Chương 61: (2)
Chương 61: (2)Chương 61: (2)
Khương Nê không nói hai lời cầm nghiên mực cổ trong tay ném vào ao Bạch Tượng.
Nàng không hi vọng nghiên mực cổ bị kẻ trước mắt giày xéo. Cho nên vô cùng để ý nó, quả thực hóa thành tâm ma của nàng, không chỉ vì nó là di vật tượng trưng cho thịnh thế vinh hoa của Tây Sở ngày xưa, còn có một bí mật bị nàng ẩn giấu rất sâu. Trong Bắc Lương Vương phủ, nàng có can đảm biểu lộ căm hận chỉ có hai người, trừ Từ Phượng Niên xếp hạng nhất, còn có Từ Vị Hùng ngoại trừ chữ viết và tướng mạo thì còn lại đều xuất sắc, năm đó ở trên giường ám sát Thế tử điện hạ không có kết quả, Từ Phượng Niên chỉ tát nàng ăn một bạt tai, mắng hai câu, Từ Vị Hùng lại ngàn dặm xa xôi từ Thượng Âm học cung chạy về, ném nàng xuống giếng, nước giếng không cao bằng người, chìm không chết người, nhưng lại tối tăm không mặt trời, còn hoạ vô đơn chí bị nữ nhân tâm địa ác độc nhất thế gian đè lên một phiến đá, để nàng ngu người tại đáy giếng suốt ba ngày ba đêm, sau khi lên khỏi giếng ngẫu nhiên biết được thư pháp của Từ Vị Hùng rất tệ, Khương Nê bắt đầu tự học khổ luyện, không có bút không có nghiên mực cũng không sao cả, chạc cây làm bút, nước mưa nước tuyết tất cả nước không rễ, đầu có thể coi như mực, cầm bút từ lúc 5 tuổi, sớm đã ký ức mơ hồ, sau này càng luyện chữ, Khương Nê chỉ tập trung phát tiết cảm xúc trong lòng, có thể viết chữ bằng một nét thường kết thúc bằng những nét chữ kỳ quái trên khắp mặt đất, hoàn toàn trái ngược với thư pháp - chính đạo đương thời.
Từ Phượng Niên nhìn sắc trời, nói: 'Ban đêm ta lại gọi ngươi."
Khương Nê cũng không hỏi gì, đi đến bên túp lêu ngồi xổm nhìn vườn rau lần cuối, có thể thấy được nàng ngoài miệng kiên cường, đáy lòng vẫn còn có chút lưu luyến.
Từ Phượng Niên hô: “Cưỡi trâu, cút ra đây.'
Sư thúc tổ trẻ tổi quả thật bước ra.
Từ Phượng Niên tập mãi thành thói quen sự xuất quỷ nhập thần của tên cưỡi trâu phiền phức này, nói: "Ngươi đi chuẩn bị chút rượu thịt, một cây bút lớn dùng để viết tấm biển lớn, thật sự không được thì câm chổi cũng được, còn có một thùng mực nước, đi ngay lập tức."
Hồng Tẩy Tượng buồn bực nói: "Thế tử điện hạ định làm gì?"
Từ Phượng Niên cười nói: "Luyện chữ."
Hồng Tẩy Tượng hoang mang nói: "Không phải viết chữ lên mặt tường Tử Dương quan đó chứ?"
Từ Phượng Niên nhẹ giọng an ủi: "Loại chuyện không có đạo đức này, bản thế tử sao lại đi làm."
Hồng Tẩy Tượng không tin tưởng nói: "Thật chứ?"
Từ Phượng Niên thưởng một chữ "cút".
Hồng Tẩy Tượng ngoài tự cầu nhiều phúc, thuận tiện cầu phúc cho Tử Dương quan. Vị Thế tử điện hạ này cũng đừng giở trò quỷ yêu gì nữa, những ngày này mấy trăm vị đạo sĩ của Tử Dương ai nấy đều lo lắng hãi hùng, nghe nói vị chân nhân chủ trì kia mỗi đêm đều ngủ không ngon, mỗi ngày đi gặp đại sư huynh kể khổ, khẩn cầu mời vị hỗn thế ma vương kia chẳng biết lúc nào sẽ gây loạn này đến nơi khác. Từ Phượng Niên đợi nửa canh giờ, đợi Hồng Tẩy Tượng gánh đồ vật đến, bèn trở lại sau thác nước điều dưỡng sinh tức, cưỡi trâu mang đến một bình rượu gạo hương thơm tinh khiết, 2 cân thịt bò chín, một chiếc bút lông cao bằng nửa người, một thùng mực nước, rất đầy đủ.
Từ Phượng Niên thật không biết rốt cuộc tên cưỡi trâu này mỗi ngày làm gì, không phải chân chạy đưa cơm thì ngồi ngay mép nước ngẩn người, hoặc là chăn trâu cưỡi trâu, làm sao tu thiên đạo? Nếu như tu hành thiên đạo mà dễ dàng nhẹ nhõm như thế, Từ Phượng Niên cũng muốn tu.
Rằm mười lăm.
Trong không trung như treo một chiếc mâm bạc, đi đêm không cần đốt đèn lồng, Từ Phượng Niên vốn muốn cầm dạ minh châu chiếu đường, giờ khỏi cần. Kêu Khương Nê vẫn đứng như tượng đất ở tại vườn rau cùng nhau đi lên đỉnh núi.
Tử Dương quan xem chừng thoát khỏi một kiếp, đáng thương thay cho Thái Hư Cung đệ nhất cung trong 36 cung của Võ Đang sẽ phải chịu tai ương.
"Bóng đêm tựa như tiểu trùng, thế núi như trâu nằm. Trăng sáng như làm kén, bọc ta cùng Khương Nê."
Từ Phượng Niên thi hứng đại phát, ngẫu hứng làm một bài thơ ngũ ngôn chẳng có quy luật gì, dương dương đắc ý: "Bài thơ này quá tuyệt. Tiểu người bùn(Tiểu Nê Nhân), ngươi cảm thấy so với mấy thi từ rên rỉ của các vị sĩ tử sĩ tử Lương Châu thì như thế nào?”
Khương Nê vác gần hết tất cả vật nặng trên lưng ngay cả chút cảm xúc biến hóa cũng không có.
Từ Phượng Niên mang theo Khương Nê leo lên mười bậc, thẳng đến đỉnh Thái Hư Cung tại Đại Liên Hoa phong. Nơi đó có một quảng trường bạch ngọc, rất thích hợp cho việc múa bút vẩy mực.
Thử hỏi, có vị văn nhân mặc khách nào dám ở Võ Đang Thái Hư Cung viết chữ lên mặt sân? Chỉ có Thế tử điện hạ nha.
Đây mới là đại hoàn khố.
Làm ác ở quê nhà, suốt ngày chỉ biết làm khi nam phách nữ trèo tường nhìn vợ chồng người ta ứ hự, quá tâm thường.
Đến trước Thái Hư Cung, gió núi lướt nhẹ qua mặt, toàn thân mát mẻ, Từ Phượng Niên để Khương Nê đặt đồ vật ở trên bậc thang, cắn một miếng thịt bò, ngồi suy nghĩ nên hạ bút như thế nào, là chữ Khải hay là hành thư, hoặc là thảo thư lén lút luyện qua? Là « Phù Đồ Tự Bi » hay là « Hoàng Châu Hàn Thực Thiếp », hoặc là « Cấp Chương Thảo »?
So với chữ Khải không vượt khuôn phép, thật ra Từ Phượng Niên càng chung tình thảo thư*, tùy ý phóng khoáng, chẳng qua Lý Nghĩa Sơn nói công lực chưa tới, còn lâu mới đạt đến cảnh giới nước chảy thành sông, không cho phép Thế tử điện hạ đụng vào, là một việc đáng tiếc.
Nóc của chủ điện Thái Hư Cung lát ngói Khổng Tước Lam Lưu Ly, ba đường gờ rũ xuống chủ lâu được chạm trổ màu xanh vàng, khí thế phóng khoáng.
Mái hiên lớn bên trên là kiểu mái hiên Đại Canh Giác Diêm nổi tiếng trên thiên hạ.
Từ Phượng Niên đứng dậy cầm bút lông lớn vói vào thùng nước, khoáy khoáy, vẫn chưa nghĩ ra nên viết cái gì, sách đến lúc dùng mới hận ít, chữ đến lúc viết mới hận lười. Cổ nhân thật không lừa ta. Từ Phượng Niên bưng lấy bút lớn thở dài rồi lại thở dài, cuối cùng quyết định uống mấy ngụm rượu, say rồi nói không chừng có thể viết ra thứ gì đó hay. Xoay người sau đó ngẩn người, Khương Nê ngửa đầu hớp một ngụm rượu lớn, nàng chưa từng uống rượu nên mặt lập tức đỏ bừng, tựa như hoa đào trong hoàng cung Tây Sở, nghe đồn Hoàng đế Tây Sở sủng ái Thái Bình công chúa tới cực điểm, tiểu công chúa nhìn về phía vườn đào hỏi đào trong sân nặng bao nhiêu, Hoàng đế bèn gọi người lấy xuống tất cả hoa đào, đem cân từng cây.
Từ Phượng Niên lặng lẽ thở dài, cắm bút vào thùng mực, hôm nay vốn muốn nhìn chữ của nàng một chút.
Mặc dù chữ thảo đã khác xa với lệ thảo, lại vẫn là chương thảo mà sư phụ Lý Nghĩa Sơn hay gọi, còn lâu mới có thể đạt tới cảnh giới "Quy củ khứ tận, tả chí mạt vĩ bất thức tự" Lý Nghĩa Sơn tôn sùng. Trên đời lác đác mấy người, như hòa thượng kỳ quái kia ở Lưỡng Thiên Tự, mới có thể "Thăng trầm, phú quý quẫn nghèo, nhớ, say như chết, bất bình, oán hận, di chuyển trong tâm khảm, thành với chữ, mới có thể hoà hợp cùng thiên địa." như lời của quốc sĩ Lý Nghĩa Sơn.
Chỉ thấy Khương Nê lung la lung lay đi vê phía cây bút thùng mực.
Sau khi dùng hai tay nâng lên, đi đến giữa quảng trường, bắt đầu viết.
Khi đó, Từ Phượng Niên mới biết được phong cảnh động lòng người lúc nàng cười, lúc nàng cực kỳ bi ai muốn khóc lại không khóc, càng động lòng người.
Trong lòng bút tẩu đại long.
Tựa như mũi bút có quỷ thần.
Đại thảo 245 chữ, một khoản thường có năm sáu chữ.
Lấy "Tây Thục nguyệt, sơn hà vong. Đông Việt nguyệt, sơn hà vong. Đại giang đầu, bách tính khổ, đại giang đuôi, bách tính khổ" mở đầu.
Lấy "Khương Nê thề giết Từ Phượng Niên" kết thúc.
Nàng cầm đại bút, ngồi gần năm chữ, dính đây mực nước, suy nghĩ xuất thần, lệ rơi đây mặt.
Từ Phượng Niên ngồi tại trên bậc thang cao nhất, tự lẩm bẩm: "Tốt một thiên « Nguyệt Hạ Đại Canh giác thệ sát thiếp ».
*thảo thư: ] lối viết thảo; lối chữ thảo; cách viết thảo; chữ Hán viết tháu. (kiểu chữ Hán, có đặc điểm là nét bút liên tục, viết nhanh)