Tống Thời Hạ chuẩn bị mấy phần quà như nhau.
Một chai rượu thuốc 500ml, trái cây tươi theo thứ tự là táo với lê, mỗi thứ nửa cân, thêm đường trắng đường đỏ mỗi loại nửa cân.
Trước khi đi, mẹ chồng bảo cô đừng căng thẳng, xem như đi lấy tiền lì xì, bao lo lắng thấp thỏm của Tống Thời Hạ lập tức bay biến.
Thân thích nhà họ Quý không nhiều lắm, Tống Thời Hạ và Quý Duy Thanh đi nửa buổi là xong, trở về còn mang theo tiền lì xì với thịt khô mà họ hàng nhét cho.
Về nhà cất đồ xong, Tống Thời Hạ lại gọi Quý Duy Thanh đi ra ngoài mua quà tết về cho gia đình.
Gần tới cuối năm rồi, nhưng lúc này còn chưa có bài hát “Cung hỉ phát tài”, nhưng đường phố đã nhộn nhịp hơn rất nhiều, đã có không khí đón tết rồi.
Trung tâm mua sắm người ra kẻ vào tấp nập, mọi người chen chúc mua hàng, cứ như tranh giành mua muối vậy.
Đợi đi vào mới phát hiện đúng là người ta đang tranh mua dầu muối và đường.
Đội ngũ xếp hàng thật dài bị mấy ông chú bà thím chen ngang khiến nơi này loạn cào cào lên.
Khu bán nhu yếu phẩm với bán thức ăn còn đông hơn, muốn chen vào lại càng khó khăn hơn.
Cướp được cũng chưa chắc là thứ mình muốn mua, nói không chừng còn bị nhân viên bán hàng khinh bỉ ấy chứ.
Tống Thời Hạ nghe phía trước có người nói ngoài chợ đông quá, không chen nổi nên mọi người mới tới trung tâm mua sắm tranh giành.
Nào ngờ xếp hàng nửa tiếng cũng chưa tới lượt họ tới quầy hàng.
Nhân viên nói tới khô họng khàn giọng, liên tục lặp lại giá cả và những loại đã hết hàng, tiếp đãi từng hàng khách rồng rắn không thấy điểm cuối.
Tống Thời Hạ kéo tay giáo sư Quý rời đi, vào trung tâm mua sắm.
Hai người hoàn toàn không thể nói chuyện được với nhau, bên trong thật sự quá ồn, phải hét thật lớn mới có thể nghe thấy được.
Hợp tác xã mua bán cũng kín hết chỗ, thầm nghĩ chị cả cũng đi làm ở hợp tác xã mua bán thị trấn, chắc tết năm nào cũng phải trải qua cảnh này.
Cuối cùng cũng tìm được một cửa hàng bách hóa vắng hơn một chút, Tống Thời Hạ nhìn vào đồ bày trong tủ thì lập tức hiểu ra vì sao chỗ này lại vắng khách rồi.
Bởi vì nơi này toàn bán mấy thứ hàng nhập khẩu.
Bao gồm cả đồ điện gia dụng và quần áo kiểu mới, khác hẳn với phong cách quần áo hợp tác xã mua bán bán.
Trong mắt đám thanh niên trẻ tuổi, có khi còn không bằng mấy tiệm hàng hiệu.
Ngoại trừ kiểu không thiếu tiền như cô đi vào, người bình thường cùng lắm chỉ đứng bên ngoài nhìn thử.
Bọn họ chỉ biết bên trong bán thứ còn đắt hơn cả tiền lương một tháng của mình mà thôi.
Quần áo do hợp tác xã mua bán bán là kiểu may hàng loạt, chủ yếu là mặc bền, không sợ dơ, thích hợp với người dân bình thường.
Nhưng đối với thanh niên trẻ tuổi thì đồ nhập khẩu với hàng nước ngoài mới đủ sang.
Tống Thời Hạ chưa từng có ý định ganh đua so sánh.
Quần áo ở hợp tác xã mua bán bán thích hợp cho ba mẹ mặc lúc ra đồng làm nông.
Cô mua quần áo ở đây hoàn toàn là muốn cho ba mẹ có một bộ đồ ra dáng để mặc lúc lễ tết.