Xuyên Thành Vai Phụ Pháo Hôi, Dựa Vào Dị Năng Bước Lên Đỉnh Cao Nhân Sinh

Chương 316

Những dòng chữ “Một nơi gặp nạn, các nơi chi viện.”, “Mọi người đồng tâm hiệp lực, đoàn kết là sức mạnh.”, “Hà Nam cố lên.” thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, hỗn loạn gần mười năm, sức mạnh dân tộc lại được tập hợp một lần nữa, đoàn kết chưa từng có.

Trung tâm ngoại thương còn tổ chức các hoạt động hợp tác với Hoa Kiều và những tổ chức nước ngoài, rất nhiều Hoa Kiều tình nguyện bỏ tiền hỗ trợ. Không đến nửa tháng, đã quyên góp được hàng triệu đô la, thu nhận được rất nhiều nhu yếu phẩm sinh hoạt.

Trong nội bộ trung tâm ngoại thương cũng tổ chức quyên góp tiền, Tô Mạt coi như là lãnh đạo trong ngành, xung phong quyên góp 100 tệ, đó là tiền lương một tháng sau, đã là rất nhiều.

Vào cuối tháng 8, lãnh đạo trung ương và cán bộ tỉnh Quảng Đông mang theo tiền quyên góp và vật tư đến Hà Nam, giao những thứ này cho người phụ trách cứu hộ. Báo đài Quảng Đông cũng tiến hành đưa tin chuyện này.

Qua trận thiên tai này, quốc gia đã hiểu được rõ ràng tầm quan trọng của tri thức. Nếu lúc trước đập chứa nước để cho một người có nhiều kinh nghiệm hơn xây dựng và thiết kế thì có lẽ thảm kịch lần này đã không xảy ra.

Công tác sửa lại án sai cũng được tiến hành nhanh hơn, một vài phần tử trí thức có những cống hiến kiệt xuất trên lĩnh vực chuyên môn đã lần lượt được quay về làm việc trong lĩnh vực của mình.

Bầu không khí cả nước sôi nổi hẳn lên!

Tháng 10, biên tập của tòa báo Thượng Hải đã lâu không liên lạc viết một bức thư gửi cho Tô Mạt, hỏi hiện giờ cô có thời gian phiên dịch không. Gần đây tòa báo định đăng phần tiếp theo của quyển tiểu thuyết mà cô phiên dịch lần trước, được mọi người hưởng ứng khá tích cực.

Lãnh đạo của tòa báo cho rằng Tô Mạt phiên dịch rất ổn, nếu Tô Mạt vẫn rảnh thì ưu tiên để cho cô phiên dịch, phí phiên dịch có thể nâng lên cao nhất là 5 tệ một ngàn chữ.

Sau khi Tô Mạt đến Quảng Châu, bởi vì bận rộn công việc mà không viết bản thảo nữa, nhưng cũng viết thư hồi âm cho biên tập, gửi địa chỉ ở Quảng Châu của cô cho hắn.

Tô mạt nhớ đến 700 tệ tiền phiên dịch lần trước, cảm thấy vẫn rất có lời, sắp xếp thời gian lại thì vẫn có thể dành ra chút để phiên dịch.

Nhưng cô vẫn viết trong thư hồi âm là công việc của mình rất bận, có lẽ tốc độ phiên dịch sẽ không còn nhanh như trước, nếu họ có thể chấp nhận được thì cô sẽ nhận việc.

Một tuần sau, Tô Mạt nhận được bảo thảo phiên dịch do tòa báo Thượng Hải gửi đến, còn cẩn thận chia thành từng chương, nhắn cô mỗi tuần dịch một chương gửi qua là được.

Điều này đối với Tô Mạt thì thật sự không khó, một tuần phiên dịch hai ba chương không phải là vấn đề. Tô Mạt quyết định sẽ dịch hai chương một tuần, nếu còn thời gian thì dịch thêm.

Vì thế Tô Mạt bắt đầu lịch trình sinh hoạt ban ngày đi làm, buổi tối ôn tập, dạy học và phiên dịch.

Hôm nay, sau khi Tô Mạt dạy tiếng Anh cho hai đứa nhỏ xong thì bảo bọn nhỏ đọc lại cho thật diễn cảm, còn cô thì ở trong phòng phiên dịch tiểu thuyết. Đang viết, cô nghe thấy tiếng cãi nhau truyền đến từ cách vách.

Tuy hai người đó đã cố tình nhỏ giọng xuống, nhưng đang tức giận nên vẫn không kiểm soát giọng điệu nổi, một hồi thì tiếng cãi nhau đã lớn hơn.

Huống chi trong thời đại này, chất lượng cách âm của nhà ở không được tốt cho lắm, mặc dù Tô Mạt không muốn nghe chuyện riêng nhà người khác nhưng từng câu từng chữ vẫn đi thẳng vào trong tai cô.

Nghe có vẻ như Vương Thúy Mai đã làm sai chuyện gì đó, Trịnh Quốc Thịnh cảm thấy bà ta đã làm mình mất mặt. Mà Vương Thúy Mai thì cãi lại, cho rằng bà ta không trộm không cướp, kiếm tiền bằng năng lực của bản thân nên không sai.

Tô Mạt nghe vậy thì đoán rằng có lẽ chị dâu Vương này không chỉ đơn giản là làm con buôn.

Nhưng cô không ngờ là chị dâu Vương lại lặng lẽ trở thành người tiên phong.

Ở bên cạnh, Trịnh Quốc Thịnh nổi điên rồi, nhớ lại những lời lãnh đạo nói lúc nãy, gương mặt của ông ta trắng bệch.

Vừa rồi lãnh đạo nói gì? Nói rằng nếu gia đình có gặp chuyện khó khăn hãy báo cáo với cơ quan, đừng đi làm những chuyện không hay gây ảnh hưởng không tốt.

Ông ta không hiểu ra sao, không biết đã xảy ra chuyện gì.

Lãnh đạo thấy dáng vẻ của ông ta dường như không hề biết gì mới nói cho ông ta biết rằng vợ ông ta buôn bán hàng hóa trái phép ở bên ngoài bị lãnh đạo bắt được.

[Truyện được đăng tải duy nhất tại monkeydtruyen.com - https://monkeydtruyen.com/xuyen-thanh-vai-phu-phao-hoi-dua-vao-di-nang-buoc-len-dinh-cao-nhan-sinh/chuong-316.html.]

Đồng thời phê bình ông ta phải quan tâm đến người nhà nhiều hơn, chuyện lớn như vậy mà ông ta chẳng hay biết gì.

Lúc ấy Trịnh Quốc Thịnh chỉ cảm thấy mất hết thể diện, ông ta làm việc cẩn thận nhiều năm, chưa từng bị lãnh đạo phê bình, lại bị lãnh đạo nói vì người vợ ngu ngốc này.

“Tôi để bà thiếu ăn hay thiếu mặc à? Tiền lương hơn một trăm tệ mỗi tháng không đủ cho bà tiêu sao? Sao bà phải đi làm chuyện trái pháp luật thế?”

“Trái pháp luật gì? Không trái pháp luật đâu, bây giờ quốc gia đã không quản lý nữa rồi.” Vương Thúy Mai phản bác, nếu là trước đây bà ta không dám làm vậy đâu.

“Quốc gia không nói rõ là được phép tức là trái pháp luật.” Trịnh Quốc Thịnh phẫn nộ mắng: “Tôi nói cho bà biết, nếu bà hại tôi bị phạt lần nữa thì bà về quê luôn đi.”

“Từ ngày mai bà phải ngoan ngoãn ở nhà cho tôi, không được đi đâu hết.”

Vương Thúy Mai biết mình đuối lý, không dám to tiếng: “Vậy sắp xếp cho tôi một công việc ở trong đội nhé?”

Vương Thúy Mai đã trải nghiệm cảm giác tự kiếm ra tiền, không muốn sống những ngày tháng phải xem sắc mặt người khác nữa.

Lúc ban đầu bà ta chỉ lấy một ít hàng hóa sau đó bán ở những nơi xa, sau khi bán xong sẽ đi ngay, có đôi khi bán rất nhanh, bán hết ngay trong một buổi sáng, buổi chiều không phải đi ra ngoài, mỗi tháng tiết kiệm được ba bốn mươi đồng.

Nhưng tháng 8 Hà Nam gặp nạn, nhà mẹ đẻ bà ta cũng bị ảnh hưởng, gửi thư vay tiền bà ta.

Bà ta đã theo quân bảy tám năm, từ trước đến nay nhà mẹ đẻ chưa bao giờ mở miệng xin tiền bà ta, e rằng lần này thật sự không gượng nổi nữa mới vay tiền bà ta.

Bao nhiêu năm không trở về, bà ta đã cảm thấy xấu hổ với cha mẹ, bây giờ gia đình gặp nạn, đương nhiên bà ta phải giúp. Lúc ấy bà ta dứt khoát gửi 100 đồng tiền về, nhưng bà ta không muốn dùng tiền lương của ông Trịnh, tránh bị ông ta nói là nâng đỡ nhà mẹ đẻ.

Sau đó bà ta bắt đầu lấy nhiều hàng hơn, một ngày chạy đến vài nơi muốn nhanh chóng kiếm lại 100 đồng.

Lần này, Vương Thúy Mai rất hưởng thụ.

Tuy chạy đến nhiều nơi có vất vả nhưng kiếm được rất nhiều tiền, hai tháng nay, mỗi tháng bà ta kiếm được bảy chục đồng, thậm chí cao hơn tiền lương của hầu hết các công nhân.

Trịnh Quốc Thịnh vốn định mắng mỏ rằng không có công việc, nhưng ông ta thấy trông dáng vẻ của Dương Thúy Mai, nếu ông ta nói thế chắc hai ngày nữa bà ta lại lén lút chạy đi nên nói: “Ngày mai tôi đi hỏi xem.”

Cứ ổn định tình hình trước, vấn đề sắp xếp trong bao lâu ông ta không thể quyết định.

Ông ta biết ngay mà, sao dạo gần đây người phụ nữ này vênh váo thế, hóa ra là kiếm được tiền.

“Bà làm bao lâu rồi?”

Vương Thúy Mai không dám nói bắt đầu từ tháng 6: “Từ khi nhà gặp nạn, em trai tôi gửi thư vay tiền, tôi muốn gửi tiền giúp đỡ bọn họ.”

Trịnh Quốc Thịnh gật đầu, vậy chưa lâu lắm, có lý do bất đắc dĩ, ông ta có thể giải thích với lãnh đạo.

Nhưng nghĩ lại khi nhà ông ta có chuyện, bọn họ không hề gửi thư vay tiền, nhà vợ lại rất tích cực, vừa xảy ra chuyện đã đòi tiền ông ta, trong lòng lại cảm thấy khó chịu.

“Số tiền bà gửi hàng ngày không đủ à? Sao có chuyện lại đòi tiền tôi? Rốt cuộc là bọn họ có chuyện hay tôi có chuyện thế?”

Vương Thúy Mai vừa nghe thấy câu này đã nổi giận: “Trịnh Quốc Thịnh, khi nói chuyện phải nhìn vào lương tâm. Tôi theo quân nhiều năm như thế, trù 20 đồng tiền gửi về nhà mẹ đẻ dịp tết hàng năm thì chưa từng gửi cho bọn họ một xu nào cả.”

Nhà ông không cần viết thư vay tiền bởi vì tiền nhà mình đều bị người nhà ông cướp sạch rồi.”

Bình Luận (0)
Comment