo sau của đứa bé, thoáng kéo về phía sau, sợ tiểu tử này không cẩn thận ngã xuống đầu tường.

Thế tử điện hạ sau đó cắn một miếng kẹo hồ lô, híp mắt nhìn quan đạo nối liền không dứt ngoài thành, nước trong quá thì không có cá, với năng lực khống chế và thẩm thấu nghiêm mật của quân Bắc Lương, muốn bắt mấy con dê béo chuyên buôn muối sắt và buôn bán ngựa để răn đe thì cũng không khó, chỉ có điều Bắc Lương vốn là một địa phương nghèo khổ chim không thèm ỉa, rất cần một lượng lớn vàng cùng bạc trắng bên ngoài Bắc Lương tiến vào lưu thông, Lý Hãn Lâm danh tiếng kém, Lý Công Đức thứ đốc của Phong Châu, có thể lên làm kinh lược sứ của Tân Bắc Lương đạo thì quả thực không chỉ bởi vì lão vô lại này thuộc về tay sai dòng chính của Từ Kiêu, muốn nói về thủ đoạn thì Lý Công Đức nhận là thứ hai của Bắc Lương, không ai dám tự xưng thứ nhất. Từ Kiêu từng trêu đùa rằng cho Lý Công Đức một đồng tiền, ngày hôm sau có thể sinh ra một lượng bạc, hơn nữa, vì có thể vớt được mũ quan nhị phẩm chỉ đứng sau tiết độ sứ của Bắc Lương đạo này, lão tì hưu Lý Công Đức này đã phá lệ phun ra rất nhiều vàng thật bạc trắng, nghe đồn có thân hào Phong Châu cùng uống rượu với lão còn cười to nói rằng về sau cũng không chỉ có Phong Châu bọn họ bị tên Lý vắt cổ chày ra nước chèn ép."

Từ Phượng Niên nhai sơn tra, đi vào cõi thần tiên vạn dặm. Lần này bí mật xuất hành, không có bất kỳ hưng sư động chúng nào, đi lặng lẽ không một tiếng động, ngoại trừ một thanh xuân lôi đao hẹp thì trên người cũng chỉ có mấy tấm ngân phiếu cùng một túi nhỏ bạc vụn, gia sản cộng lại mới chừng ba trăm, cái này nếu đặt ở thanh lâu hạng nhất của Lương Châu, cũng chỉ tới ngưỡng cửa của một bữa tửu hoa, còn chưa chắc có thể tận hứng. Từ Phượng Niên ngậm cây tăm trúc đã không còn kẹo hồ lô, thấy hài đồng đang sờ đao kia hiển nhiên là cực kỳ thích thanh xuân lôi này, đứa nhỏ này đang dán khuôn mặt nhỏ nhắn trên vỏ đao, hướng về phía vị đại ca ca tính tình tốt trước mắt này cười ngây ngô.

Từ Phượng Niên thấy trên đài bạch y kiếm khách cùng hán tử trảm mã đao mới bắt đầu đánh nhau, nhất thời đám người kia sẽ không tản ra được, thế nên cũng không vội đòi Xuân Lôi về, hài tử khát khao giang hồ này, làm cho hắn nhớ tới một tên nghèo rớt mồng tơi trên người không có xu dính túi, vậy nên thế thử ngậm tăm trúc ngồi xổm ở đầu tường liền ôn nhu cười nói: "Sờ thì được chứ đừng rút đao ra, sắc bén lắm, đến lúc đó mẫu thân ngươi đuổi theo ta đòi đánh, thì không biết phải như thế nào cho đúng."

Đứa nhỏ nghiêng đầu len lén nháy mắt với Từ Phượng Niên, cố ý lên tiếng, cười rạng rỡ nói: "Không đến mức đấy đâu, mẹ ta không bao giờ đánh người, tính tình rất tốt!"

Từ Phượng Niên sờ sờ cái đầu nhỏ này, cười mà không nói.

Đứng phía sau một lớn một nhỏ này là vị tiểu nương nhu mì váy vải gai châm kia, kỳ thật nàng đã sớm chạy dọc theo đường bùn mà đuổi đến bức tường gạch thô. Vừa nãy nàng mới nhìn chằm chằm đến ngẩn người một lát ở trước một sạp trâm trong phố xá sầm uất, trong túi tuy là rỗng tuếch, cơ mà vừa nhìn qua đã nghiện, rồi cũng không biết xấu hổ mà cầm lên săm soi vì sợ bị chủ sạp xem thường, không ngờ sau khi hồi hồn liền phát hiện không thấy bóng dáng con trai mình đâu, tính tình nàng thanh đạm, trên mặt cũng không hiện nên nét vội vàng. Quả nhiên là nhìn thấy con trai mình đang làm bạn với một vị công tử bội đao xa lạ ở đầu tường, lúc đầu lo lắng rằng đứa nhỏ này có thể gây ra phong ba hay không, với gia cảnh nghèo khổ của nàng nào có thể chịu nổi bất kỳ giày vò nào, thế nên liền vén váy lên liền chạy chậm tới đầu tường, chẳng qua lại trùng hợp nhìn thấy cảnh vị công tử kia đang kéo cái cổ áo sau của con trai khiến nàng bất tri bất giác bình tâm trở lại. Đứa nhỏ này từ nhỏ đã yêu thích ái mộ những hiệp khách hành tẩu giang hồ, mấy lần luận võ trên di chỉ của cái thành Đảo Mã Quan cũ, cũng không lần nào đứa nhỏ này bỏ lỡ, có đôi khi nghe thấy bạn chơi trong ngõ hẻm kêu gọi, đứa nhỏ này đang ăn cơm cũng bất chấp vọt ra ngoài, sau khi trở về cũng không quên ăn nốt bát cơm thừa, vừa ăn vừa hoa chân múa tay vui sướng kể cho nàng nghe các đại hiệp ra chiêu là như thế nào, làm cho nàng chỉ nhìn thôi mà lòng đã tràn đầy vui mừng rồi.

Rất nhiều nỗi khổ không thể nói với người khác, thì cũng sẽ không khổ như vậy nữa.

Nghe được đứa nhỏ "nịnh nọt", tiểu nương dáng người xinh đẹp khí chất lại thanh tú như khuê tú che miệng cười cười, một đôi con ngươi híp thành trăng lưỡi liềm, thu liễm thần thái, chỉ cất giấu chút phong vận lặng lẽ treo ở đuôi lông mày, nàng hướng về phía vị công tử ca tâm địa không xấu này hành lễ, ước chừng là mấy năm nay quả phụ này đã chịu gian khổ, nên đã dưỡng thành một loại trực giác nhạy bén đối với các loại nam nhân xem có dụng tâm kín đáo hay không, mà một ít thủ đoạn âm u lạt mềm buộc chặt thì phần lớn nàng đều có thể liếc mắt một cái đã nhìn thấu, nam tử trẻ tuổi cắn tăm trúc trước mắt này, so với mấy tên công tử giáo úy chỉ biết học đòi văn vẻ ở Đảo Mã Quan kia còn giống đệ tử của đại gia tộc hơn, ánh mắt hiếm có nhìn nàng rất trong suốt kia làm cho nàng nhớ tới cái giếng cũ ở đầu thôn, sạch sẽ, lại nhìn không thấu nông sâu, nhưng tóm lại vẫn là làm cho người ta không chán ghét nổi.

Tiểu Nương nhẹ giọng nói: "Hữu Tùng, còn không trả đao lại cho vị công tử này."

Hài đồng gật đầu ừm một tiếng, đứng lên, mặc dù trong mắt không nỡ, nhưng vẫn lưu loát đứng lên, cung kính trả Xuân Lôi Đao lại cho đại ca ca đang khom lưng tiếp đao này.

Tiểu nương tự nhiên vỗ bỏ bùn đất bụi vàng trên mông đứa nhỏ, đứa nhỏ nhà nghèo, chơi đùa điên cuồng đến đâu thì cũng không thể chà đạp quần áo khâu ra từ từng đường kim mũi chỉ được. Nàng là một góa phụ của một dịch tốt Bắc Lương, không có nam nhân, ruộng đất đều do nàng một mình làm việc, quan phủ hàng năm đều phát xuống một khoản tiền trợ cấp, không nhiều lắm, tới tay chỉ tám lượng bạc, nhưng cuối cùng cũng để cho nàng có hy vọng, lén nghe tiên sinh tư thục nói theo luật quân Bắc Lương phải có hơn ba mươi lượng mới đúng, hơn phân nửa là bị quan gia cắt xén tâng tầng lớp lớp rồi, bất quá nàng chỉ là một thiếu nữ góa bụa nên cũng không so đo những thứ này, hơn nữa so đo thì cũng so đo không được. Ở thôn trang phụ cận Đảo Mã Quan có vài nam nhân muốn cưới nàng nhập môn, trong đó còn có một vị mang theo quân công, nhưng nàng cảm thấy nếu Hữu Tùng đã mang họ Triệu của phu quân, thì không thể lại để cho nó gọi nam tử khác họ một tiếng cha nữa được. Tính tình của Hữu Tùng tuy có chút nghịch ngợm, nhưng hài tử như vậy mới linh khí, nàng cũng biết chút chữ, tầm mắt so với thôn phụ có thô bỉ còn rộng hơn, mỗi ngày nghe đứa nhỏ rung đùi đắc ý học thơ thư tư thục thì nàng đều ngồi ở một bên vê tim đèn. Nàng chỉ cảm thấy tuy cả ngày làm việc vất vả, cuộc sống không dễ dàng gì, thế nhưng với cuộc sống túng thiếu nhưng thời gian phong phú này nàng cũng không oán hận gì lắm.
Bình Luận (0)
Comment