Xuyên Thành Nữ Chính Trùng Sinh Cực Phẩm

Chương 342

Cứ trải một lớp bạt mỏng dưới đất, bày hết rau dưa ra đó cho khách tự lựa, loại nào đèo đuột xấu xí một chút thì bán rẻ hơn.

Gia cầm thì nhốt ở cái lồng ngay cửa, mua cái giỏ trúc nhốt, tiện với rẻ hơn mua lồng sắt nhiều.

Chỉ vài ngày trước tết mà Tống Thu Sinh đã kiếm được một mớ rồi.

...

Nếu như hỏi ai vui nhất khi được về với ông bà thì nhất định là hai đứa nhỏ rồi.

Hồi trung thu hai đứa đã muốn được về quê cùng ba mẹ, tiếc là lại bị ba mẹ đưa tới nhà ông bà nội, lần này rốt cuộc hai đứa cũng có thể tới nhà mẹ chơi rồi.

Hai đứa vô cùng tò mò với bà ngoại chưa từng gặp mặt kia.

Mũ đầu hổ của hai đứa là quà bà ngoại tặng, khiến hai đứa cực kỳ thích bà ngoại chưa từng gặp mặt kia.

Tống Thời Hạ sợ dưới quê lạnh nên mặc áo thật dày cho hai đứa, khiến hai đứa bé tròn ủm, đi đường lạch bạch cứ như chim cánh cụt vậy.

Cô nhìn mà tim như tan chảy, tại sao lại có bé hổ con đáng yêu thế này được chứ!

Thím Phùng tặng lạp xưởng tự làm cho cô.

“Bình thường cứ ăn chực nhà cháu mãi, thím ngại lắm, lần này cháu phải nếm thử tay nghề của thím đấy nhé.”

Thím Phùng hào phóng tặng mấy cây lạp xưởng lớn, Tống Thời Hạ vội từ chối.

“Cháu lấy năm cây là được rồi, nhiều quá nhà cháu ăn không hết đâu.”

“Cho thì cháu cứ cầm đi, bằng không lần sau đừng hòng nhờ thím tới giúp nhé.”

 

Tống Thời Hạ bất đắc dĩ nhận lấy.

Nếu cô nhớ không lầm thì thím Phùng làm tổng cộng hơn 10 cây lạp xưởng mà thôi, lần này xem như tặng cho nhà cô một nửa rồi.

Trong thời buổi mỗi nhà đều tằng tiện, không mấy khi được ăn thịt thế này, thím Phùng đúng là thật lòng đối xử tốt với nhà cô.

Mỗi lần cô mời thím Phùng tới giúp đều tặng thức ăn là do thấy ngại vì cứ làm phiền người ta mãi, dù sao người ta cũng có việc phải làm mà.

Cô không để ý chuyện tặng thức ăn, nhưng thím Phùng có thể ghi lòng tạc dạ như thế cũng khiến cô rất vui.

Mặc dù hai người cách biệt tuổi tác khá lớn, nhưng không thể không nói, thím Phùng là bạn thân nhất của cô ở đây.

Tính cách hào phóng, lại còn cẩn thận, tuy hay hóng chuyện nhưng chưa từng nói xấu sau lưng ai.

Bà ấy chưa bao giờ ăn không nói có, đặt điều bịa chuyện, chỉ toàn buôn mấy chuyện thật sự, có bằng cớ rõ ràng.

Giữa trưa Tống Thời Hạ nấu cơm niêu, dùng lạp xưởng kiểu Quảng mà mình làm.

Quý Nguyên ngửi thấy tên cơm niêu (bảo tử phạn) thì rùng mình.

Mẹ thường gọi hai đứa là hổ con, cậu bé giơ hai bàn tay nhỏ xíu lên che mắt, “Có phải trong đó có em bé không ạ?”

Quý Dương to gan nhìn vào niêu đất một cái, cậu bé cố gắng ra vẻ bình tĩnh trấn an em trai, “Không có em bé đâu, là lạp xưởng, trứng gà với rau thôi.”

Quý Nguyên run run nói: “Mẹ ơi, con nghe nói mình không được ăn em bé đúng không?”

Tống Thời Hạ nghe hai đứa bé nói chuyện, không biết nên khóc hay nên cười nữa:

“Niêu (bảo tử) là chỉ nồi đất, không phải nói trong đó có em bé đâu, các con nhìn đi, trong này đâu có gì đâu.”

DTV

Hai đứa bé muốn phản bác, nhưng lại không tài nào há miệng nói bảo tử phạn là bỏ em bé vào nồi nấu lên được.

 
Bình Luận (0)
Comment