“Anh cả, không cần nóng vội, tạm thời chúng ta không cần đến nhiều tiền như vậy.” Tô Đình Khiêm ngăn cản.
“Suy cho cùng thì chúng ta không phải thương nhân nước ngoài, bỏ ra một số tiền lớn ngay từ khi mới bắt đầu cũng không thích hợp. Chờ thêm một hai năm nữa rồi hãy từ từ tiến xa hơn.” Nếu dấn thân quá chóng vánh và rầm rộ thì sẽ dễ mang lại những hiểu lầm không cần thiết.
Hơn nữa, khi mới bắt đầu sẽ phải đối mặt với rất nhiều lực cản từ các nơi Dựa theo tình hình trước mắt, có lẽ họ sẽ phải mất khá nhiều năm mới có thể nhận được lợi ích từ khoản đầu tư lớn này. Nếu vậy thì hiệu suất còn chằng nhanh bằng việc làm ăn nhỏ mà bọn họ đang làm.
“Nếu không đầu tư thì tiền của Tô Cảnh sẽ được kê khai dưới danh nghĩa gì đây?” Tô Đình Đức hỏi.
Không thể nói là góp vào cho mình tiêu được? Họ hàng người thân nhà ai mà lại ngang ngược như thế, gom góp cả triệu đồng để đưa mình?
Tiền của thằng nhóc Tô Cảnh cứ dây dưa đến muộn cũng không sao, mấu chốt là một triệu rưỡi mà họ gom được trước đó, tiền ở trong tay rồi vẫn để đấy, chờ có cơ hội thì ra tay ngay.
“Từ từ tìm một dự án cho thằng bé gia nhập vào. Bây giờ vừa khéo có một dự án, có thể cho nó góp vào. Bên công ty xây dựng Ái Quốc đang chuẩn bị huy động vốn…” Tô Đình Khiêm thuật lại chuyện đã giải quyết ở Thượng Hải trong khoảng thời gian trước đó.
Qua lời kể của Tô Đình Khiêm, Tô Mạt được biết, khoảng đầu năm nay, căn cứ vào chỉ đạo “Phải bảo đảm đời cho những người từng tham gia công thương nghiệp”, “Tiền phải được dùng, dân phải dùng tiền” của thượng tầng, chính phủ trả lại cho những người từng tham gia hoạt động công thương nghiệp lợi tức cố định, tiền gửi tiết kiệm và phiếu kê biên tài sản.
Khi ấy, nhà họ Tô được bù cho hai trăm nghìn đồng. Tô Đình Khiêm vốn muốn chia đều nó cho hai anh em, nhưng Tô Đình Đức lại từ chối.
Tháng năm đến, theo đề xuất của các chí sĩ trong ngành công thương nghiệp, Uỷ ban Hiệp hội Xây dựng Thương Hải, Hội liên hiệp công thương nghiệp Thượng Hải cùng bắt tay khởi xướng tạo dựng nên Công ty Xây dựng Ái Quốc Công thương giới Thượng Hải. Đây là doanh nghiệp đầu tiên được thành lập sau ngày cải cách mở cửa.
Sau khi thành lập, công ty bắt đầu tiếp nhận vốn đầu tư từ những người từng tham gia vào hoạt động công thương nghiệp có mối quan hệ thân thiên, tập trung nguồn lực tài chính, nhận được sự hưởng ứng của rất nhiều người.
Một phần là vì thật sự coi trọng dự án này, một phần vì sợ, sợ bản thân không giữ nổi số tiền trong tay. Nếu đã có dự án để đầu tư thì cứ chơi tất tay bỏ hết tiền vào trong đó đi.
Vì vậy, chưa đầy hai tháng sau, họ đã huy động được hơn năm mươi triệu tệ. Trong số đó, 25% nguồn tiền đến từ nhân sĩ trong giới công thương sống ở nước ngoài và Hongkong.
Tô Đình Khiêm lấy hai trăm nghìn tệ được bù, thêm một trăm nghìn nữa, đăng ký cổ phần trị giá ba trăm nghìn tệ cho nhà họ Tô.
Tô Đình Khiêm hiện đang giữ chức phó trong công ty này, ông dự định sẽ nhân cơ hội này để triển khai một số hoạt động, để cho Tô Cảnh chuyển một phần tiền đến đây.
Công ty xây dựng Ái Quốc nhận được sự phê chuẩn đặc biệt, có thể tham gia ba ngành chính là xây dựng, dịch vụ và thương mại. Trước mắt, nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của công ty là xây dựng nhà ở, đầu tư vào lĩnh vực công thương nghiệp, giao thương nước ngoài và uỷ thác đầu tư tài chính.
Những mảng này đều là những hướng phát triển chính trong tương lai.
Ông cho rằng Tô Cảnh muốn đầu tư nhưng lại không đủ sức quản lý, do đó, mua cổ phần của Công ty Xây dựng Ái Quốc sẽ là một giải pháp rất hợp lý.
Vì số vốn trên tay ông đang cần dùng vào những việc khác nên ông mới chỉ mua ba trăm nghìn tệ. Nếu một triệu rưỡi kia được chuyển tới, ông sẽ góp thêm để có nhiều cổ phần hơn, từ đó có thể để lại vốn liếng cho con cháu đời sau.
Sau khi nghe Tô Đình Khiêm nói xong, Tô Đình Đức khoát tay: “Được, vậy thì làm theo lời chú nói. Cần tiền thì cứ nói.”
Tuy nói là vậy nhưng Tô Đình Đức vẫn quyết định sau khi trở về sẽ bán bớt kim cương, phải lo liệu tiền bạc dư dả, như thế vẫn tốt hơn.
Theo quan điểm của Tô Đình Đức, kim cương là hàng ngoại, không phải báu vật thuộc về văn hoá Trung Hoa, có bán cũng không tiếc.
Sau bữa tiệc mừng đầm ấm vui vẻ, Tô Mạt lấy những món quà cô mang về từ nước Đức ra chia cho mọi người.
Quà cho bốn người đàn ông (Tô Đình Khiêm, Tô Đình Đức, Tô Dịch Viễn, Trương Chấn) là đồng hồ Montblanc, mỗi người một chiếc dòng tầm trung, mỗi cái có giá chín trăm Mác.
Tuy nói là dòng tầm trung nhưng trông chúng cao cấp hơn đồng hồ nội địa rất nhiều. Mặt đồng hồ và đường nét tổng thể rất hài hoà, thực sự làm người ta cảm nhận được hơi hướng khoa học kỹ thuật hiện đại, mọi người đều rất thích nó.
“Trông còn đẹp hơn cả đồng hồ Rado nữa.” Tô Đình Khiêm cười.
Bước vào tháng ba, quảng cáo về đồng hồ đeo tay Rado bắt đầu được phát sóng trên đài truyền hình Thượng Hải. Hiện tại, nó đã trở thành mẫu đồng hồ đeo tay hot nhất Thượng Hải, phàm là những người có chút địa vị hoặc dư dả tiền bạc thì đều mua một chiếc.
Quà cho Mạc Ngọc Dung là một chiếc áo gió Burberry, rất hợp với thời tiết Quảng Châu.
Quà cho hai đứa nhỏ là truyện tranh liên hoàn và sách truyện cổ tích nhi đồng in bằng tiếng Anh, cô sắp sửa dạy hai con học tiếng Anh rồi.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại monkeydtruyen.com - https://monkeydtruyen.com/xuyen-thanh-vai-phu-phao-hoi-dua-vao-di-nang-buoc-len-dinh-cao-nhan-sinh/chuong-422.html.]
Ngày hôm sau, Tô Mạt căn chuẩn thời gian đi đến bưu điện gọi điện thoại.
Sau khi cải cách, mạng lưới viễn thông đã được mở rộng, hiện giờ cả nước không cần đi đến bưu điện để gọi điện thoại nữa, lắp máy bàn ở nhà gọi thẳng là được.
Nhưng gọi điện ra nước ngoài phải xin phép, vì đây là mạng lưới đặc biệt. Trong phòng làm việc nhà họ Tô có lắp điện thoại, nhưng là máy bàn bình thường, nếu muốn gọi điện thoại ra nước ngoài phải đến bưu điện.
Trước khi gọi, Tô Mạt hỏi giá cước điện thoại, tiền gọi đến nước Mỹ là 35 đồng tiền/1 phút.
Tô Mạt:...
Giỡn hả? Cước gọi đắt thế? Nếu đi kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài mà không có thực lực chắc sẽ phá sản vì tiền điện thoại mất.
Tô Mạt cắn răng gọi điện thoại cho Tô Cảnh, kể qua loa về việc xây dựng công ty xây dựng Ái Quốc, bảo anh ta thông qua dự án này, đầu tư 100 vạn đô la vào trước.
Tủ giá hối đoái là của nhân dân tệ và đô la mỹ những năm 1979 khoảng 1,5 nhân dân tệ/1 đô la, đổi ra nhân dân tệ khoảng 150 vạn.
Kể từ sau hội nghị triển lãm năm ngoái, Tô Cảnh chưa từng về nước, vì thế không biết không biết chuyện công ty xây dựng Ái Quốc, nghe vậy cảm thấy rất hứng thú.
“Tiểu Mạt, anh đầu tư vào công ty xây dựng Ái Quốc 50 vạn đô la, em làm thủ tục giúp anh nhé.”
“Cha em hiểu thủ tục lắm, anh tính thời gian nhé, khoảng 9 giờ tối theo múi giờ Trung Quốc gọi điện thoại đến đây.” Tô Mạt đọc số điện thoại nhà cho anh ta, nói rằng nhà mình đã lắp điện thoại.
Sau khi Tô Cảnh ghi lại, trả lời Tô Mạt rồi cúp điện thoại.
Mới nói được vài câu mà Tô Mạt đã tốn hơn một trăm đồng, sống trong thời đại công nghệ thông tin không phát triển, phí gọi điện thật sự rất đắt đỏ.
Sau khi nói chuyện điện thoại xong, Tô Mạt về nhà, dẫn hai đứa nhỏ về viện gia chúc, hai ngày nữa bọn chúng phải đi khai giảng.
Quảng Châu, là thành phố đi đầu trong cuộc cải cách nên sự thay đổi rất rõ ràng. Ô tô trên đường nhiều hơn thấy rõ, ngay cả tuyến đường xe buýt cũng nhiều hơn.
Phong cách ăn mặc là điều thay đổi rõ ràng nhất, người trẻ tuổi đã bắt đầu mặc quần áo sáng màu, xanh vàng lục lam chàm tím màu gì cũng có, quần ống loe và giày độn đế từng đại diện cho sự hư ảo, xuống dốc vài lụi bại dần xuất hiện trở lại.
Mọi người trong viện gia chúc đều biết việc Tô Mạt đi du học nước ngoài, thấy Tô Mạt trở về, những người thân với Tô Mạt kéo đến hỏi thăm cô sống ở nước ngoài thế nào, Tô Mạt nói cũng tạm được.
Buổi chiều, Tô Mạt quay về trường học báo cáo với lãnh đạo nhà trường về nhiệm vụ khi làm sinh viên trao đổi lần này.
Buổi tối, ba mẹ con quay về phố Cao Đệ, khoảng 9 giờ, Tô Cảnh gọi điện thoại tới nói chuyện với Tô Đình Khiêm về việc đầu tư vào công ty xây dựng Ái Quốc.
Cuối cùng hai người quyết định đầu tư 150 vạn đô la trước, 75 vạn của nhà họ Tô, 75 vạn của cá nhân Tô Cảnh, sau đó giúp Tô Cảnh nhận mua 50 vạn nhân dân tệ để xây dựng công ty cổ phần xây dựng Ái Quốc.
Sau khi bàn bạc một tuần, Tô Cảnh chuyển 150 vạn đô la, Tô Đình Khiêm cầm về Thượng Hải, dùng 50 vạn làm tiền đăng ký, đồng thời thêm 20 vạn nữa, số tiền đăng ký của nhà họ Tô cũng tăng lên thành 50 vạn.
Đổi 75 vạn đô la ra được 112 vạn nhân dân tệ, mấy năm nay làm ăn buôn bán kiếm được khoảng 25 vạn, thêm 30 vạn tiền đăng ký, bây giờ còn dư khoảng hơn một trăm vạn.
Hơn nữa Tô Cảnh đầu tư 62 vạn, tính thêm các khoản linh tinh tiền vốn của bọn họ lúc này có thể lên khoảng 200 vạn.
Số tiền này không ít không nhiều nhưng phải lên kế hoạch sử dụng đàng hoàng.
Giữa tháng 9, Tô Mạt cũng khai giảng. Lên năm tư, chương trình học của cô không nhiều như trước, các trường đại học trong nước cũng học tập phương pháp giảng dạy của nước ngoại, hầu hết coi trọng thực hành.
Hiện tại đất nước đang trong thời kỳ cải cách đặc biệt, là lúc cần người, quốc gia ban hành chỉ thị ‘Phát triển nhân tài sớm, phát triển nhân tài nhanh’, sau khi đánh giá trình độ chuyên ngành của Tô Mạt, trường học cho phép cô tốt nghiệp sớm.
Vì thế, Tô Mạt mới khai giảng được hai tuần đã bắt đầu bảo vệ khóa luận tốt nghiệp, sau khi bài luận được thông qua, đầu tháng 10 sẽ tốt nghiệp đại học, được an bài đến ngân hàng Thương nhân Trung Quốc ở tỉnh Quảng Đông làm việc.
Tô Mạt vốn định sau khi tốt nghiệp sẽ về nhà làm ăn nhưng có rất nhiều việc cả nhà cô không đủ sức xoay chuyển, cô vẫn quyết định cống hiến cho quốc gia thêm hai năm nữa.
Ngoài Tô Mạt còn có Kiều Hoa Thanh ở Bắc Kinh tốt nghiệp sớm. Hai người họ đều được sắp ngân hàng Thương nhân Trung Quốc ở tỉnh quảng đông.