Hiện tại rất khó tìm giáo sư đại học có trình độ giỏi, Tô Đình Khiêm còn dạy kinh tế học, vốn dĩ lĩnh vực này đã ít người hiểu.
Khi hiệu trưởng khi Tô Đình Khiêm nói muốn từ chức thì có cảm giác như bị sét đánh ngang tai. Sắp khai giảng năm học rồi, bảo ông ta đi đâu tìm giáo viên thay thế đây?
Chuyện này không thể đồng ý được.
Bất đắc dĩ, Tô Đình Khiêm đành phải lấy ra giấy phê chuẩn có dấu mộc đỏ, nói lãnh đạo bên trên đã có sắp xếp khác cho ông.
Hiệu trưởng nhìn dấu mộc đỏ tượng trưng cho cơ quan quyền lực tối cao kia, im lặng hồi lâu rồi cuối cùng vẫn không đồng ý. Ông ta nói cho dù lãnh đạo đã có sắp xếp khác thì cũng phải cho người ta thời gian bàn giao công việc đầy đủ rồi mới có thể đi.
Sau khi hai người nói chuyện một lúc, cuối cùng đạt được nhất trí chung. Tô Đình Khiêm sẽ ở lại dạy hết học kỳ này, còn hiệu trường cũng phải viết đơn cho Bộ Giáo dục để tìm một giáo viên mới trong vòng một học kỳ.
Sau khi đạt được mục đích, Tô Đình Khiêm hài lòng rời đi.
Thi đại học được khôi phục lại lần nữa, quốc gia lại trở nên coi trọng giáo dục. Nhưng trong khoảng thời gian đó, có rất nhiều giáo viên đã không thể vượt qua được, dẫn đến hiện tại tài nguyên giáo viên cực kỳ khan hiếm. Nếu xin từ chức theo cách bình thường, có lẽ Tô Đình Khiêm chờ một hai năm cũng không đi được.
Cũng chỉ có thể dùng biện pháp mạnh thì mới có thể rời đi với tốc độ nhanh nhất.
Nhưng Tô Đình Khiêm không nghĩ đến chuyện từ chức ngay lập tức, dù sao ông cũng đã dạy những học sinh đó trong một học kỳ, dù gì cũng phải dạy xong hết chương trình học còn lại đã.
Trong thời gian hai vợ chồng Tô Đình Khiêm đang xử lý công việc, Tô Mạt và Tô Dịch Viễn đi lo chuyện trang trí nhà cửa.
Từ Khải Phát là người địa phương cho nên khá hiểu rõ chuyện bên này. Thông qua giới thiệu của Từ Khải Phát, hai người đã tìm được một đội xây dựng công xã gần đó. Vật liệu gì cũng giao cho họ mua hết, đỡ phải mất công chạy tới chạy lui.
Thời buổi này muốn mua vật liệu xây dựng thì phải tìm các ban ngành liên quan để xin phê duyệt.
Tô Mạt vẽ một bản thiết kế, di chuyển những nét bút sắc màu lên tờ giấy trắng, tuy rằng có hơi đơn giản nhưng hiệu quả khá rõ ràng.
Sau khi mở cửa cải cách, phố Cao Đệ là con phố rất nổi tiếng về quần áo trang sức.
Tầng một của khu mái vòm trên phố Cao Đệ được trang trí lại, Tô Mạt định chỉ lát gạch men sứ và sơn tường trắng, nhìn sạch sẽ gọn gàng là được.
Ở tầng hai, Tô Mạt dự định dùng làm phòng làm việc, đến khi đó mua thêm máy may, tìm vài thợ may thiết kế quần áo ở phía trên.
Trang trí ở tầng hai cũng giống như tầng một, đều lát gạch men sứ và sơn tường trắng, gọn gàng sạch sẽ.
Tầng ba cho người ở nên trang trí tinh tế hơn một chút, cô bổ sung thêm rất nhiều thiết kế ở đời sau. Nhiều tủ được đặt ở khắp nơi và tất cả đều được đặt làm riêng.
Công xã có đội xây dựng nên đương nhiên cũng sẽ có đội thợ mộc. Đến lúc đó bảo đội thợ mộc của họ tới, dựa theo kích cỡ đo đạc được mà làm.
Còn một chỗ nhà trệt tiểu viện khác, Tô Mạt cũng định biến chỗ đó thành phòng làm việc, cũng trang trí theo phong cách đơn giản, lát toàn bộ căn phòng bằng gạch men sứ và sơn tường trắng là được.
Đây là lần đầu tiên đội xây dựng nhận được yêu cầu như vậy. Thường ngày họ đều giúp người xây nhà, bây giờ gặp yêu cầu của Tô Mạt thì cảm thấy không quen.
Nhưng đội trưởng của đội xây dựng là người có tầm nhìn xa, cảm thấy có lẽ sau này sẽ còn có nhiều những yêu cầu như vậy cho nên vỗ n.g.ự.c đảm bảo với Tô Mạt nhất định sẽ tiến hành thi công theo yêu cầu của cô.
Cho dù yêu cầu lần này không nhận được tiền thì họ cũng sẽ làm cho thật tốt. Chỉ cần gây dựng được tiếng tăm thì sau này có người muốn trang trí thiết kế nhà ở, người đầu tiên nghĩ đến chắc chắn là họ.
Tô Mạt đi theo đội trưởng đội xây dựng đến thị trường buôn bán vật liệu xây dựng. Lúc này, vật liệu xây dựng trong nước vô cùng thiếu thốn, gạch men sứ cũng chỉ có một loại vuông màu trắng cho kích cỡ 10 centimet. Không còn lựa chọn nào khác, Tô Mạt đành phải chọn loại gạch này.
Còn các loại sơn, Tô Mạt nhìn kiểu gì cũng thấy không đủ trắng, cho nên không mua ở trong nước mà nhờ Từ Khải Phát mua vài thùng sơn latex từ Hồng Kông về.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại monkeydtruyen.com - https://monkeydtruyen.com/xuyen-thanh-vai-phu-phao-hoi-dua-vao-di-nang-buoc-len-dinh-cao-nhan-sinh/chuong-362.html.]
Sau khi chuẩn bị xong hết mọi thứ, đội xây dựng bắt tay vào việc. Tô Dịch Viễn ở gần đây nên anh ta thường xuyên đi qua để kiểm tra tiến độ, nếu có chỗ nào không đúng thì kịp thời chỉ ra chỗ sai.
Lúc này Tô Mạt đã bắt đầu khai giảng, trường học cách chỗ này hơi xa nên cách hai ba ngày cô mới đến kiểm tra một lần.
Bên Quảng Châu đang vội vàng trang trí, ở đại đội thôn Lục Gia, Lục Tiểu Lan cũng đang thu dọn hành lý, chuẩn bị xuất phát đến trường học.
Năm nay Tô Mạt mua quà tết từ Thượng Hải rồi gửi về, hàng dệt may của Thượng Hải rất nổi tiếng trong nước, nên cô đã gửi rất nhiều loại vải dệt đang thịnh hành về nhà. Trong đó có hai bộ váy thời trang nhất cho Lục Tiểu Lan.
Lục Phượng Cần đứng bên cạnh nhìn, cảm thấy hơi hâm mộ. Cô bé đã 15 tuổi rồi mà còn chưa từng mặc váy bao giờ.
“Cô ơi, cô cho cháu một cái váy được không?” Lục Phượng Cần nhìn hai cái váy mới kia, hỏi.
Nếu là lúc trước thì Lục Tiểu Lan đã cho cô bé rồi.
Nhưng khi cô ấy trở về trong kỳ nghỉ đông thì nhận ra Lục Phượng Cần đã thay đổi rất nhiều. Mặc dù rất tích cực trong học tập, cũng không còn ầm ĩ muốn đi Quảng Châu nữa, nhưng giống như đã trở nên… Nói như thế nào đây nhỉ, giống như nhân vật Tình Văn trong [Hồng lâu mộng] mà giáo viên đã cho cô ấy xem, vô cùng kiêu ngạo.
Lục Tiểu Lan học ngành Ngôn ngữ Trung, đánh giá những tác phẩm nổi tiếng là nhiệm vụ trong quá trình học của cô ấy. Trong học kỳ 1, Lục Tiểu Lan đã đọc qua nhiều tác phẩm nổi tiếng.
Sau khi Lục Tiểu Lan trở về, Lý Nguyệt Nga còn từng nói đùa với cô ấy rằng Lục Phượng Cần đã trưởng thành rồi, có vẻ như thích cười hơn, cột tóc lên cũng phải dùng dây cột màu hồng. Tô Mạt gửi cho bà ấy sáp bôi thơm tóc mùi hoa quế và kem dưỡng da, cô bé cũng xin dùng chung.
Trong khoảng thời gian này, Lục Tiểu Lan đã quan sát Lục Phượng Cần, nhận thấy cô bé không còn chăm chỉ giống như trước, chuyện gì cũng sai bảo Lục Ái Cần đi làm. Dù là mặc quần áo cũng không giống trước nữa.
Lúc trước, khi Lục Phượng Cần ở nhà thì đều mặc quần áo cũ được may vá lại, nói làm việc không sợ quần áo mới bị bẩn. Nhưng bây giờ dù đang ở nhà mà Lục Phượng Cần cũng rất ăn diện.
Không phải ăn mặc đẹp thì không tốt, nếu trong nhà có điều kiện thì muốn mặc thế nào cũng được. Chỉ là điều kiện nhà anh hai lại không đến mức đó.
Đừng thấy hai vợ chồng họ có tiền lương, chút tiền lương đó còn phải nuôi ba đứa con, còn phải để dành cho bọn nhỏ đi học cho nên gia đình cũng khá áp lực.
“Phượng Cần, cháu mặc váy này không hợp đâu.” Lục Tiểu Lan từ chối.
Lục Phượng Cần cho rằng Lục Tiểu Lan đang nói cô bé mặc váy này không vừa người nên vội vàng đáp: “Cháu nhờ bà nội sửa lại là vừa người ngay.”
Nói xong liền duỗi tay ra muốn lấy cái váy họa tiết ô vuông sọc mà cô bé thích kia. Cô bé chưa từng thấy cái váy nào đẹp như vậy, nếu cô bé mà mặc nó đến trường học thì đám bạn sẽ vô cùng hâm mộ.
Lục Tiểu Lan đè tay Lục Phượng Cần lại, nói: “Là không phù hợp, váy như vậy không hợp với một học sinh cấp hai như cháu đâu.”
“Phượng Cần, xem ra cháu không nhớ những gì cô nói đúng không.”
“Có năng lực đến đâu thì hưởng thụ đến đấy. Hiện giờ cháu mới chỉ là một học sinh cấp hai phải nhờ cha mẹ nuôi mà thôi, không thích hợp để mặc một cái váy đắt tiền như vậy. Nếu như cháu có thể tự mình mua, hoặc là cha mẹ cháu mua cho cháu thì cô không nói gì.”
“Nhưng bây giờ gia đình không có điều kiện, cháu nên làm những việc mà cháu có thể làm được, mặc quần áo mà gia đình mua nổi.”
“Làm người thì chân phải đạp đất, không nên ham hư vinh như vậy.”
Tư tưởng được nuôi lớn qua tháng năm, ai mà không muốn đồ tốt? Nếu muốn dùng đồ tốt mà bản thân lại không có khả năng mua được thì rất dễ dàng lầm đường lạc lối.
“Sao cháu lại ham hư vinh? Cháu chỉ muốn một cái váy thôi mà.” Lục Phượng Cần thẹn quá hóa giận mà cãi lại.
“Sao gia đình lại không có điều kiện? Không phải đồ do thím ba mua sao? Vì sao cô mặc thì phù hợp mà cháu mặc lại không hợp?”
“Cháu thấy cô keo kiệt thì có, đồ gì tốt cũng muốn lấy về phần mình. Cô có nhiều váy như vậy, cháu xin một cái thì có sao đâu? Cô tiếc thì cứ nói thẳng ra đi, không cần phải nói móc nói mỉa cháu kiểu đó.”
Lục Phượng Cần nói xong thì khóc lóc chạy đi.