Nhóm dịch: Thiên Tuyết
Dưới ánh trăng máu, khuôn mặt của Thử Già Lam ẩn trong bóng tối, ánh mắt trong đôi mắt có phần từ bi của hắn ta biến ảo không ngừng.
Lần này hắn ta mang theo nhiệm vụ của sư môn tới thành Ma Vân.
Lục tập 《 Thượng Trí Thần Tuệ Căn Quả Tập》mà Hùng thiền sư, vị được công nhận là tập đại thành giả (1) về Phật giáo trong Yêu giới, năm đó đã dùng thuyết giảng tại Cổ Nan Sơn, là do thủ hạ dưới trướng của đệ thập pháp vương ghi chép và lưu truyền lại cho thế gian, đến nay vẫn được lưu giữ ở Cổ Nan Sơn, là một tác phẩm kinh điển vĩnh hằng.
Sau khi Hùng thiền sư biến mất, vị đệ thập pháp vương này đã kế thừa tôn vị, làm rạng danh Cổ Nan Sơn, thành tựu Phật tông chính giáo trong thiên hạ và có sức ảnh hưởng đến khắp chư phương. Trở thành đệ nhất chính Phật ở vùng thiên địa này, danh xưng ‘Quang Vương Như Lai’.
Truy phong Hùng thiền sư thành Phật Tổ đã tạ thế, còn được gọi là ‘Ẩn Quang Như Lai’.
Lấy ý ‘quang này đã ẩn, quang kia thành vương’, có nghĩa là đạo thống được đã kế thừa, Phật tông sẽ đại hưng thịnh.
Tuy nhiên, vị khai sáng ra Hắc Liên Tự và cũng là vị đã từng là đệ nhất pháp vương của Cổ Nan Sơn cho rằng rất nhiều chỗ trong tập《 Thượng Trí Thần Tuệ Căn Quả Tập》do Quang Vương Như Lai năm đó ghi chép lại, đã sai lệch so với nguyện ý nguyên bản của Hùng thiên sư. Vì muốn khuếch trương lực ảnh hưởng của mình, mưu đoạt chiếm thế thượng phong của Phật giáo, nên Quang Vương Như Lai đã cố ý xuyên tạc lời nói của Hùng thiền sư.
Ví dụ, có rất nhiều câu hỏi và câu trả lời giữa Hùng thiền sư và các đệ tử được ghi lại trong 《 Thượng Trí Thần Tuệ Căn Quả Tập》, hầu hết những câu hỏi nêu ra có tính linh tính cao và có những hiểu biết sâu sắc về Phật giáo, đa số là của đệ thập pháp vương. Còn những câu hỏi khá bất tài, u mê khó khăn khó hiểu, phần lớn đều là từ các pháp vương khác, trong số đó, đệ nhất pháp vương là vị mắc nhiều lỗi ngu xuẩn nhất, thường không vâng lời Hùng thiền sư.
Đây thực sự không phù hợp với tình huống thực tế!
Chính nhờ mượn quá trình chỉnh lý lại ngôn luận của Hùng thiền sư và biên soạn chúng thành chính kinh, mà Quang Vương Như Lai mới có thể từ vị trí đệ thập pháp vương kính bồi thấp nhất, nhảy vọt một cái trở thành tồn tại có lực ảnh hưởng lớn nhất ở Cổ Nan Sơn.
Yêu Sư Như Lai tự mình thành lập Hắc Liên Tự, khi dẫn một nhóm lớn tín đồ phản giáo ra đi, cũng đã lấy đi chân ngôn pháp kinh của Hùng thiên sư do bản thân tự mình biên soạn lại——《 Độ Pháp Chính Điển 》.
Nội dung của hai cuốn Phật điển này hầu hết đều giống nhau, cũng được truyền từ đạo thống của Hùng thiên sư và ghi chép lại chân ngôn của Hùng thiền sư. Tuy nhiên, do sự khác biệt về tác giả biên soạn, một số điều chỉnh rất nhỏ và diễn giải, cuối cùng đã mang đến một diện mạo hoàn toàn khác.
《 Thượng Trí Thần Tuệ Căn Quả Tập》chủ yếu giảng về ‘trí thức’, ‘linh tuệ’, ‘căn cốt’ và ‘nhân quả’.
《 Độ Pháp Chính Điển 》lại chủ yếu nói về mối quan hệ giữa Phật và tín, chú trọng vào việc nhập thế, cứu thế và độ thế.
Điều đáng nói là Hắc Liên Tự cũng thừa nhận Hùng thiền sư là Phật Tổ đã tạ thế, cũng thừa nhận danh hiệu ‘Ẩn Quang Như Lai’ của Hùng thiền sư.
Nhưng ở Hắc Liên Tự lại lấy ý là ‘quang ẩn yêu sư xuất, thiên hạ đắc đạo’.
Cả hai đều là Phật học, đều tuân theo lời dạy của Ẩn Quang Như Lai, nhưng cả hai đã có những bất đồng mang tính căn bản.
Việc chung nguồn gốc còn đáng hận hơn các tông môn khác.
Mục đích của Thử Già Lam tới thành Ma Vân lần này cũng có liên quan đến việc này.
Lúc đầu, Yêu Sư Như Lai đoạn tuyệt với Quang Vương Như Lai, phản bội Cổ Nan Sơn, tự mình xây dựng Hắc Liên Tự.
Trong số thập đại pháp vương tọa hạ của Hùng thiền sư, bảy trong số tám vị còn lại ủng hộ Quang Vương Như Lai. Nhưng lại có một vị, không ủng hộ ai cả, thề cả đời không lập giáo, không trú tích, một mình xuống Cổ Nan Sơn, từ đây chu du khắp thiên hạ.
Vị đó chính là đệ ngũ pháp vương Tượng Di trong thập đại pháp vương.
Cho dù là trong 《 Thượng Trí Thần Tuệ Căn Quả Tập》hay là trong 《 Độ Pháp Chính Điển 》, vị này đều có hình tượng tương đối chính diện và vô cùng có Phật tính. Trong 《 Thượng Trí Thần Tuệ Căn Quả Tập 》, vị này được đề cập là đại trí giả ngu, còn trong 《 Độ Pháp Chính Điển 》nói rằng vị này là người thật thà, chịu khó.
Thậm chí trong《 Độ Pháp Chính Điển 》còn đề cập thêm —— “Phật nói, Tượng Di, ngô đạo truyền di!” (1)
Tất nhiên, đây chưa chắc không phải điều mà Hắc Liên Tự biên soạn để làm lung lay sự chính thống của Cổ Nan Sơn.
Trong bộ 《 Thượng Trí Thần Tuệ Căn Quả Tập》, câu nói này được Ẩn Quang Như Lai nói với Quang Vương Như Lai.
Rốt cuộc bộ nào trong hai bộ Phật điển này chân thực hơn vẫn chưa được xác định rõ ràng trong hàng ngàn năm. Song phương đã biện kinh vô số lần, có thắng có bại, không ai có thể thuyết thuyết phục được đối phương. Nếu thực sự muốn làm sáng tỏ sự thật, có lẽ chỉ có thể quay ngược con sông dài thời gian và hỏi thẳng Hùng thiền sư thôi.
Sau khi đệ ngũ pháp vương Tượng Di một mình xuống núi, cả đời cũng không trở lại Cổ Nan Sơn, và cũng chưa từng đặt chân tới Hắc Liên Tự.
Vị này du tẩu thế gian trong ba ngàn năm, để lại vô số truyền thuyết trong Yêu giới.
Cuối cùng, vị này đã tọa hóa trước Phong Thần Đài ở Thái Cổ hoàng thành.
Nghe nói, ngày mà vị này tọa hóa, ‘Vô ngôn vô ngữ, mà Phật âm từ trên trời giáng xuống. Tốc ký không ngừng, dùng Phật huyết làm chương.”
Trước Phong Thần Đài, vị này dùng tay làm bút, dùng máu làm mực, viết liên tục ước chừng ba tháng, viết ra sự hiểu biết cả đời của mình về Phật, để lại 《 Phật Nói Năm Mươi Tám Chương 》thanh danh bất hiển.