Xuyên Thành Vai Phụ Pháo Hôi, Dựa Vào Dị Năng Bước Lên Đỉnh Cao Nhân Sinh

Chương 444

Tô Dịch Viễn và Kiều Hoa Thanh 4

Một tháng sau, Tô Đình Đức và Phó Mạn Hoa cùng Tô Đình Khiêm và Mạc Ngọc Dung, phụ huynh hai bên đã đến Bắc Kinh để tặng lễ.

Gia thế hai bên tương đương nhau, hai người lại có tình cảm sâu sắc với nhau, lần gặp mặt này, hai bên đã quyết định ngày cưới.

Đám cưới được định sẵn vào tháng 3 năm 1984, là một ngày hoàng đạo cát lành.

Sau khi từ Bắc Kinh trở về, nụ cười trên mặt Tô Dịch Viễn không hề suy chuyển. Anh ta bắt đầu chuẩn bị cho hôn lễ, anh ta phải tổ chức cho cô nhóc của mình một đám cưới khó quên.

Vì thế, anh ta còn đặc biệt thuê chuyên gia tổ chức đám cưới từ Hồng Kông về.

Tô Dịch Viễn đã đi nhiều nơi, nhưng không tìm được nơi phù hợp, đang có ý định thiết kế một cái ở nhà, đúng lúc, Tô Cảnh trở về Trung Quốc để đầu tư bằng tiền của gia đình.

Tô Cảnh và những người khác dự định khởi nghiệp về lĩnh vực khách sạn và ăn uống, Tô Dịch Viễn nghe thế, cảm thấy nhà hàng cao cấp mà anh ta nhắc đến rất thích hợp để tổ chức đám cưới nên đã nói với Tô Cảnh.

Tô Cảnh đang suy nghĩ làm thế nào để tăng độ nổi tiếng của nhà hàng sau khi nó được xây dựng, nếu đám cưới của Tô Dịch Viễn được tổ chức tại nhà hàng, đó chắc chắn sẽ là một cơ hội tốt để tạo tiếng vang cho nhà hàng.

Một khi hai anh em làm việc chung sẽ có lợi cho cả hai bên nên đã chốt kèo ngay.

Hai người cùng nhau hợp sức, cuối cùng đã xây dựng được nhà hàng trước đám cưới của Tô Dịch Viễn.

Nhà hàng tổng cộng có ba tầng, nội thất được trang trí lộng lẫy. Đây là khách sạn cao cấp đầu tiên ở tỉnh Quảng Châu. Bên trong có một số phòng tiệc lớn nhất có sức chứa hàng trăm bàn, ngoài ra còn có hàng trăm phòng riêng độc lập, cũng như phòng hát karaoke và các tiện nghi giải trí khác.

Thời thế phát triển, nhà họ Tô cũng cần có bước ngoặt chuyển tiếp để thông báo với mọi người nhà họ Tô đã vùng lên.

Vì vậy, Tô Đình Đức không bắt Tô Dịch Viễn phải khiêm tốn, để anh ta tự mình xử lý tất cả, miễn là nó không vi phạm trật tự công cộng thì phô trương chút cũng không sao.

Mỗi xu tiền của nhà họ Tô đều đến từ nguồn chính đáng, họ có thể chấp nhận mọi loại điều tra, không có gì phải sợ hết.

Tô Dịch Viễn đã thuê một chuyên gia tổ chức đám cưới, một sân khấu được dựng lên tại địa điểm tổ chức đám cưới, cũng như nhiều khung cảnh khác nhau. Đây là lần đầu tiên những khung cảnh này xuất hiện trong nước.

Vào ngày cưới, khách mời tụ tập đông đảo, nhiều ông lớn trong giới chính trị, kinh doanh và quân sự cũng đến tham dự, điều này khiến ai ai cũng theo dõi đám cưới này.

Thậm chí, còn thu hút phóng viên đến hiện trường để đưa tin về cái được coi là “Đám cưới thế kỷ” vào thời đó.

Một phóng viên còn so sánh đám cưới này với đám cưới người đó từng tham dự cách đây không lâu ở quê nhà vùng Tây Bắc. Nó giống như một đám cưới ở hai thế giới khác nhau, làm dấy lên cuộc tranh luận sôi nổi và cũng làm sâu sắc thêm sự nhìn nhận của người dân đối với cải cách mở cửa.

Suy cho cùng, không ai là không muốn sống một cuộc sống tốt đẹp.

Chuyện xảy ra tiếp theo không liên quan gì tới Tô Dịch Viễn, anh ta cũng chẳng buồn quan tâm. Anh ta chỉ vui mừng vì cuối cùng anh ta đã cưới được cô nhóc của mình.

Từ nay trở đi, anh ta cũng có người bên cạnh mình lúc hoàng hôn, có người hỏi anh ta cháo có ấm không!

Vương Thúy Mai 1

[Truyện được đăng tải duy nhất tại monkeydtruyen.com - https://monkeydtruyen.com/xuyen-thanh-vai-phu-phao-hoi-dua-vao-di-nang-buoc-len-dinh-cao-nhan-sinh/chuong-444.html.]

Năm 1984, là một năm có nhiều sự kiện trọng đại.

Làn sóng kinh doanh trong nước bắt đầu bùng phát trong năm nay, “đi biển” trở thành từ phổ biến của toàn dân.

Lenovo, Haier, Vanke, TCL và nhiều doanh nghiệp nổi tiếng khác của thế hệ sau đều được ra đời trong năm nay. Năm này, được các thế hệ sau gọi là năm đầu tiên của Công ty Hiện đại Trung Quốc.

“Thời gian là tiền bạc, hiệu quả là cuộc sống” là khẩu hiệu rầm rộ nhất trong năm nay và là khẩu hiệu phản ánh rõ nhất tinh thần cải cách mở cửa.

Một năm này, người dân bắt đầu có chứng minh nhân dân, bộ đội đường sắt cũng nghỉ hưu, tập thể hợp nhất thành Bộ Đường sắt. Các hoạt động biên giới vẫn tiếp tục, cuộc duyệt binh đã khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân cả nước.

Bài hát “Trái tim Trung Hoa của tôi” đã trở nên phổ biến khắp cả nước, hát lên tiếng nói của mọi người ở mọi lứa tuổi trên toàn quốc.

Vấn đề của Hồng Kông cũng đã được giải quyết trong năm nay, Trung Quốc và Anh đã chính thức ký tuyên bố chung.

Trong thời đại phát triển mạnh mẽ này, nhiều thứ đang thay đổi một cách vô thức.

Tô Dịch Viễn, người nghĩ rằng mình sẽ độc thân suốt đời, đã kết hôn, và Vương Thúy Mai, người cho rằng sẽ cưới một người suốt đời, đã ly hôn.

Mọi chuyện bắt đầu từ vài năm trước, phải kể từ khi cha mẹ của Trịnh Quốc Thịnh đến đây.

Năm đó, khi đôi vợ chồng già đến đây, họ được biết công việc của Vương Thúy Mai được trả 60 nhân dân tệ một tháng, họ cũng nghĩ đến việc đưa một số con cháu ở quê lên làm việc. Trịnh Quốc Thịnh không muốn đi nói điều đó nên đôi vợ chồng già tự mình đi đường xa đến tìm Lục Trường Chinh.

Lúc đó, việc Trịnh Quốc Thịnh viết một lá thư để báo cáo công việc kinh doanh của nhà họ Tô, đã bị Lục Trường Chinh biết. Chưa kể anh không can thiệp vào việc kinh doanh của nhà họ Tô, cho dù có, anh cũng sẽ không tạo điều kiện cho gia đình kẻ gây rối, thế nên anh đã từ chối mà không nói một lời.

Anh còn nói ra những lời lẽ ba phải, nói cái gì mà chuyện này phải nghe ý kiến của Trịnh Quốc Thịnh, nếu anh tự ý sắp xếp, vậy chuyện này sẽ xúc phạm người khác.

Đến tai của cặp vợ chồng già thất học và em trai Trịnh, đã thành Trịnh Quốc Thịnh sợ các anh em trong nhà có triển vọng hơn mình, vượt mặt mình, ảnh hưởng đến địa vị của ông ta trong gia đình nên đã yêu cầu Lục Trường Chinh không sắp xếp công việc cho họ.

Lục Trường Chinh vốn không thèm xúi giục kiểu này, nhưng Trịnh Quốc Thịnh quá kinh tởm, luôn thích lén lút giở trò vặt vãnh, còn thích trò gậy ông đập lưng ông.

Đầu tiên, anh dùng vài chướng ngại khiến ông ta tởn đến già, sau đó đợi đến khi có cơ hội mới quang minh chính đại chỉnh đốn ông ta.

Quả nhiên, sau khi ông Trịnh trở về đã đến nói chuyện với Trịnh Quốc Thịnh. Trịnh Quốc Thịnh nghe tin họ đi tìm Lục Trường Chinh, ông ta bùng nổ ngay lập tức, ông ta cảm thấy rằng họ khiến ông ta mất mặt, thế là hai cha con nảy sinh cãi vã.

Lúc này Trịnh Quốc Thịnh không thể quan tâm đến chuyện của Vương Thúy Mai nữa, ông ta chỉ muốn nhanh chóng đưa cha mẹ mình về, để họ không tiếp tục làm ông ta khó xử.

Nhưng mời thần đến thì dễ, tiễn đi thì khó, trước khi hai ông bà Trịnh đến, bọn họ đã khoác lác ở trong thôn, nói tới Quảng Châu hưởng thụ hạnh phúc, sao có thể bằng lòng quay về chứ?

Không quan tâm Trịnh Quốc Thịnh nói thế nào, đôi vợ chồng già không chịu nghe, nói chán chê thì đến văn phòng quản lý phàn nàn Trịnh Quốc Thịnh bất hiếu.

Cuối cùng, Trịnh Quốc Thịnh không còn cách nào khác đành phải thỏa hiệp, đôi vợ chồng già ở lại, chỉ có em trai Trịnh trở về.

Các anh em nhà họ Trịnh ai cũng có lòng ích kỷ, em trai Trịnh không kiếm được việc làm nên sinh lòng hận Trịnh Quốc Thịnh. Sau khi về nhà, cậu ta đã ngắt đầu bỏ đuôi, cắt câu lấy chữ nói một tràng cho hai đứa em.

Kết quả, hai em trai của Trịnh Quốc Thịnh cũng ghét ông ta.

Ba anh em đi khắp nơi kể cho mọi người nghe, còn thêm mắm dặm muối vào. Cuối cùng, câu chuyện ở dưới quê đã trở thành, sau khi đôi vợ chồng ông bà Trịnh đến Quảng Châu thì ở khu vực tư nhân, định tìm việc làm lương 60 nhân dân tệ cho mấy đứa con trai với lại đứa cháu, nhưng Trịnh Quốc Thịnh các sợ em trai thành đạt, ảnh hưởng đến địa vị của mình trong gia đình nên không chịu giúp.

Bình Luận (0)
Comment